Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Ukraine

[MINH HUỆ 12-08-2021] Trong suốt một thời gian dài tôi luôn hỏi: “Mình làm việc này vì điều gì?” Tôi sẽ chỉ làm gì khi nó có lợi cho tôi.

Tôi cùng những học viên khác chia sẻ trải nghiệm của chúng tôi liên quan đến bài công pháp thứ năm. Tháng 4 vừa rồi chân của tôi bắt đầu bị đau dữ dội ngay khi bắt đầu luyện cho đến khi kết thúc bài công pháp thứ năm. Cơn đau khiến tôi cảm thấy vô cùng khó chịu, cảm giác như thể đang bị hành hình. Nó đau đến nỗi tôi sợ phải ngồi đả tọa. Tôi chỉ có thể đả tọa trong một giờ đồng hồ một lần duy nhất vào tháng 4 và còn lại thì tôi chỉ ngồi được nửa giờ đồng hồ. Điều này khiến tôi phải nghiêm túc suy ngẫm về tu luyện của mình và tôi bắt đầu đọc nhiều bài chia sẻ kinh nghiệm từ các học viên khác.

Tháng 5 chúng tôi tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới. Một ngày nọ trong khi ngồi đả tọa, điều bất ngờ đã xảy ra. Tôi ngồi đả tọa trong trạng thái bất động trong một giờ đồng hồ. Kể từ đó trạng thái ngồi đả tọa của tôi đã thay đổi tốt hơn. Tôi có thể ngồi đả tọa trong một giờ đồng hồ mà không cảm thấy đau nhiều và tôi thích đả tọa. Tôi nghĩ sự thay đổi này là do trạng thái tu luyện của tôi đã tiến bộ qua hướng nội, phát chính niệm và học Pháp.

Một số học viên nhớ lại điều mà Sư phụ từng giảng trong một bài giảng Pháp. Một học viên nói rằng cô có thể cảm nhận được rất rõ rằng Sư phụ đã gánh chịu rất nhiều cho các học viên và chúng sinh trong hai năm vừa qua.

Lời cô nói đã khiến tôi chấn động, và tôi đột nhiên ngộ ra sự thật rằng cho dù tôi có phát chính niệm mạnh đến mức nào đi nữa hay học Pháp, thì những thứ này đều được làm tại tầng thứ của người thường. Cảm giác đau đớn tột cùng mà tôi không còn cảm thấy trong lúc đả tọa thực sự đã được Sư phụ gánh chịu. Kể từ đó bất cứ khi nào tôi cảm thấy đau đớn dữ dội, tôi sẽ tự nhủ: “Mình có thể chịu thêm năm phút nữa để cứu chúng sinh không?” Câu trả lời là “Có!”

Với cách tư duy này, tôi đã thúc đẩy mình kéo dài thời gian đả tọa. Tôi cảm thấy ý nghĩ này chính xác nhưng hôm nay tôi có một thể ngộ mới về bài công pháp số năm.

Sáng nay tôi đã có thể nhập tĩnh khá nhanh. Tôi bắt đầu nghĩ về Thạch Đạt Khai trong cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc. Sau khi Thạch Đạt Khai đầu hàng quân Thanh, ông đã bị lăng trì xử tử sau đó phơi thây ngoài chợ Thành Đô. Tại sao ông không kêu gào đau đớn? Tại sao ông không phản ứng và bày tỏ sự phẫn nộ sau khi bị đánh bại? Ông vẫn giữ im lặng và chịu đựng tất cả. Tại sao lại vậy? Tôi luôn nghĩ ông là người hùng, là người không sợ sinh tử.

Tôi luôn tự hỏi mình: “Tại sao?” và nhận ra rằng tôi luôn có động cơ ẩn giấu trong khi tham gia các hoạt động giảng chân tướng cứu chúng sinh. Tại sao tôi không thể phối hợp và hoàn thành trách nhiệm của mình một cách vô điều kiện? Điều này không tốt hơn sao?

Cuối cùng tôi ngộ được rằng khi một người có thể câu thông ngay với các đặc tính của vũ trụ, thì anh ấy có thể làm được mọi thứ. Hoặc có lẽ khi một người buông bỏ được ham muốn thế tục, bao gồm cả nhục thân con người, thì anh ấy đã đồng hoá với đặc tính vũ trụ rồi. Đặc tính vũ trụ cho phép anh đột phá những giới hạn trong cảnh giới này, đặc biệt là khổ. Sau khi ngộ ra phần này của lịch sử, tôi nhớ đến một đoạn Pháp mà tôi đã học thuộc hồi năm ngoái.

Sư phụ giảng:

“Vì người có căn cơ tốt có nhiều vật chất màu trắng; vật chất màu trắng ấy dung hiệp với vũ trụ của chúng ta, dung hiệp với đặc tính Chân Thiện Nhẫn, không có phân cách. Vậy nên đặc tính vũ trụ phản ánh trực tiếp lên thân thể của chư vị, trực tiếp câu thông với thân thể của chư vị.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã bị sốc. Tôi muốn có thể nhìn thấy từng chi tiết nhỏ mà tôi ngộ ra và không muốn trở lại với thực tại. Pháp là vô biên vô tế. Tôi nhắm mắt lại và nhẩm đi nhẩm lại đoạn Pháp này. Nó thực sự tuyệt vời và mọi thứ quanh tôi dường như dần biến mất và đóng băng theo thời gian khi tôi đắm mình trong Pháp.

Một ngày nọ khi ngồi đả tọa, tôi ngộ được rằng khi một người đồng hoá với vũ trụ, thì người đó có thể vượt qua mọi đau khổ của con người và chính lại bản thân. Một người tu luyện cũng có thể vượt qua mọi khó khăn và khổ nạn trong khi sống nhiều kiếp ở các không gian khác. Khi tôi không còn nghĩ về lý do “tại sao” Đại Pháp triển hiện vẻ đẹp và sự uy nghiêm cho tôi, tôi thực sự cảm thấy kỳ diệu.

Ghi chú của người biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện nhận thức hiện tại của tác giả dành cho việc chia sẻ giữa các học viên để chúng ta có thể “Sự sự đối chiếu, Tố đáo thị tu.” (Thực tu, Hồng Ngâm)

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/12/429397.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/10/195009.html

Đăng ngày 26-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share