Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục

[MINH HUỆ 05-11-2021] Gần đây, sau khi một số đồng tu địa phương gặp phải vấn đề trong tu luyện, không chú trọng học Pháp hướng nội tìm, mà lại tìm khắp xung quanh những đồng tu học (Pháp) tốt, muốn tìm đáp án giải quyết vấn đề, kết quả thường không thỏa đáng.

Sau đây là thể ngộ cá nhân về những trường hợp bản thân từng gặp, viết ra để chia sẻ với đồng tu.

1. Học Pháp không nhập tâm, chạy theo số lượng

Một số đồng tu coi việc học Pháp như hình thức, hiếm khi đối chiếu những gì Sư phụ đã giảng trong Pháp với tình trạng thực tu trong thực tế cuộc sống của bản thân, để kịp thời phát hiện và trừ bỏ đi nhân tâm không nên có, kịp thời điều chỉnh tâm thái không nên có, để bản thân bảo trì trạng thái tinh tấn. Khi tâm tính xuất hiện vấn đề, trong nháy mắt bản thân thường tránh nghĩ về nó. Hơn nữa, một số đồng tu đặt số lần đọc sách làm mục tiêu học Pháp của họ, một số người đọc quyển “Chuyển Pháp Luân” trong một ngày, một số khác đọc trong một đêm, khi chia sẻ đồng tu với nhau khiến mọi người đều ngưỡng mộ, tôi nhớ Sư phụ từng giảng về điều này khi trả lời vấn đề cho học viên:

“Đệ tử: Có người nói Ngài nói rằng một ngày rưỡi mà xem hết một lần “Chuyển Pháp Luân” là quá chậm.

“Sư phụ: Tôi không có nói như vậy! Tôi cảm thấy là quá nhanh. (Vỗ tay) Tôi bảo mọi người tận dụng thời gian đọc sách, vậy nên người đó lập tức liền chạy sang cực đoan kia rồi. Đọc, đọc, đọc, đọc, dốc sức đọc, mỗi một chữ đang đọc là gì họ cũng không biết nữa. Vậy chư vị đang đọc cái gì đây? Chư vị không phải đang học Pháp ư? Học Pháp, học Pháp, phần ‘học’ chư vị bỏ đi đâu rồi? Chư vị đọc là cái gì chư vị cũng không biết, thì tu làm sao? Chư vị ắt phải biết được điều chư vị đang đọc dưới mắt chư vị là cái gì! Chư vị đọc là chữ gì, trên bề mặt là có nghĩa gì thì chư vị đều phải biết! Thế kia sao gọi là học Pháp được? Như thế đọc Nó lên để làm gì? Cầm quyển sách lật một cái như vầy, thế là xong rồi mà. Có phải là cái đạo lý này không?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore [1998])

Dù trong tâm thừa nhận mình là đệ tử của Sư phụ, vì sao không chiểu theo những gì Sư phụ giảng mà làm? Hay là cố ý đọc nhiều lần hơn, trong tâm muốn Pháp thân của Sư phụ tiêu trừ đi những thứ chấp trước gì đó của bản thân? Nếu không phải như vậy, vậy hãy tu vững chắc, nghiêm túc đọc sách.

Sư phụ giảng:

“Đại Pháp là tu luyện, Đại Pháp ngoài việc tu luyện ra thì không có gì khác.” (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [2004] – Giảng Pháp tại các nơi VI)

2. Trong ý thức tư tưởng nghĩ rằng làm việc mạnh mẽ mới là đệ tử Đại Pháp

Mấy năm nay, một số đồng tu mạnh mẽ làm các việc, nhưng thường không chú trọng thực tu cá nhân, không để ý, không để tâm, một số người làm nhiều tài liệu, phát cũng nhiều, cảm thấy bản thân tu tốt, nên đôi khi nói chuyện thể hiện ra tâm thái vượt lên trên người khác; còn có một số vừa trở về từ lớp chuyển hóa hoặc trại lao động cải tạo, lập tức bước vào làm các việc; các đồng tu trong trường hợp này thường có nhận thức căn bản giống nhau trong cùng một vòng tròn, cho rằng làm nhiều tài liệu rồi phát nhiều, thậm chí đảm nhận vai trò quan trọng trong nhóm, trong tâm thường cho rằng đây là tu luyện, bị mê mờ bởi tâm hư vinh của người thường, xem nhẹ tính trọng yếu của thực tu, làm yếu đi Pháp bảo hướng nội tìm trong những lúc gặp chuyện, thậm chí khi thấy đồng tu nào đó chấp trước ở một phương diện nào đó liên quan đến bản thân, thì liền bị xúc động, né tránh và không nói ra.

Sư phụ yêu cầu chúng ta đầu tiên phải tu tốt bản thân cho dù ở bất kỳ tình huống nào, gặp chuyện thì hướng nội tìm, mới có thể làm tốt việc trợ Sư chính Pháp thần thánh. Cho nên chúng ta trước hết phải tu tốt bản thân, mới có thể hoàn thành đại nguyện tiền sử trợ Sư chính Pháp.

3. Thực tu mới có thể nhận ra đáp án

Một số đồng tu xuất hiện vấn đề, đầu tiên nghĩ đến việc tìm đồng tu để được giúp đỡ, muốn tìm ra đáp án giải quyết vấn đề nhanh nhất có thể, khi đồng tu thiện ý chỉ ra chấp trước của họ, thì lại mượn cớ né tránh, thực chất là không muốn thừa nhận và bỏ đi chấp trước, mà chỉ muốn tìm đường tắt giải quyết vấn đề.

Ai tu luyện cũng không thể thay thế cho ai, ngay cả Sư phụ đang ở bên cạnh cũng không thể trực tiếp nói cho chư vị đáp án của vấn đề, chúng ta chỉ có thực tu, thực sự bỏ đi từng chút một những chấp trước trong hiện thực, mới có thể nhận ra manh mối của vấn đề, đồng thời đặt nhiều công phu vào tâm tính, nghiêm túc đối đãi với mọi vấn đề gặp phải cho dù chuyện lớn hay chuyện nhỏ. Chẳng phải trong giảng Pháp, Sư phụ từng giảng rằng:

“Thực ra [để] nắm vững một vấn đề, thì hãy tìm ở tâm tính, vấn đề nào cũng đều có thể giải quyết.” (Giảng Pháp cho các phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp Trường Xuân [1994] – Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải)

4. Kính trọng điểm ngộ của Sư phụ

Trong tu luyện của tự thân, mỗi trạng thái không khỏe hoặc xuất hiện vấn đề, trước hay sau thì Sư phụ cũng sẽ bảo hộ chúng ta bằng mọi cách, lợi dụng mọi hình thức để điểm ngộ cho đệ tử, nhưng có một số đồng tu bình thường không chú ý thực tu, chỉ quen nhìn vấn đề ở bề mặt hoặc chỉ đơn giản là tìm biện pháp giải quyết vấn đề, mặc dù họ cũng chú ý điểm ngộ của Sư phụ. Một số cũng biết rõ là Sư phụ điểm tỉnh, nhưng chỉ đơn giản là ngộ một chút rồi coi như xong, cũng không chú ý đối chiếu thực tu thực tế của bản thân với việc trợ Sư chính Pháp, để tìm ra vấn đề hoặc nút thắt chấp trước ở đâu, từ đó hạ quyết tâm sửa đổi, để bước tiếp theo làm tốt hơn, thay vào đó vẫn đi theo con đường cũ, kỳ thực chính là bất kính với Sư phụ. Sư phụ quan tâm chúng ta nhiều hơn cả chúng ta quan tâm chính mình, vì sao không coi sự điểm ngộ thời thời khắc khắc của Sư phụ như một thông tri bằng ngôn ngữ để tu chính lại tâm thái vấn đề và khích lệ tu luyện của bản thân? Cũng giống như “Tinh Tấn Yếu Chỉ” luôn nhắc nhở chúng ta đi đúng hướng trên con đường tu luyện.

Và, sự điểm ngộ của Sư phụ không chỉ là như vậy, trong đó còn bao hàm rất nhiều ân Thầy trò, ý nghĩa tinh tấn, chẳng lẽ cứ mặc cho sự khích lệ ấy trôi đi vô ích? Hãy tinh tấn lên, chỉ khi tinh tấn mới có được thể hội sâu sắc, nếu không, chỉ có thể dừng lại ở bề mặt con người bày tỏ sự cảm ân đối với Sư phụ mà thôi, đối với một người tu luyện mà nói, thì điều này lại cách quá xa.

Viết ra những lời này để nói với các đồng tu xung quanh và những đồng tu khác rằng, bất kỳ lúc nào đều phải dĩ Pháp vi Sư, gặp vấn đề hướng nội tìm, tự hỏi bản thân, tìm ở bản thân, nghiêm túc học Pháp thực tu. Suy cho cùng thì liệu chúng ta có là đệ tử chân tu của Sư phụ không, nếu bản thân thừa nhận, vậy hãy chiểu theo những gì Sư phụ giảng, không có nhân nhượng và tuyệt đối không có nhân nhượng trong tiến trình trợ Sư chính Pháp.

Cuối cùng hãy nhớ câu Pháp này của Sư phụ:

“Hãy vứt bỏ bất kể tâm nào, điều gì cũng chẳng nghĩ, lại làm hết thảy những gì mà đệ tử Đại Pháp nên làm, hết thảy đều ở trong ấy cả mà. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC [2001] – Đạo Hàng)

Nếu có chỗ nào không đúng, mong đồng tu chỉ chính.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/5/修炼中的问题在学法实修中找到答案-433201.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/11/20/196652.html

Đăng ngày 28-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share