Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-10-2021] Tôi đã rất sốc khi biết tin bà Mao Khôn qua đời. Trong khi cùng với bà thụ án 11,5 năm tù vì đức tin đối với Pháp Luân Đại Pháp, bà đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu vào khoảng ngày 9 tháng 4 năm 2021. Trước khi gia đình có cơ hội gửi yêu cầu ân xá cho bà, bà đã qua đời hai ngày sau đó ở tuổi 57.

Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm cổ xưa đã bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Trước thời hạn tù mới nhất, bà Mao ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, đã bị giam giữ tổng cộng 8 năm 9 tháng trong một trại lao động cưỡng bức và sau đó chuyển sang nhà tù.

Tôi đã nghe nói về những nỗ lực của bà Mao trong việc kháng cự và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại bằng chính niệm và hành động chân chính nhiều lần. Cuối cùng thì tôi cũng có cơ hội gặp trực tiếp bà và chúng tôi đã hiểu nhau nhiều hơn.

Bà Mao là một phụ nữ vui vẻ, tốt bụng và có tính cách hướng ngoại. Là một bà mẹ đơn thân, bà rất đảm đang và nấu ăn ngon. Bà luôn cười và nói chuyện nhẹ nhàng. Con trai bà, khoảng 35 tuổi, là một thanh niên xuất sắc, không bị ảnh hưởng bởi các xu hướng suy đồi trong xã hội. Anh rất quan tâm và hỗ trợ mẹ mình trong việc thực hành đức tin của mình.

Cha mẹ của bà Mao vẫn còn sống. Bà luôn chăm sóc cha mẹ chu đáo, nhất là khi cha bà thường xuyên phải nhập viện vào mùa đông.

Tôi cũng nghe nói rằng bà có một người em trai làm việc trong ngành cảnh sát. Liên quan đến cuộc bức hại, ông đã mất cơ hội được thăng chức lên đội trưởng. Chị gái và anh rể của bà Mao cũng bị liên lụy và mỗi người bị kết án ba năm tù. Hiện tại, chị gái của bà đang thụ án trong Nhà tù nữ Giản Dương ở tỉnh Tứ Xuyên, trong khi nơi giam giữ của anh rể thì không rõ.

Bà Mao nói rằng tu luyện Pháp Luân Công là vấn đề quan trọng nhất và bà chưa bao giờ chểnh mảng việc tu luyện. Bà có những yêu cầu rất khắt khe với bản thân. Bà chỉ ngủ 3 tiếng mỗi ngày, dậy lúc 3:20 sáng để luyện công 2 tiếng rưỡi. Sau đó bà đọc ba bài của cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công) và ra ngoài nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công sau bữa trưa. Bà đã làm ba việc một cách siêng năng trước khi bà bị bắt vào ngày 10 tháng 7 năm 2019.

Đáng tin cậy tại nơi làm việc

Bà Mao làm kế toán và thu ngân cho một công ty tư nhân. Năm 2007, bà đã bị bắt vì đức tin của mình tại nơi làm việc và sau đó bị kết án 5 năm tù. Vào ngày thứ hai sau khi bà được trả tự do, quản lý đã yêu cầu bà trở lại làm việc. Người quản lý biết rằng Pháp Luân Công đang bị bức hại và ông tin tưởng bà Mao nhất.

Bà Mao nói với tôi rằng người quản lý luôn thưởng cho bà khoản tiền thưởng cuối năm lớn nhất và một khoản tiền thưởng phụ như một món quà nhân dịp sinh nhật của bà. Ông tin tưởng bà quản lý bất kỳ khoản tiền nào, bất kể số tiền đó lớn ra sao. Bà cũng tận dụng tốt quãng đường đi xe buýt khứ hồi kéo dài 3 tiếng mỗi ngày để gửi tin nhắn tới công chúng về cuộc bức hại.

Mặc dù có thu nhập rất cao, nhưng sau đó bà đã nghỉ việc để tham gia một dự án nâng cao nhận thức về cuộc bức hại.

Căn hộ của bà Mao

Tôi đã từng đến thăm căn hộ của bà Mao ở thành phố Thành Đô. Căn hộ của bà rất gọn gàng và sạch sẽ. Trong phòng khách, có một biểu ngữ dài có biểu tượng Pháp Luân và bốn chữ Hán: “Pháp Luân thường chuyển không ngừng”.

Có ba phòng ngủ trong căn hộ của bà, một phòng dành cho cha mẹ bà, một phòng cho con trai và một phòng thờ Phật. Bà đã sinh hoạt trong phòng khách từ năm 2012 sau khi được thả khỏi trại lao động cưỡng bức.

Trong Phật điện trang nghiêm, một bức chân dung lớn của Sư phụ Lý (Nhà sáng lập Pháp Luân Công) được treo ở giữa. Một bên là hình vẽ của một Pháp Luân (bánh xe pháp) và bên kia là bức thư pháp về ba nguyên lý của Pháp Luân Công “Chân, Thiện, Nhẫn”. Có một bản sao Luận Ngữ của Đại Pháp. Tất cả đều được đóng khung. Trần nhà được sơn màu vàng. Rèm che màu vàng và căn phòng được trang trí bằng đèn hoa sen. Có một tủ sách lớn đứng với năm cửa để các sách Pháp Luân Công của bà. Trên một chiếc bàn lớn, có đủ loại trái cây.

Cuộc bức hại

Bà Mao nói với tôi rằng bà đã thụ án hai lần tại trại lao động cưỡng bức. Khi bà bị giam giữ tại Trại lao động cưỡng bức nữ Tứ Xuyên (còn được gọi là Trại lao động cưỡng bức nữ Tư Trung hoặc Trại lao động cưỡng bức nữ Nam Mộc Tự), các lính canh đã cố gắng bằng mọi cách để buộc bà từ bỏ đức tin của mình. Họ thậm chí còn cưỡng chế mẹ bà vào trại lao động và bắt bà quỳ xuống trước bà Mao, điều này chỉ khiến bà càng kiên định giữ vững đức tin của mình.

Sau khi bà Mao được thả, bà đã giải thích cho gia đình về Pháp Luân Công và cuộc bức hại. Gia đình đều hiểu chính quyền cộng sản Trung Quốc xấu xa như thế nào và tại sao bà không chịu nhượng bộ.

Vào tháng 9 năm 2007, một số lượng lớn học viên đã bị bắt trong một cuộc truy quét của cảnh sát, bao gồm cả bà Mao. Cảnh sát đã đột kích vào nhà của bà nhưng không tìm thấy gì. Sau đó, họ cố gắng buộc mẹ bà, khi đó đã gần 80 tuổi, làm chứng chống lại bà. Người phụ nữ lớn tuổi đã vượt qua sức ép và từ chối tuân thủ. Sau đó, bà Mao bị kết án 5 năm tù trong Nhà tù nữ Tứ Xuyên.

Trong tù, bà đã lên tiếng trong một cuộc họp có hàng trăm tù nhân tham dự, phản đối lại những tuyên truyền vu khống Pháp Luân Công. Bà bị phạt còng tay vào tường trong vài giờ và bắt phải đứng yên bên ngoài xưởng trong vài ngày. Các lính canh đã thử mọi cách để cố gắng “chuyển hóa” bà Mao nhưng không bao giờ thành công.

Bài liên quan:

Kế toán viên qua đời trong khi đang thụ án 11,5 năm vì kiên định đức tin

Người phụ nữ 67 tuổi bị bắt khi đi thăm bạn và bị kết án 8 năm tù

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/10/8/432302.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/22/196272.html

Đăng ngày 14-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share