Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-09-2021] Bà Chu Hỷ Ngọc, một người dân 67 tuổi ở thành phố Diên Cát, tỉnh Cát Lâm, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1999. Nhưng chỉ vài tháng sau vào tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Công. Sau khi được hưởng lợi từ việc tu luyện, bà luôn kiên định đối với đức tin của mình. Kết quả là, bà đã bị bắt hơn 30 lần và bị ba lần kết án lao động cưỡng bức và hai lần ngồi tù.

Vào ngày 17 tháng 10 năm 2020, bà Chu được thả sau khi đã thụ án 4 năm tù và lại bị bắt vào tháng 3 năm 2021. Lương hưu của bà cũng bị đình chỉ. Có thông tin cho rằng bà đã bị đưa trở lại Nhà tù Nữ Cát Lâm lần thứ ba, nhưng thông tin chi tiết không được biết rõ.

Sau khi bà được thả vào tháng 10 năm 2020, Cơ quan An sinh Xã hội Diên Biên đã tống tiền gia đình bà Chu 200.000 Nhân dân tệ. Bà đã đâm đơn kiện và đòi trả lại số tiền trên. Tòa án đã thụ lý hồ sơ của bà tuy nhiên không rõ liệu vụ bắt giữ gần đây nhất của bà có liên quan đến vụ kiện hay không.

Dưới đây là tường thuật về cuộc bức hại của bà Chu trong suốt 22 năm qua.

Bị bắt vì thỉnh nguyện ở Bắc Kinh

Bà Chu đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công vào ngày 22 tháng 2 năm 2000 nhưng đã bị cảnh sát bắt giữ ngay trước Cục Kháng cáo. Vài ngày sau, bà bị đưa trở lại Diên Cát và bị giam trong 18 ngày.

Bị bức hại trong Trại Lao động Nữ Hắc Chủy Tử

Vào ngày 29 tháng 6 năm 2001, bà Chu lại bị bắt vì đã thúc giục một nhân viên của Đồn Công an Hà Nam không tham gia vào cuộc bức hại. Bà đã bị đánh và bị mất một vài chiếc răng. Sau đó, bà đã bị kết án lao động cưỡng bức một năm mà không tuân theo các thủ tục pháp lý nào cả.

Vào ngày 1 tháng 8, bà Chu bị đưa đến Trại Lao động Nữ Hắc Chủy Tử, nơi bà bị đánh đập, sốc điện bằng dùi cui điện và bức thực vì bà từ chối từ bỏ đức tin của mình. Trong một lần, bà đã ngất đi vì bị sốc điện.

2004-11-17-zhang5.jpg

Tái hiện tra tấn: Đánh đập tàn bạo

Vào ngày 13 tháng 5 năm 2002, bà Chu bắt đầu tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại. Bà bị đánh bằng dùi cui và bị nhiều lính canh bức thực. Sau mỗi lần bức thực, bà Chu bị nôn ra máu, khó thở và đổ nhiều mồ hôi.

Thời gian thụ án của bà được gia hạn thêm mười ngày và bà được thả vào ngày 8 tháng 7 năm 2002.

Vào ngày 4 tháng 11 năm 2002, bà Chu bị bắt và đưa đến trung tâm tẩy não bên trong một trường cảnh sát. Bà được thả ba ngày sau đó vào ngày 7 tháng 11.

Vào ngày 21 tháng 4 năm 2003, bà Chu trở lại Bắc Kinh và giăng một biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” tại Quảng trường Thiên An Môn. Bà bị bắt, bị đánh đập và bị đá. Bà đã được thả vì bà bị sốt vào thời điểm dịch SARS.

Bị tra tấn đến suýt mất mạng trong đồn công an

Vào ngày 1 tháng 9 năm 2003, bà Chu lại bị bắt vì luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công tại một quảng trường công cộng. Bà bị còng tay vào ghế hơn mười giờ. Cảnh sát đã tát vào mặt bà và khiến mặt bà bị sưng tấy nghiêm trọng.

Bà Chu bị đưa đến Công an Thành phố Diên Cát vào ngày hôm sau và bị treo lên bằng cổ tay trong 16 giờ. Trong ba giờ đầu, tay phải của bà bị trói lên cao và tay trái của bà duỗi ra và bị trói theo chiều ngang. Khi lính canh thả cho bà đi vệ sinh, bà khát nước đến mức đã múc nước từ bồn cầu và uống. Trong 13 giờ tiếp theo, bà bị treo ở tư thế ngược lại, tay trái đưa lên và tay phải nằm ngang.

2021-9-16-i082713_01.jpg

Tái hiện tra tấn: treo lên bằng cả hai tay và bị trói theo phương ngang

Vào thời điểm bà Chu bị đưa đến Trại tạm giam Diên Cát vào ngày thứ ba, bà đã mất khả năng đi lại và bị kéo đến phòng giam của mình. Bà đã tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại và bị bức thực vào ngày 8 tháng 9.

2010-5-18-chutian5-05_brzpbgq.jpg

Tái hiện tra tấn: Bức thực tàn bạo

Bà Chu đã bị kết án ba năm nữa trong Trại Lao động Nữ Hắc Chủy Tử. Các lính canh đã từ chối tiếp nhận bà vì bà đang hấp hối. Họ đưa bà đến gặp con trai bà đang học tại Đại học Trường Xuân và bỏ đi. Bà cùng con trai trở về nhà vào ngày 17 tháng 9.

Lại bị tra tấn dã man trong Trại Lao động Nữ Hắc Chủy Tử

Mặc dù bà Chu đã hồi phục nhanh chóng sau khi được thả, nhưng bà lại bị bắt sau khi cảnh sát phát hiện bà đang tập Pháp Luân Công trong cùng một quảng trường vào ngày 4 tháng 11 năm 2003. Bà bị đưa đến Trại Lao động Nữ Hắc Chủy Tử vào ngày hôm sau.

Trong trại lao động, bà Chu từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Bà lại bị tra tấn bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm đánh đập, sốc điện, nhốt trong phòng cách ly, trói vào “giường chết” và bức thực.

Một lần bà Chu đã tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại. Bà bị trói trên giường trong 45 ngày, trong đó có 5 ngày trên giường chết. Bà đã bị bức thực một cách tàn bạo, trong đó bà bị bẻ gãy một số răng bằng kìm nhằm mục đích khiến bà phải mở miệng. Bà bị sốc điện đồng thời với nhiều dùi cui điện. Bà cũng bị gãy một chiếc răng vì bị đá vào mặt.

2021-9-16-i082713_02.jpg

Tái hiện tra tấn: giường chết

Các lính canh cũng kéo bà Chu trên nền xi măng, dẫn đến chảy máu nghiêm trọng ở mông và lưng. Sau 13 tháng bị tra tấn, bà Chu được trả tự do vào ngày 3 tháng 12 năm 2004.

Nhiều vụ bắt giữ khác

Bà Chu đã bị bắt hơn 30 lần từ năm 2005 đến 2011 vì luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công và treo các biểu ngữ Pháp Luân Công tại Quảng trường Kim Đạt Lai.

Năm 2005, bà bị bắt sáu lần và bị giam giữ tổng cộng 21 ngày. Bao gồm 7 ngày từ ngày 11 đến ngày 18 tháng 4, 4 ngày từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 5, 3 ngày từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 7 và 7 ngày trong tháng 8. Bà đã bị tra tấn dã man trong thời gian bị giam giữ.

Vào ngày 11 tháng 5, bà bị đưa đến bệnh viện tâm thần và bị giam ở đó trong 7 ngày. Bà bị trói trên giường và bị bức thực và tiêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc.

2021-9-16-i082713_03.jpg

Tái hiện tra tấn: tiêm thuốc độc

Năm 2006, bà Chu bị bắt năm lần và bị giam giữ tổng cộng 28 ngày. Vào ngày 9 tháng 2, bà bị bắt vì tội phân phát tài liệu Pháp Luân Công và được thả vào cùng ngày. Ngày 23 tháng 8, bà cũng bị bắt và được thả cùng ngày. Bà bị giam ba ngày trong thời gian diễn ra hội chợ địa phương từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9. Có lần, bà Chu bị giam giữ từ ngày 8 tháng 9 đến ngày 30 tháng 9 và sau đó bị kết án lao động hai năm. Nhưng trại lao động từ chối nhận bà. Bà Chu một lần nữa bị bắt vào ngày 9 tháng 10 và được thả vào cùng ngày.

Sau năm 2006, có hàng chục vụ bắt giữ diễn ra tại Quảng trường Kim Đạt Lai. Một số ngày bắt giữ được biết đến bao gồm ngày 7 tháng 6 năm 2008, ngày 8 tháng 11 năm 2008 và ngày 7 tháng 4 năm 2011.

Vào ngày 12 tháng 3 năm 2010, bà Chu cũng bị bắt khi bà đang nói với mọi người sự thật về Pháp Luân Công.

Vào ngày 3 tháng 3 năm 2011, bà bị đưa đến bệnh viện tâm thần trong bảy ngày và tiêm rất nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc.

Bị bức hại trong trung tâm tẩy não

Vào ngày 31 tháng 3 năm 2011, cảnh sát Trịnh Triết Chu túm tóc bà Chu và kéo bà đến trung tâm tẩy não từ Quảng trường Kim Đạt Lai. Điều này khiến đầu gối của bà bị chảy máu. Mặc dù bà Chu chỉ bị giam giữ trong vài ngày, nhưng sự tra tấn nghiêm trọng đến mức khiến bà trở nên tiều tụy.

2013-8-13-minghui-drag-02.jpg

Tái hiện tra tấn: kéo lê trên mặt đất

Bà Chu bị bắt và đưa đến trung tâm tẩy não lần thứ ba vào ngày 4 tháng 6 năm 2011. Bà tiếp tục luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công tại Quảng trường Kim Đạt Lai sau khi được thả. Bà bị đưa ra xét xử vào ngày 13 tháng 6 và bị kết án 4 năm vào ngày 22 tháng 6. Bà bị giam trong trung tâm tẩy não từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 6 và bị đưa đến Nhà tù Nữ Cát Lâm vào ngày 5 tháng 7.

Bị tra tấn trong Nhà tù Nữ Cát Lâm

Bà Chu đã kể lại những đau khổ mà bà đã phải chịu đựng trong suốt 4 năm bị giam cầm.

“Ngay khi tôi đến nhà tù, hai tù nhân đã được chỉ định theo dõi chặt chẽ tôi. Tôi bắt đầu tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại. Vào buổi chiều, các tù nhân quấn bàn tay và bàn chân của tôi bằng băng nhựa. Sau đó, họ buộc một đầu của sợi dây vào băng nhựa và buộc đầu còn lại vào trụ giường của một chiếc giường tầng. Tôi bị treo trên không trong tư thế đau đớn với hai tay và hai chân bị trói vào bốn góc giường.

2015-11-24-minghui-jilin-female_torture-04.jpg

Minh họa tra tấn: treo lên bằng cổ tay và cổ chân

“Cuộc tra tấn lại tiếp tục vào sáng hôm sau. Kết quả của cuộc bức hại, tôi cảm thấy vô cùng khó chịu. Tay chân tôi tê cứng và co giật. Tôi cảm thấy tuyệt vọng.“

“Sau khi treo lên, các tù nhân trói tôi vào giường hàng ngày với hai tay dang rộng và bức thực tôi.”

“Ngày 16/7, tôi rút ống truyền dịch ra khỏi mũi. Vì vậy, bốn tù nhân lại treo tôi lên không trung. Cổ tay tôi sớm trở nên tím tái và tê dại. Tôi bắt đầu nôn ra mật xanh. Cuối cùng khi họ đặt tôi xuống, tôi lại nôn ra mật và ngất xỉu.“

“Sau đó, hai tù nhân mới được chỉ định theo dõi tôi vào nửa cuối tháng Bảy. Mặc dù họ không đánh tôi, nhưng họ đã trói tôi trong nhiều tư thế khác nhau. Họ cũng trói chặt tôi, đặc biệt là vào ban đêm. Đôi khi, họ trói tay tôi ra sau lưng hơn hai giờ đồng hồ. Có lần, họ bắt chéo tay và chân tôi rồi trói vào bốn cột giường trong 5 đêm.

“Tôi bị chuyển đến Tòa nhà 411 ở Khu số 8 vào ngày 23 tháng 7 năm 2013. Tôi bị các tù nhân, đặc biệt là một tù nhân tên Trương Diễm Mai, tra tấn tôi dã man mỗi ngày. Bà ta thường xuyên tát tôi, dùng dép đánh tôi và dùng giày cứng đá vào vùng kín của tôi.”

“Vào ngày 29 tháng 3 năm 2014, tôi đã hô lên: ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo!’ trong khi điểm danh. Một số học viên theo sau cũng hô lên: ‘Chân Thiện Nhẫn hảo!’ Vì vậy, tôi đã bị còng tay trong 53 ngày.“

“Vào ngày 29 tháng 9 năm 2014, tôi đã yêu cầu được luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công và bị buộc phải đeo còng tay hàng ngày kể từ ngày này cho đến khi tôi được thả vào ngày 14 tháng 6 năm 2015. Mỗi ngày, còng tay được tháo ra ba lần.”

Bị kết án lần thứ 2 trong Nhà tù Nữ Cát Lâm

Vào ngày 3 tháng 3 năm 2016, bà Chu bị bắt và bị đưa đến trung tâm tẩy não bởi các cảnh sát của Công an Thành phố Diên Cát. Bà bị quản thúc tại gia trong sáu tháng vào ngày 22 tháng 3.

Bài liên quan:

Hai công dân Cát Lâm bị tuyên án tù giam sau khi tòa án hủy vụ án của họ

Thông tin của các thủ phạm:

An Đồng Vũ (安彤宇), Giám thị Nhà tù Nữ Cát Lâm: 086-431-85375001

Ngụy Lệ Huệ (魏丽慧), Phó giám thị, Nhà tù Nữ Cát Lâm: + 086-15312692195

Tiền Vỹ (钱伟), trưởng Khu số 8, Nhà tù Nữ Cát Lâm: + 086-18504301922

(Thông tin liên hệ của các thủ phạm khác có trong bản tiếng Trung.)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/9/17/430874.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/20/196249.html

Đăng ngày 14-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share