Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Liêu Ninh, Đại lục
[MINH HUỆ 25-07-2021] Là một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi, tôi muốn chia sẻ một chút thể hội cá nhân về phương diện từ bỏ chấp trước vào sản phẩm điện tử và internet.
1. Từ bỏ nghiện chơi game thời tiểu học
Từ nhỏ tôi không phải là tuýp người thích sản phẩm điện tử, thậm chí nội tâm có chút chống đối, nhưng đến tiểu học, dưới sự dẫn động của các bạn cùng lớp, tôi cũng bắt đầu mê trò chơi điện tử. Ban đầu, ngay cả lên mạng tôi cũng không biết, các bạn học hướng dẫn chơi vài lần, tôi cũng không cảm thấy nghiện, nhưng khi tiếp tục chơi thì bắt đầu nghiện. Lúc đó máy tính trong nhà không thể lên mạng nên tôi sang nhà hàng xóm chơi game.
So với các trẻ đồng tuổi, khả năng kiểm soát bản thân của tôi tính ra rất mạnh mẽ, nhưng đối diện với trò chơi điện tử thực sự cũng kiểm soát không vững bản thân. Thậm chí tôi đã chơi trong một thời gian dài, lúc hơi mệt, trong tâm còn có một cảm giác thúc giục tiếp tục chơi, đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy một loại chấp trước mạnh mẽ đến như vậy. Trong tâm tôi cũng biết rằng giấu người lớn mà chơi game là không tốt. Nhưng điều “không tốt” này chỉ giới hạn ở bề mặt, trong tiềm ý thức cũng thoáng biết hành vi và chấp trước này là xấu, nhưng không đào sâu, chính xác là không dám đối diện.
Dần dà, tôi ngày càng cảm thấy tác dụng phụ diện của game, thế giới phong phú mỹ hảo bị niệm đầu chơi game chiếm đầy não. Con búp bê đồ chơi mà tôi thường chơi hoài không chán với bạn hàng xóm đã trở nên quá xa lạ, và niềm đam mê các sản phẩm điện tử đã khiến tôi mất đi sự hồn nhiên.
Chơi một thời gian lâu, tôi cảm thấy sự mới mẻ mà trò chơi điện tử mang lại không còn như lúc đầu nữa; ngược lại, tuy game liên tục được cải tiến, nhưng nó không bao giờ thoát ra khỏi cái khung của chính nó, từ đó tôi nhận ra rằng: Cho dù có dùng bất kỳ phương thức gì để hấp dẫn người chơi, nhưng bản chất game là đơn điệu; ngoài ra mục đích thực sự của game là: thu hút người chơi nghiện nó, để kiếm lợi nhuận và cơ hội kinh doanh.
Từ đó tôi cảm thấy chơi game thực sự chẳng thú vị, “thú vị” chỉ là cảm giác chủ quan do tâm chấp trước của con người tạo thành, “Nếu sau khi có thể vứt bỏ cái tâm ấy rồi, thì những thứ vật chất kia tự bản thân nó không có tác dụng gì; còn điều thật sự can nhiễu đến người ta chính là cái tâm ấy.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân). Cho nên, cái gọi là giải trí và thư giãn thực ra chỉ là mượn cớ, thời gian lâu tiếp xúc với game đều sẽ bị kiểm soát hoặc ít hoặc nhiều.
Tôi ngày càng cảm thấy nên bỏ đi chấp trước này, đồng thời người lớn cũng phát hiện thấy ánh mắt rất mệt mỏi của tôi sau khi trở về từ nhà hàng xóm, và nghi ngờ tôi đi chơi game. Mặc dù tôi phủ nhận, nhưng tôi biết hành vi chơi game như vậy là quá không tốt, nhất định phải mau chóng bài trừ nó, chưa kể nói dối cũng là một hành vi bất hảo. Trong học kỳ mà tôi chơi game, thành tích học tập cũng rớt. Mặc dù chỉ là rớt từ hạng nhất xuống hạng hai, nhưng bản thân tôi biết khoảng cách chênh lệch trong trình độ học tập không chỉ ở điểm này.
Tôi quyết định: Bắt đầu từ bây giờ tuyệt đối không chơi game nữa.
Mấy ngày không chơi game cảm thấy rất khó chịu, trong tâm có một cảm giác thôi thúc tôi mau mau chơi, như cào xé trong tim vậy, tôi biết đây là chấp trước, còn rất mạnh mẽ nữa, nhất định phải thanh lý điểm cuối cùng này. Tôi chỉ chơi game một lần kể từ đó. Ấy là khi chấp trước này nổi lên, trùng khớp ngay lúc tôi rảnh rỗi cũng muốn sang nhà hàng xóm chơi, nhưng tôi lập tức cảnh giác, e rằng sau khi đi rồi sẽ kiểm soát bản thân không vững. Chần chừ một lát, tôi vẫn đi, kết quả là không kiềm chế được nên đã chơi game thêm một lần đó.
Bây giờ nhìn lại, khi tâm chấp trước nổi lên, bất kể bao nhiêu lý do nghe có vẻ cao cả cũng đều là mượn cớ, tâm chấp trước đó muốn tồn tại nên lừa chủ ý thức. Tôi ngộ rằng, trực tiếp tiếp xúc vật chất có thể dẫn khởi chấp trước mạnh mẽ, và việc trừ bỏ chấp trước thông qua biện pháp này chỉ giới hạn ở những người có nền tảng nhất định về phương diện tâm tính. Người mà đấu tranh với chấp trước này nhưng căn bản vẫn không thoát khỏi nó, lại đi tiếp xúc với thứ mạnh mẽ ấy, chỉ có thể khởi tác dụng phản diện mà thôi.
Dường như tiềm ý thức tôi biết đây là một quan lớn của mình, tu lên hoặc rớt xuống, hoàn toàn dựa vào bản thân. Thời điểm đó tôi vẫn chưa thực sự tính là bước vào tu luyện, nhưng khi ấy tôi một lòng kiên định cầu Đạo. Có lẽ đã đạt đến yêu cầu của tầng tiêu chuẩn đó, dựa vào tâm kiên định này nên đã giới bỏ được việc nghiện game.
Sư phụ giảng:
“Tu luyện như thuở đầu, tất thành.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi IX)
Trải nghiệm này cũng luôn khích lệ tôi không ngừng tinh tấn. Mỗi khi gặp điều gì rất khó buông xuống, tôi đều sẽ dùng trải nghiệm này để động viên bản thân: Với ý chí kiên định ngay từ đầu, nhất định sẽ vượt qua.
Khi viết bài chia sẻ này, tôi bỗng nhiên lại minh bạch vì sao lúc bắt đầu chơi game lại không nghiện. Hóa ra mấy lần đầu chơi ở nhà bạn học, tôi chỉ chơi được một lúc, vì đó là máy tính của người khác nên bạn chơi là chủ yếu. Sau này, vì trẻ con hàng xóm dễ tính hơn nên tôi có thể chơi bao lâu tùy ý, không có ước thúc bên ngoài lẫn bên trong, nên tâm chấp trước này mới nảy lên. Chứ không phải là tôi không có chấp trước đó, chỉ là nó ẩn giấu quá sâu! Người thường có câu “quân tử thận độc” (cẩn thận ngay cả khi ở một mình), là ý tứ này!
2. Vừa giới sắc, vừa từ bỏ chấp trước vào sản phẩm điện tử thời trung học phổ thông
Tôi bị can nhiễu bởi những thứ sắc dục trên mạng, khiến tâm sắc dục khởi lên. Từ hình ảnh và ngôn từ sắc dục cho đến phim truyền hình và điện ảnh liên quan đến sắc đẹp, bản thân liên tục rớt ở vấn đề sắc dục này.
Một hôm tôi lại suy nghĩ về vấn đề tâm sắc dục, đột nhiên nghĩ ra: Nếu không nhìn qua màn hình điện tử, cũng không trực tiếp nhìn, thì liệu có thể chấp trước không? Sẽ không! Tự thân đưa ra đáp án khiến tôi giật mình, đồng thời cảm thấy dường như đã tìm ra một số nguyên nhân khác khiến tôi chấp trước vào vấn đề này như vậy. Ngoại trừ tâm sắc dục ra, chấp trước vào sản phẩm điện tử cũng là một chấp trước mạnh mẽ. Sự việc này khiến tôi thực sự thể hội rằng kỹ thuật của người ngoài hành tinh lợi hại biết mấy, những khối hình ảnh (pixel) này lại có thể kiểm soát người ta thần hồn điên đảo.
Sư phụ giảng:
“Đó là kỹ thuật của người hành tinh khác, ma đang lợi dụng chúng, dụ dỗ chư vị, khiến chư vị buông bỏ tất cả những gì của chư vị, dành hết [vào nó]. Lãng phí sinh mệnh của chư vị, chư vị còn không buông nó ra nổi!” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)
Đôi khi tôi phát chính niệm khá mạnh, nhưng đôi khi chấp trước vẫn rất mãnh liệt, kiểm soát không vững lại đi xem những thứ bất hảo đó, xem xong lại rất hối hận, nhưng lần sau vẫn kiểm soát không vững bản thân. Trạng thái này kéo dài mà không thể đột phá khiến tôi cảm thấy rất thống khổ. Một hôm học Pháp, đọc đến câu: “Người nào có thể thật sự hạ quyết tâm tu luyện.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân), tôi ngộ rằng: Cái gọi là không buông xuống được kỳ thực vẫn là bản thân không đủ “quyết tâm”.
Sư phụ giảng:
“Nếu dốc lòng quyết tâm, khó khăn nào cũng không ngăn được, [thì] tôi nói rằng, [nó sẽ] không thành vấn đề.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
“Chư vị đã lựa chọn hàng ngũ rồi, chính niệm chính hành, chiểu theo Sư phụ nói mà làm.” (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)
“Tuy nhiên có như thế này, lần thứ nhất không qua được, tỉnh ra rồi hối tiếc ghê gớm khôn thấu; thì có thể tâm lý ấy, trạng thái ấy của chư vị, cũng sẽ nhấn sâu thêm ấn tượng trong tư tưởng chư vị; khi gặp lại vấn đề, chư vị sẽ giữ [mình] được vững, có thể vượt qua được. Còn nếu có người không vượt qua được, cũng không để ý, thì sau này sẽ càng khó giữ vững hơn; đảm bảo là như vậy.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Học đến đoạn Pháp này, tôi cảm thấy mình cũng rất “hối tiếc”, sao cứ mãi lặp đi lặp lại không qua được? Nghĩ kỹ lại, Sư phụ giảng người “hối tiếc” là người thực sự xem trọng Pháp, xem trọng tu luyện. Còn tôi thực chất không coi trọng như họ, kỳ thực tôi thuộc về kiểu người “không để ý”, cho nên mới phạm sai lầm hết lần này đến lần khác mà không vượt qua được.
3. Tu bỏ nghiện ứng dụng phần mềm xã hội thời đại học
Vì việc học đại học và liên lạc bạn bè, sau khi tốt nghiệp trung học, tôi cũng mua một chiếc điện thoại thông minh. Vừa mua điện thoại, vừa bắt đầu sử dụng QQ, WeChat v.v., và các ứng dụng khác, tôi rất thích nói chuyện với các bạn, nói rất nhiều những chuyện nên nói lẫn không nên nói. Nhưng tôi nhanh chóng nhận ra đây là chấp trước, nên nhắc nhở bản thân chú ý, sau một thời gian thì đã bỏ được chấp trước này.
Chương trình đại học rất sát sao, phải thường xuyên kiểm tra thông tin, nếu một số nội dung không kịp xem, có thể sẽ ảnh hưởng đến học tập. Lần nọ, bạn học có việc gấp nói với tôi trên QQ, do tôi không xem thấy nên từ đó xảy ra mâu thuẫn với bạn học. Tôi ý thức rằng nên phù hợp với trạng thái người thường. Nhưng mà, khi tôi xem điện thoại thường xuyên, bất giác dưỡng thành thói quen không có việc gì cũng xem, xuất hiện trạng thái nghiện xem điện thoại giống như người thường, mặc dù không có tin tức gì cũng mở điện thoại lên xem một cách không ý thức. Mãi đến khi phát hiện ra trạng thái này, tôi mới giật mình thức tỉnh.
Chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, rất nhiều thứ không thể cự tuyệt, thậm chí thường xuyên tiếp xúc, nên chấp trước có thể lặp lại.
Sư phụ giảng:
“Tuy vậy tu luyện nơi người thường rất phức tạp, nếu ở nhà vẫn mãi cứ làm món thịt, sau một thời gian lâu rồi, chư vị ăn vào lại cảm thấy rất có hương vị; sau đó lại lặp lại, trong toàn bộ quá trình tu luyện, sẽ xuất hiện lặp lại nhiều lần.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)
Cá nhân tôi nghĩ rằng, đối với những thứ dễ dẫn khởi chấp trước này, bình thường nên chú ý một chút để ngăn tâm chấp trước lặp lại, như vậy mới có thể tu vững chắc hơn.
Để tránh can nhiễu, tôi chọn chế độ tắt tiếng các ứng dụng xã hội, và sử dụng cách kiểm tra định kỳ. Nhưng đôi khi cần phải làm rõ một vấn đề với bạn học trong một khoảng thời gian ngắn, nhiều lúc đối phương không thể trả lời ngay, lúc này tôi phải chuyển sang chế độ bật tiếng các ứng dụng. Như vậy không cần luôn nghĩ xem bên kia đã trả lời hay chưa, đến khi nói xong việc thì tôi lại tắt tiếng ứng dụng.
Chúng ta nên trân quý thời gian còn lại này, làm tốt ba việc “hãy bước đi cho tốt phần đường cuối cùng còn lại không nhiều này”. (Lại một gậy cảnh tỉnh)
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác phát hành trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/25/去掉对网络和电子产品的执着-428198.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/6/194955.html
Đăng ngày 01-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.