[MINH HUỆ 31-07-2021] Xử phạt những kẻ vi phạm nhân quyền đã trở thành một trọng tâm ở các quốc gia dân chủ như một cách để chống lại những hành vi vi phạm nhân quyền tàn bạo trên toàn cầu. Sau khi Hoa Kỳ thông qua Luật Magnitsky vào năm 2016, Canada, Anh và 27 nước thành viên Liên minh Châu Âu đã ban hành luật tương tự. Úc và Nhật Bản cũng đang làm giống vậy.

Theo luật này, vốn để áp dụng trừng phạt với những kẻ vi phạm nhân quyền đã biết, các học viên Pháp Luân Công đã lập ra các danh sách của những thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Hàng năm, họ nộp nhiều danh sách lên các quốc gia dân chủ, hối thúc họ trừng phạt những thủ phạm bị nêu tên.

Bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công ở hơn 30 quốc gia đã nộp danh sách gần đây nhất của những thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công cho chính phủ của họ. Các học viên đang kêu gọi trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền này, gồm việc từ chối không cho họ được nhập cảnh và đóng băng tài sản ở nước ngoài của họ.

Một cái tên trong danh sách năm nay là Dương Diệu Uy.

5afd95746fcb75f68c9dcd7d448400a6.jpg

Tên đầy đủ của thủ phạm: Dương (họ) Diệu Uy (tên) (Tên Trung Quốc: 杨耀威)
Giới tính: Nam
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày sinh: Tháng 4 năm 1962

Chức vụ:

Dương Diệu Uy là một đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Hiện ông ta là phó bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật của thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, phó thị trưởng Chính quyền Thành phố Đại Liên kiêm giám đốc công an Thành phố Đại Liên. Ông ta từng nắm những chức vụ sau:

Dương là giám đốc công an Huyện Tuy Trung thuộc thành phố Hồ Lô Đảo, tỉnh Liêu Ninh. Ngày 5 tháng 7 năm 1999, ông ta được chỉ định làm phó Phòng 610 địa phương, một tổ chức ngoài vòng pháp luật tương tự như Gestapo được thành lập chuyên để bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Tháng 10 năm 1998 – Tháng 1 năm 2010: Có cơ sở ở thành phố Hồ Lô Đảo, Dương làm phó giám đốc Quận Liên Sơn, giám đốc công an Liên Sơn và phó giám đốc công an Thành phố Hồ Lô Đảo.

Tháng 2 năm 2010 – Tháng 3 năm 2012: Trưởng Đội Điều tra Tội phạm Kinh tế thuộc Bộ Công an Tỉnh Liêu Ninh.

Tháng 4 năm 2012 – Ngày 14 tháng 9 năm 2015: Giám đốc công an Thành phố Đan Đông, phó thị trưởng Thành phố Đan Đông kiêm Giám đốc công an ở Đan Đông.

Tháng 9 năm 2015 – Tháng 10 năm 2017: Phó giám đốc công an tỉnh Liêu Ninh.

Tháng 11 năm 2017 – Hiện tại: Phó bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Đại Liên, phó thị trưởng Chính quyền Thành phố Đại Liên, Giám đốc công an Thành phố Đại Liên.

Những tội ác chính

Từ 20 tháng 7 năm 1999, khi (Đảng Cộng sản Trung Quốc) ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, Dương Diệu Uy đã tích cực thi hành chính sách bức hại của ĐCSTQ nhắm vào các học viên Pháp Luân Công. Ông ta đóng vai trò chính trong việc lên kế hoạch, điều khiển, thi hành và đẩy mạnh cuộc bức hại Pháp Luân Công trong hệ thống của công an ở các thành phố Hồ Lô Đảo, Đan Đông và Đại Liên. Sự tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công của Dương đã liên tục bị phơi bày trên Minghui.org. Trong nhiệm kỳ của Dương, hơn 13 học viên Pháp Luân Công phải rời khỏi nhà để tránh bị bức hại thêm nữa. Dương Diệu Uy cần phải chịu trách nhiệm chính cho tất cả những tội ác này.

1. Bức hại Pháp Luân Công ở thành phố Hồ Lô Đảo của Dương Diệu Uy

Từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 đến tháng 1 năm 2010, ít nhất bốn học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết ở huyện Tuy Trung. Họ là Trần Đức Văn, Tô Cúc Trân, Phạm Đức Chân và Điền Thiệu Diễm. Dương Diệu Uy, khi đó là giám đốc công an Huyện Tuy Trung kiêm phó giám đốc công an Thành phố Hồ Lô Đảo phải chịu trách nhiệm cho cái chết của những học viên này.

i) Ông Trần Đức Văn đã qua đời sau khi bị bức thực bằng một lượng lớn nước muối đặc; vợ ông, bà Cao Quế Anh, cũng là một học viên Pháp Luân Công, đã qua đời vì đau buồn do mất chồng

Ông Trần bị bắt khi đến Bắc Kinh vào ngày 30 tháng 10 năm 1999 để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Ông bị giam ở Trại tạm giam Tuy Trung, nơi đây ông bị đánh đập tàn bạo vì từ chối từ bỏ đức tin. Hai mắt của ông vẫn chảy máu mười ngày sau đó.

Sau đó, ông Trần bị kết án hai năm trong Trại Lao động Cưỡng bức Thành phố Hồ Lô Đảo. Ngay khi đến nơi, ông đã bị các lính canh tù và tù nhân hình sự đánh đập tàn bạo, lăng mạ và trừng phạt thân thể. Tháng 12 năm 2000, ông bị ép “chuyển hoá” (bị ép phải từ bỏ đức tin), tẩy não bạo lực và nhiều hình thức ngược đãi khác. Bảy lính canh đã dùng bảy dùi cui điện để sốc điện vào những vùng nhạy cảm trên cơ thể ông. Khi hết điện, các lính canh bao vây ông và đá ông trong khi dùi cui điện đang được sạc thêm.

Ngày 6 tháng 3 năm 2001, ông Trần bị bức thực. Các lính canh tù đã dùng bốn còng tay để còng tứ chi của ông. Khi đang nhét một cái ống, nhiều người đã đè tứ chi ông xuống đất và nhét một cái ống vào mũi ông. Một ngày họ nhét một cái ống vào mũi ông để đổ nước muối vào. Kết quả của lần thức thực tàn bạo này là ông ho cả ngày dài. Cơ miệng của ông bị co giật và ông rất đau.

Tối ngày 10 tháng 3 năm 2001, ông được đưa đến một bệnh viện do tình trạng xấu đi. Ông đã qua đời vào sáng hôm sau vào ngày 11 tháng 3. Khi đó ông 58 tuổi.

Sau khi ông qua đời, trại lao động cưỡng bức đã nói dối rằng ông chết do bị đau tim để che đậy hành vi giết người của họ. Vợ ông, bà Cao Quế Anh, cũng là một học viên Pháp Luân Công, đã bị cảnh sát bắt và giam giữ 45 ngày ở trại tạm giam Tuy Trung vào năm 2000. Tháng 2 năm 2012, bà đã qua đời do quá đau buồn.

ii) Anh Phạm Đức Chân bị ngược đãi và bị giết trong trại tạm giam Tuy Trung

Vợ chồng anh Phạm Đức Chân bị bắt vào ngày 25 tháng 2 năm 2008. Cùng ngày hôm đó, anh Phạm bị đưa đến trại tạm giam Tuy Trung. Trong thời gian bị giam kéo dài hơn một tháng này, anh Phạm đã chịu mọi loại tra tấn, gồm bức thực, đánh đập và sốc bằng dùi cui điện cùng các hình thức khác.

Ngày 20 tháng 4 năm 2008, anh bị tra tấn đến chết ở tuổi 33. Cơ thể anh đầy vết bầm tím ở hai cánh tay, bụng và kéo dài đến đầu gối. Mặt anh bị biến dạng và hai hàm răng nghiến lại.

Một ngày sau khi anh qua đời, không được sự đồng ý của gia đình, cảnh sát đã khám nghiệm tử thi và sau đó thiêu xác anh.

2. Cuộc bức hại ở thành phố Đan Đông

Từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 9 năm 2015, khi Dương Diệu Uy là phó thị trưởng thành phố Đan Đông kiêm giám đốc công an Đan Đông, ông ta đã tích cực phối hợp với Uỷ ban Chính trị và Pháp Luật cùng Phòng 610 để điều khiển toàn bộ hệ thống công an Đan Đông bức hại Pháp Luân Công. Hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công trong thành phố đã bị giám sát, bắt giữ, lục soát nhà, giam giữ và kết án tù. Hai học viên Tu Kim Thu và Nhậm Thục Văn đã bị bức hại đến chết.

i) Bà Tu Kim Thu bị bức hại đến chết

Ngày 5 tháng 9 năm 2013, bà Tu Kim Thu đã bị bắt khi đang nói chuyện với mọi người về cuộc bức hại ở gần nhà bà. Cảnh sát đã nhốt bà vào một căn phòng và còng tay chân bà vào một cái ghế sắt trong nhiều ngày. Chân tay bà đều sưng phồng lên. Một nữ cảnh sát mang giày da đã liên tục giẫm mạnh lên các ngón chân bị sưng của bà khiến chúng chuyển thành màu xanh đen. Một ngón chân của bà cũng rơi ra.

Vì bị trói trong một thời gian dài nên toàn thân bà sưng phồng lên. Cơ thể của bà bị co giật nhiều và bụng sưng to đến nỗi bà không thể ăn hay đi lại. Ngày 16 tháng 11 năm 2013, bà bị bất tỉnh. Cảnh sát đã đưa bà đến bệnh viện trong tình trạng sắp chết. Các bác sỹ nói rằng không thể làm gì được nữa và bà đã qua đời vào ngày 28 tháng 11 năm 2013.

ii) Bà Đằng Tú Linh mất khả năng nói chuyện vì bị bức hại

Khoảng chiều ngày 25 tháng 6 năm 2013, bà Đằng Tú Linh đã bị cảnh sát bắt giữ một cách bạo lực khi đang cùng gia đình mua quần áo tại một cửa tiệm. Bà đã bị nhốt trong trại tạm giam Đan Đông. Một tuần sau, bà bị tra tấn đến mất khả năng nói chuyện.

Ngày 16 tháng 9, Toà án Thành phố Đan Đông đã bí mật kết án bà 3,5 năm tù mà không tổ chức phiên toà hoặc thông báo cho gia đình bà. Ngày 22 tháng 9, ba nhân viên toà án đã đến trại tạm giam Đan Đông và cố ép bà ký tên vào bản án nhưng bà đã từ chối.

Dưới áp lực của các nhân viên toà án, tay chân của bà bắt đầu bị co giật và miệng sùi bọt mép. Các nhân viên toà án đã lợi dụng cơ hội kéo tay bà lên và nhấn ngón tay của bà vào bản án.

Chiều ngày 15 tháng 10, trại tạm giam Đan Đông đã gọi cho gia đình bà Đằng đến gặp bà. Cảnh sát nói với chồng bà rằng bà không thể nói được dù mới chỉ ở trong trại tạm giam được hai tuần; và bà cũng bị năm cơn co giật trong vòng hai tháng. Sau chuyến thăm đó của gia đình, cảnh sát đã nhiều lần cố đưa bà đến Nhà tù nữ Thẩm Dương. Tuy nhiên, nhà tù đã từ chối nhận bà vì sức khoẻ của bà kém. Ngày 26 tháng 11, trại tạm giam cuối cùng đã chuyển bà vào được Nhà tù Nữ Thẩm Dương.

iii) Nhiều học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đan Đông bị bắt và bị kết án

Từ tối khuya ngày 18 tháng 4 năm 2015 đến sáng sớm ngày 19 tháng 4 năm 2015, ít nhất 43 học viên Pháp Luân Công đã bị cảnh sát địa phương ở thành phố Đan Đông bắt giữ. Vụ bắt giữ này được lên kế hoạch bí mật bởi Uỷ ban Thành phố Đan Đông ĐCSTQ, Uỷ ban Chính trị và Pháp luật, Phòng 610, Bộ Công an Đan Đông, với ít nhất 1.000 người tham gia bức hại.

Cảnh sát đã dùng bốn bước tiếp cận để thực hiện các vụ bắt giữ: lừa học viên mở cửa nhà, cướp chìa khoá để mở cửa; cạy cửa để xông vào nhà họ; đứng gần lối ra vào và tận dụng thời cơ khi người nhà mở cửa và họ chạy vào nhà. Cảnh sát xông vào nhà học viên và bắt họ. Riêng ở thành phố Đan Đông, cảnh sát đã lấy đi 140.000 Nhân dân tệ cũng như các biên lại nộp tiền, tiền mặt, điện thoại di động và tài sản cá nhân.

Ngày 28 tháng 12 năm 2015, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bắt. Trong số họ, Tôn Vĩnh Cần bị kết án tám năm tù, Trương Vĩ bị kết án 8,5 năm, Trần Anh Nga bị kết án tám năm tù, Trương Tiểu Bình năm năm tù, Lâm Chí Diễm năm năm tù, Tôn Diễm năm năm tù.

3. Cuộc bức hại ở thành phố Đại Liên

Tháng 11 năm 2017, Dương Diệu Uy trở thành phó thị trưởng Chính quyền Thành phố Đại Liên kiêm giám đốc công an Thành phố. Sau khi nhậm chức, ông ta đã tiếp tục thi hành chính sách bức hại các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Theo thông tin từ Minghui.org, từ khi ông ta nhậm chức, ít nhất bảy học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết, gồm Tạ Đức Văn, Tống Thục Xuân, Trịnh Đức Tài, Chu Bổn Phú, Tôn Ngọc Anh, Hoàng Quế Anh và Thái Thục Nhuận. 97 người đã bị bắt và bị sách nhiễu từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2021, khiến Đại Liên trở thành một trong những thành phố tệ nhất đất nước.

Các học viên bị bức hại đến chết

i) Bà Tôn Ngọc Anh ngoài 80 tuổi. Năm 2019, nhà bà bị đột kích hai lần bởi Đội Bảo vệ Quốc gia Quận Sa và công an địa phương. Tài sản cá nhân của bà gồm như vật kỷ niệm Pháp Luân Công đã bị tịch thu; thậm chí máy trợ thính trị giá 6.000 Nhân dân tệ của bà cũng bị lấy đi. Cảnh sát của Bộ Công an Đại Liên cũng lấy đi 10.000 Nhân dân tệ tiền mặt. Bà qua đời vào tháng 8 năm 2019 vì phải chịu sự bất công tột độ.

ii) Ông Trịnh Đức Tài 84 tuổi. Ngày 4 tháng 9 năm 2017 ông bị bắt tại nhà và bị đưa đến một trại tạm giam. Ngày 12 tháng 4 năm 2018, ông bị kết án 1,5 năm tù. Khi được thả khỏi nhà tù vào tháng 8 năm 2019, sức khoẻ của ông rất yếu. Ông ăn uống hay đi lại khó khăn và bị hốc hác. Ông đã qua đời vào ngày 21 tháng 11. Thậm chí ngay trước khi ông qua đời, các viên chức thôn và cảnh sát vẫn đều đặn đến nhà ông và sách nhiễu ông.

iii) Bà Tống Thục Xuân 71 tuổi. Bà bị bắt và bị giam nhiều lần. Ngày 12 tháng 12 năm 2018, bà bị bắt và nhà bị đột kích. Bà bị giam 13 tháng tại trại tạm giam Diêu Gia ở Đại Liên, nơi đây bà bị tra tấn thể xác và bị bức hại đến mức không thể ăn trong tháng cuối cùng ở đây. Bà được thả vào ngày 11 tháng 12 năm 2019 vì bà không thể ăn được nữa. Bao tử và phần bụng trên của bà bị sưng lên và bà vẫn bị cảnh sát giám sát. Vì bị bức hại tinh thần và thể xác nghiêm trọng nên bà đã qua đời vào tối ngày 30 tháng 5 năm 2020.

Các trường hợp bị bắt giữ và kết án phi pháp

i) Tối ngày 18 tháng 3 năm 2018, chín học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đại Liên đã bị bắt khi đang phân phát tài liệu phơi bày tội ác của ĐCSTQ tại thị trấn Pháo Thai, thành phố Ngoã Phòng Điếm. Sau đó, nhà họ bị lục soát và họ bị kết án. Đây là bản án của họ:

Bà Cốc Tú Hoa, 49 tuổi, bốn năm tù.
Bà Trương Tam Mạn, 60 tuổi, ba năm tám tháng tù.
Bà Đàm Xuân Vinh, 65 tuổi, ba năm tám tháng tù.
Bà Vương Lệ Quả, 47 tuổi, bốn năm tù.
Bà Tôn Bảo Anh, 42 tuổi, bốn năm tù.
Ông Chu Hưng, 46 tuổi, bốn năm tù.
Ông Lý Thiên Học, 64 tuổi, ba năm hai tháng tù.
Ông Lưu Tỉnh Long, 41 tuổi, ba năm ba tháng tù.
Ông Lưu Hi Vĩnh, 77 tuổi, ba năm tù.

ii) Ngày 12 tháng 11 năm 2018, Uỷ ban Chính trị và Pháp luật Đại Liên và Phòng 610, thông đồng với sở công an Đại Liên và sở công an Quận Trung Sơn, đã nghe lén, giám sát, theo dõi và dùng những phương thức khác để bắt giữ 20 học viên Pháp Luân Công.

Họ là: Bà Tống Thục Xuân, 70 tuổi; bà Tống Học Tồn, 69 tuổi; bà Từ Ngạn Hà, 55 tuổi; bà Tương Liên Hương, 66 tuổi; bà Trình Ngọc Vinh, 71 tuổi; bà Trần Dược Vinh, 61 tuổi; bà Vương Tuấn Anh, 51 tuổi; ông Trương Khắc Hâm, 40 tuổi.

Họ đã bị kết án tù nặng vào năm 2019: Bà Tống Học Tồn, tám năm; bà Trần Dược Vinh, tám năm; ông Trương Khắc Hâm, tám năm; bà Từ Ngạn Hà, tám năm sáu tháng; bà Trình Ngọc Vinh, bốn năm; bà Tương Liên Hương, ba năm ba tháng; bà Tống Thục Xuân, ba năm tù cùng bốn năm quản chế tại gia.

Bà Tống Thục Xuân đã qua đời vào tháng 5 năm 2020.

iii) Sáng ngày 11 tháng 7 năm 2019, ông Đinh Quốc Thần đã bị bắt trong khi đang dạy kèm cho học sinh của mình. Vợ ông, bà Diêm Thanh Hoa, cũng bị bắt đồng thời.

Ông Đinh bị giam tại trại tạm giam Kim Châu và đã bị bức hại đến bất tỉnh và điếc hai tai trước khi được thả. Ngày 14 tháng 5 năm 2020, ông biết tin hai vợ chồng đều bị truy tố. Vì ông từ chối hợp tác với toà án nên cảnh sát của đồn công an và nhân viên toà án thường xuyên sách nhiễu họ tại nhà. Ngày 27 tháng 1 năm 2021, ông Đinh bị xuất huyết não và hôn mê. Ông đã bị kết án hai năm tù và vợ ông bị kết án ba năm sáu tháng tù vào ngày 4 tháng 2 năm 2021. Tại thời điểm đó ông vẫn còn bị hôn mê.

iv) Ngày 10-11 tháng 7 năm 2020, sở công an Đại Liên đã bắt giữ các học viên Pháp Luân Công từ nhiều vùng khác nhau của thành phố Đại Liên. Theo thống kê có sẵn, ít nhất 30 học viên Pháp Luân Công và gia đình của họ đã bị bắt, nhà họ bị lục soát trong hai ngày, bao gồm cả những học viên ngoài 90 tuổi. Tổng cộng hơn ba triệu Nhân dân tệ bị tịch thu.

Ngày 7 tháng 12 năm 2020, bảy học viên đã bị tòa án kết án. Đỗ Vĩnh Phong bảy năm tù; Trương Xuân Phượng bảy năm tù; Phạm Vĩnh Mai bốn năm tù; Trương Lệ Bình ba năm tù; Hà Vĩnh Cầm ba năm tù, Vi Đạc và chồng là Sơ Chánh Kiệt bị kết án mỗi người một năm tù.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/31/428935.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/29/194832.html

Đăng ngày 19-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share