Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Hắc Long Giang, Đại Lục

[MINH HUỆ 07-10-2021] Sư phụ giảng:

“Mọi người đều biết rằng khi tôi gặp mặt học viên ở bất kỳ địa phương nào, tôi đều giảng về một vấn đề, đó là, tôi bảo mọi người phải đọc sách cho nhiều và học Pháp cho nhiều. Dẫu là mọi người đều biết tôi sẽ giảng về điều đó, tôi vẫn sẽ lại bàn về nó, đó là vì nếu chư vị muốn đề cao trong Đại Pháp, thì đọc sách và học Pháp là điều tối quan trọng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999])

Đệ tử chân tu đều dụng tâm học Pháp, lĩnh ngộ nội hàm của Pháp, tu trong Pháp. Còn học viên lúc tu lúc không, thường không chú trọng học Pháp, hoặc chỉ học Pháp hình thức, vì vậy tâm tính không đề cao lên.

Tôi là đệ tử không tinh tấn. Mặc dù tôi đã tu luyện hơn 20 năm, mỗi ngày cũng đang học Pháp, nhưng giống như hoàn thành nhiệm vụ vậy, không có thực sự liễu giải Pháp. Khi học Pháp cũng không nhập tâm, rơi vào mê mờ, đôi khi bản thân cũng không biết học đến đâu. Khi luyện công cũng mê mờ, phát chính niệm cũng mê mờ. ba việc mà Sư phụ yêu cầu, tôi cũng không làm tốt.

Đủ dạng nhân tâm đều phản ánh ra, cũng không biết tu bản thân, càng không thể hướng nội tìm mỗi khi gặp chuyện. Tôi để bản thân lẫn với người thường, hưởng thụ cái mà người thường gọi là hạnh phúc do cuộc sống tốt đẹp mang lại. Quan mà Sư phụ an bài cho tôi, tôi cũng không vượt qua được, cứ nắm lấy những thứ của người thường mà không buông. Tôi cũng chưa bao giờ nghĩ rằng quan và nạn, là Sư phụ an bài để tôi đề cao tâm tính.

Cứ như vậy, một năm, hai năm, ba năm… cũng không biết đã trải qua mấy năm như thế, cho đến khi quan đó ngày càng lớn, và tôi gần như đã từ bỏ Đại Pháp. Bây giờ nhớ lại, tôi cảm thấy thật đáng sợ.

May mắn có một đồng tu bên cạnh đã kịp thời thức tỉnh tôi, mỗi ngày cùng tôi học “Chuyển Pháp Luân” và Giảng Pháp tại các nơi của Sư phụ. Dần dần, tôi đã tìm lại được chính mình, mới biết bản thân vẫn là một đệ tử Đại Pháp, mới biết bản thân còn có sứ mệnh.

Sau khi tôi đọc xong một lần toàn bộ Giảng Pháp tại các nơi của Sư phụ, tâm tính không ngừng đề cao, nhân tâm cũng ít đi. Đồng tu đề nghị chúng tôi cùng học thuộc Pháp. Trước đây, cô ấy từng nói với tôi học thuộc Pháp rất tốt, rất tốt, nên tôi cũng học thuộc. Khi đó tôi học vài trang nhưng không kiên trì tiếp tục, rồi bỏ cuộc. Cô ấy học thuộc xong một lượt, tôi vẫn dừng ở đó không tiến thêm chút nào.

Lần này cô ấy lại bảo tôi cùng học thuộc Pháp với cô ấy, nên lần này tôi hạ quyết tâm nhất định phải kiên trì tiếp tục. Khi vừa bắt đầu học thuộc Pháp, rất khó khăn. Phải tốn rất nhiều thời gian mới có thể học thuộc một câu, học xong câu này thì tiếp câu khác. Cứ thế, học thuộc từng câu từng câu, không chấp trước tốc độ, không chấp trước thời gian. Chưa tới một năm thì học thuộc hoàn tất từ đầu đến cuối quyển sách lần thứ nhất.

Song song với học thuộc Pháp mỗi ngày, chúng tôi cũng học một bài giảng “Chuyển Pháp Luân” và Giảng Pháp tại các nơi của Sư phụ. Cứ thế, chúng tôi kiên trì mỗi ngày, chúng tôi nhận thấy mỗi người đều có sự thay đổi rất lớn. Trước đây, khi chúng tôi gặp nhau thường nói chuyện phiếm người thường. Bây giờ, chúng tôi thường nói về việc làm sao đề cao trong Pháp; mỗi ngày học Pháp lại ngộ được Pháp lý nào; làm sao vượt quan tâm tính, đều chỉ nói những điều như thế.

Sau đó chúng tôi lại cùng nhau học thuộc lần thứ hai, lần thứ ba quyển “Chuyển Pháp Luân”. Hiện nay còn cùng nhau chép Pháp, chúng tôi học thuộc một câu, chép lại một câu, dụng tâm chép từng từ, dụng tâm chép từng câu, vẽ từng nét một, và bây giờ tôi đã chép hơn 100 trang. Chúng tôi không chỉ tự học thuộc Pháp, chép Pháp, mà còn tác động đến các đồng tu xung quanh cùng học thuộc Pháp, chép Pháp, hình thành một môi trường tu luyện tỉ học tỉ tu.

Đồng tu nói tôi thay đổi rất lớn, đề cao rất nhanh. Tôi nói: “Đầu tiên phải cảm ơn Sư phụ không bỏ rơi tôi. Và cảm ơn chị đã giúp đỡ tôi mấy năm nay, nếu không có chị dẫn dắt tôi cùng học Pháp, học thuộc Pháp, chép Pháp, thì bản thân tôi không thể đề cao nhanh như vậy”.

Thông qua học thuộc Pháp, chép Pháp, tâm tính tôi cũng lên theo kịp, có thể kịp thời nắm chắc từng ý từng niệm của bản thân. Khi một niệm đầu bất hảo xuất hiện, tôi có thể lập tức nắm chắc nó, tìm ra nguồn gốc của niệm này là do tâm nào chiêu mời đến, kịp thời bài xích nó, phủ định nó. Đối với quan và nạn mà Sư phụ an bài cho tôi, tôi cũng có thể nhanh chóng ý thức rằng đó là cơ hội mà Sư phụ ban cho tôi, để tôi đề cao lên.

Tôi nghĩ, chỉ cần có thể nhớ bản thân là một đệ tử Đại Pháp, với vai trò là một đệ tử Đại Pháp, mình phải như thế nào? Có phải đến để sống cuộc sống người thường không? Dĩ nhiên câu trả lời là không. Mình phải tu luyện viên mãn, theo Sư phụ về nhà thực sự của mình. Nếu vậy thì mình nhất định phải buông bỏ những thứ của người thường. Bây giờ không buông, tương lai cũng phải buông. Vậy buông sớm có phải tốt hơn không, không buông thì không thể quay về.

Với suy nghĩ đó, tôi cảm thấy rất dễ dàng vượt qua từng quan, từng quan, cuối cùng cũng thể hội được Pháp mà Sư phụ giảng:

“Bản thân công pháp tu luyện không hề khó, bản thân việc đề cao tầng cũng không khó gì hết, mà chính là tâm con người không vứt xuống được, nên họ mới nói là khó.” (Chuyển Pháp Luân)

Khi tôi sẵn lòng buông bỏ chấp trước, đề cao tâm tính, tất cả quan nạn đều không là gì cả.

Học Pháp tốt, mới có thể làm tốt ba việc. Khi làm việc cứu người mới có thể đạt được ‘sự bán công bội’, mới có thể thực sự cứu được người. Một lần nọ, tôi giảng chân tướng cho một người nam trong cửa hàng. Lúc đầu, anh ấy chỉ bước vào cửa hàng, đi nhanh một vòng rồi vội rời đi. Cửa hàng vừa mới sửa chữa xong, tôi đang dọn dẹp vệ sinh nên cũng không quan tâm anh ấy.

Nhưng khi anh ấy vừa đi, trong tâm tôi mới bắt đầu hối hận. Tôi nghĩ: “Chẳng phải Sư phụ an bài người này đến nghe chân tướng đó ư, sao mình không giảng cho anh ấy nhỉ?”. Trong tâm tôi cảm thấy khó chịu! Tôi thỉnh cầu Sư phụ ban cho tôi cơ hội một lần nữa, để người ấy quay lại, tôi nhất định sẽ giảng chân tướng cho anh ấy, cứu anh ấy.

Khoảng hơn một giờ sau, người ấy thực sự đã quay lại. Khi thấy anh ấy quay lại, tôi không nói là mình vui mừng biết nhường nào! Tôi chỉ trực tiếp mở cửa và nói thẳng vấn đề: “Anh này, thấy anh quay lại, tôi rất vui!”.

Anh ấy thấy tôi vui mừng và nhiệt tình thì hơi bất ngờ, sau đó hỏi tôi: “Có chuyện gì à? Trông chị vui vẻ nhỉ?”

Tôi vội nói: “Vì có thể cứu anh! Muốn nói với anh một chuyện quan trọng. Anh từng nghe qua chân tướng Pháp Luân Công chưa?”.

Anh ấy nói: “Có người từng nói với tôi rồi”. Nói xong anh ấy tỏ ý muốn đi ra ngoài.

Tôi vội bước về phía trước và nói: “Anh này, khi nãy anh bước vào cửa hàng, đảo nhanh một vòng rồi đi ra. Khi anh vừa đi, lúc đó trong tâm tôi cảm thấy hối hận! Hối hận vì chưa giảng chân tướng cứu anh. Sau đó tôi cầu Sư phụ của chúng tôi, xin Ngài cho tôi cơ hội cứu anh. Chẳng phải anh đã quay lại hay sao, anh nói xem đây có là ngẫu nhiên không? Anh hãy cho tôi một cơ hội, cũng là cho anh một cơ hội, hãy cho tôi 10 phút nhé, và chúng ta sẽ không ai hối hận, anh nói xem được không?”. Anh ấy mỉm cười, và dừng bước.

Tôi nhìn và hiểu anh ấy đã cho mình cơ hội, tôi liền giảng chân tướng Đại Pháp cho anh ấy. Từ lúc Đại Pháp bị bức hại cho đến lúc Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền khắp thế giới. Mỗi người tu luyện chúng ta đều chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn làm người tốt, lấy thiện đãi người, tiên tha hậu ngã, vì nước vì bách tính, 100 điều lợi chẳng có một điều hại. Vì người tu luyện quá nhiều, nên người cầm quyền đương thời tật đố và hãm hại Pháp Luân Công, ngụy tạo “Vụ tự thiêu giả trên Quảng trường Thiên An Môn”, v.v.. Sau đó tôi giảng cho anh ấy vì sao phải tam thoái (thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của Trung Cộng).

Anh ấy lắng nghe rất nghiêm túc, tôi nói: “Tôi lấy cho anh một hóa danh, nếu anh từng gia nhập đảng, đoàn, đội thì thoái nhé?”, anh ấy im lặng.

Tôi nói tiếp: “Người ta bây giờ có ai muốn quản sinh tử của người khác kia chứ? Chỉ có đệ tử Đại Pháp dũng cảm bước ra mà không sợ bị bắt, bị đánh, bị kết án, thậm chí bị mổ cướp nội tạng sống…” Nói đến đây, giọng tôi có chút nghẹn ngào, mắt cũng ngấn lệ. Tôi dừng một chút, và nói: “Hôm nay tôi nói với anh những điều này, không hề có ý gì khác, cũng không phải bảo anh phải luyện Pháp Luân Công như tôi. Tôi chỉ hy vọng anh đừng trở thành con dê thế tội cho ĐCSTQ, hy vọng anh có thể có một tương lai tươi sáng trong thời đại không mấy dễ dàng này, có thể bình an, tôi lấy hóa danh AA để anh thoái nhé! Chỉ có anh biết, tôi biết, ông trời biết, không tốn một xu nào mà còn có thể bảo bình an rất tốt!”.

Anh ấy mỉm cười nói: “Được! Chị đã nói vậy rồi, tôi còn có thể nói gì hơn? Tôi biết các chị ai ai (liên tiếp nói ra tên của bốn, năm đồng tu) cũng đều nói với tôi rồi, nhưng tôi chưa thoái, hôm nay những gì chị nói đã cảm động tôi”.

Tôi mỉm cười nói: “Vì chúng ta có duyên! Anh đã đi rồi, nhưng quay lại, duyên phận của hai chúng ta có thể không nhỏ đâu! Đây là cảm ơn Sư phụ Đại Pháp!” Tôi mỉm cười, anh ấy cũng mỉm cười.

Học Pháp tốt, là đảm bảo cơ bản để làm tốt ba việc. Là đệ tử chân tu, chỉ có thực sự dụng tâm học Pháp, tâm tính mới có thể đề cao, tầng thứ mới có thể đề cao, mới có thể thực sự đắc được Pháp.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/10/7/学法要得法-429944.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/11/20/196650.html

Đăng ngày 06-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share