Bài viết được ghi lại theo lời kể của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đông Bắc Trung Quốc
[MINH HUỆ 03-07-2021] Vào năm 1996, vợ chồng tôi chia tay. Tôi rời khỏi tỉnh Sơn Đông và quay trở về vùng Đông Bắc cùng với con gái nhỏ của mình. Chúng tôi đã không có chỗ ở cố định, những khó khăn trong cuộc sống cùng những vướng mắc tình cảm đã khiến sức khỏe tôi suy giảm hàng ngày. Tôi mắc bệnh tim đã lâu, gan cổ trướng, và xương cùng bị vỡ từ cú trượt ngã khi còn trẻ. Khi ngồi trên giường gạch của mình, tôi thường phải dùng một chiếc chăn bông làm đệm; nếu không thì sẽ bị cơn đau ở xương cùng hành hạ. Căn bệnh về da ở bàn tay cũng làm tôi đau đớn khi làm việc.
Tôi đã mất niềm tin vào cuộc sống và không muốn ăn uống do những căn bệnh của mình. Không muốn con gái cũng bị liên lụy vào những việc như thế này, nên tôi đã tìm một miếu thờ để xuất gia. Mục đích của tôi không phải là đi tu, mà là để chết ở tu viện. Tôi đã tìm đến một số người để hỏi xem làm thế nào để làm việc đó, nhưng tất cả họ đều nói rằng các đền, miếu giờ chỉ cần các sinh viên đại học, không cần người như tôi. Ban ngày, các sinh viên đại học khoác áo cà sa lên người để làm việc rồi trút bỏ chúng ra trước khi về nhà vào ban đêm. Nghe thấy thế, tôi như người bị xát thêm muối vào vết thương vậy. Tôi cảm thấy mình không còn nơi nào để đi.
Đêm đến tôi nằm trên giường mà khóc, sau một lát thì chìm vào giấc ngủ. Rồi tôi nghe thấy ai đó nói: “Không cần phải đến miếu thờ. Có nhiều nơi trong thế tục có thể tu luyện. Hãy mau chóng đi tìm.” Khi tôi mở mắt ra không có ai ở đó, nên tôi nghĩ đó là một giấc mơ. Ngay khi tôi vừa nhắm mắt lại, ai đó lại nói: “Không cần đến miếu thờ, có thể tu luyện trong thế tục.”
Cuộc gặp với một lão nhân đáng kính
Sáng sớm hôm sau, tôi chậm chạp ra khỏi giường, nghĩ về những gì mình đã nghe thấy đêm hôm trước. Nửa tin nửa ngờ những gì mình đã nghe thấy, tôi đi ra ngoài và đi dạo đến công viên Mẫu Đan Giang. Tôi nghe thấy tiếng mõ cùng với âm nhạc du dương. Vội đến đó, tôi nhìn thấy một nhóm người cả nam, nữ và trẻ em đang thiền định tại quảng trường công viên.
Một ông lão đứng dậy, tiến về phía tôi và nói: “Trông cô ốm quá.” Tôi kể cho ông ấy về bệnh tật của mình. Ông ấy nói: “Cô nên thử thực hành Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã thường luyện đủ loại khí công, nhưng không cái nào trong đó có thể sánh với Pháp Luân Đại Pháp. Vợ tôi cần phải có người chăm sóc. Tôi sẽ cung cấp cho cô thức ăn và nơi ở, và dạy cô các bài công pháp.” Tôi gật đầu.
Ngày hôm sau, tôi đi cùng ông lão từ điểm luyện công đến nhà ông ấy. Điều đầu tiên tôi làm là xem các băng giảng Pháp của Sư phụ Lý. Tôi xem liên tục trong hai ngày, và tôi cảm thấy những điều Sư phụ nói đều tốt. Càng xem nhiều, tôi càng muốn xem hơn.
Vào ngày thứ ba, ông cụ bắt đầu dạy tôi các bài luyện công. Vì tôi rất yếu, tôi đã phải cắn răng mới xong được bài công pháp thứ hai. Sau đó tôi mệt phờ và nhễ nhại mồ hôi. Tuy nhiên, tôi cảm giác có chút nhẹ nhàng hơn.
Vợ của ông cũng bị ốm, và bà ấy không thể tự chăm sóc bản thân. Lúc đó, mặc dù tôi cũng không khá hơn là mấy, tôi phải làm các việc lặt vặt trong nhà vì đó là công việc của tôi. Vài ngày đầu tiên ở đó, tôi chỉ hàng ngày làm việc mà không ăn gì vì tâm trạng u sầu và vì bệnh tật. Ông nói: “Cô cần phải ăn.” Ông ấy đã mua một ít sữa cho tôi khi ông ấy ra ngoài mua sữa cho vợ. Khi thấy tôi bối rối, ông ấy nói: “Cô có thể ăn những gì mà chúng tôi có ở đây.”
Công việc của một người giúp việc không chỉ bẩn thỉu, vất vả mà còn khó khăn nữa. Bà cụ không ngủ được vào ban đêm, và thỉnh thoảng khi tôi sắp ngủ được, bà ấy lại cần đi vệ sinh. Tôi sẽ đợi trên 20 phút để bà ấy đi tiểu, mà thường là chẳng đi được gì. Rồi bà ấy sẽ nói: “Tôi không đi tiểu nữa, chị mang cái bô tiểu trong phòng đi đi.” Đôi khi bà cụ muốn uống nước, và khi khác thì bà ấy muốn ăn trái cây. Tôi không thể biết ban đêm bà ấy sẽ dậy bao nhiêu lần. Thỉnh thoảng vào ban ngày, bà ấy đánh nhau với ông. Bà ấy sẽ lật bàn trong bữa ăn. Tôi sẽ phải ôm lấy cái bát của mình và đứng ra ngoài phòng để ăn. Ông lão đã lo rằng tôi sẽ không giữ vững tâm tính, nên ông ấy đã nhắc nhở tôi điều Sư phụ đã dạy:
“Chúng ta nói rằng khi gặp mâu thuẫn trước mặt, lùi một bước biển rộng trời cao, đảm bảo sẽ là một cảnh tượng khác.”(Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)
Những căn bệnh nan y của tôi đã khỏi
Trong môi trường này tâm tính của tôi đề cao nhanh chóng. Vào ngày luyện công thứ năm, một điều kỳ diệu đã xảy ra-dạ dày tôi cảm thấy khá hơn. Tôi cũng bắt đầu thấy ngon miệng. Tôi cảm thấy có năng lượng, và sức khỏe tôi cải thiện hàng ngày.
Hai tháng sau, tôi đã có thể thiền định 40 phút trong tư thế song bàn. Rồi tôi bắt đầu ra công viên cùng với ông cụ vào buổi sáng để luyện công tập thể.
Sáu tháng sau, bệnh tim và bệnh gan cổ chướng kinh niên của tôi, mà tưởng rằng không thể chữa được, đã biến mất. Mọi thứ của tôi đều tốt hơn. Đồng thời, xương cùng của tôi cũng không gây đau đớn nữa. Khi thiền định, tôi chỉ cần một cái chiếu mỏng. Tôi đã có thể thiền định trong một tiếng và xương cùng của tôi đã ổn.
Thông qua việc học Pháp, luyện công liên tục, mà không tốn một xu hay không uống dù chỉ một viên thuốc, tôi đã hồi phục từ những bệnh tật mà bệnh viện cho là nan y! Tôi cảm thấy như thể trẻ ra mười tuổi. Pháp Luân Đại Pháp thật huyền diệu và đáng kinh ngạc. Tôi không chỉ quên đi ý nghĩ vào chùa, mà còn nghĩ rằng vì tôi đã đắc Pháp và được thọ ích từ Pháp, tôi phải nói cho những ai cũng đang phải chịu đựng bệnh tật rằng Pháp Luân Đại Pháp huyền diệu đến thế nào.
Người y tá mà ngày ngày vẫn đến để tiêm cho bà cụ, bị viêm màng phổi. Cô ấy đã phải nhập viện, phải tiêm và uống rất nhiều thuốc, nhưng vẫn không khá hơn. Tôi đã nói với cô ấy về Pháp Luân Đại Pháp, và cô ấy thấy rằng tôi đang khá lên mỗi ngày. Hàng ngày, cô ấy cũng bắt đầu đến chỗ ông cụ để học Pháp và luyện công.
Khi hàng xóm tầng trên tầng dưới thấy rằng đến cả y tá cũng đang học công, nhiều người gồm cả đàn ông, đàn bà, trẻ nhỏ tất cả cũng đều đến học. Khi em gái của bà cụ đến thăm bà ấy, tôi đã kể cho bà ấy về những tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của Pháp Luân Đại Pháp. Bà ấy cũng bắt đầu thực hành.
Tất cả hàng xóm đều biết hồi mới đến tôi bệnh tật thế nào. Họ nói: “Ôi! Chị đã thay đổi thật nhiều.”
Cứu người trong bức hại
Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã hai lần bị giam giữ phi pháp tại một trại cưỡng bức lao động và bị kết án bốn năm tù giam. Tôi đã chịu rất nhiều gian khổ. Sau bốn năm bị bức hại trong tù, tóc tôi đã bạc trắng hoàn toàn và gần như toàn bộ răng của tôi đã rụng hết. Tôi đi đứng run rẩy, và tôi đã không nhận ra được chính mình khi nhìn vào gương. Thế nhưng tôi vẫn tu luyện Đại Pháp, và tín tâm của tôi đối với Sư phụ vẫn kiên định.
Một lần ở chợ, tôi đã phát được hơn 150 cuốn sách nhỏ về Pháp Luân Đại Pháp và về cuộc bức hại, và cuốn cuối cùng tôi đã đưa cho một viên cảnh sát. Anh ta đã đưa tôi đến đồn cảnh sát và hỏi tôi lấy tài liệu ở đâu. Tôi nói tôi nhận chúng từ một quý bà lớn tuổi mà tôi không biết. Viên cảnh sát hỏi: “Chị làm gì với những tài liệu này?” Tôi nói tôi muốn cứu người. Tôi kể cho anh ta về cuộc bức hại và thuyết phục anh ta thoái ĐCSTQ và các tổ chức thanh thiếu niên của nó để tránh phải chịu nghiệp báo. Anh ta nói: “Nhưng tôi vẫn phải làm một cảnh sát.” Tôi nói: “Công việc hay cuộc sống của anh quan trọng hơn?” Anh ta không trả lời, quay đi, rồi rời khỏi. Tôi đã bị giữ ở đồn cảnh sát ba ngày, và khi tôi đang luyện công, viên cảnh sát đang canh chừng tôi đã học luyện công theo. Sau vài ngày, con gái tôi đã đến đón tôi về nhà.
Trong thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Thanh Đảo, một viên cảnh sát địa phương tìm đến tôi và hỏi tôi còn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hay không. Khi tôi trả lời “Có”, anh ta nói: “Vậy thì chị không thể ở lại đây.” Họ liên lạc với đồn cảnh sát nơi tôi đăng ký hộ khẩu đến và nhận tôi. Khi tôi đang ở nhà con gái thứ hai, đồn cảnh sát ở đó đã bảo tôi ký vào “hối quá thư” cam kết rằng tôi sẽ không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nữa. Con gái tôi đã nổi giận và nói: “Các anh đang yêu cầu mẹ tôi ký sao? Bà ấy đã từng chả ký cái gì khi còn ở trại lao động hay trong tù, nên các anh thôi đi.” Cảnh sát đã định tìm bạn bè của con gái tôi để thuyết phục cháu lừa tôi ký. Con gái tôi đã nói: “Thậm chí với người khác tôi cũng sẽ không làm thế. Sao tôi có thể làm vậy với mẹ mình được? Tôi vẫn là một con người phải không?”
Một ngày gần cuối năm 2019, ai đó đã báo cáo khi tôi đang phân phát tài liệu ở chợ. Cảnh sát đã đưa tôi về đồn và hỏi tôi những tài liệu ấy ở đâu ra. Tôi chỉ cười với viên cảnh sát mà không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của anh ta. Tôi phát chính niệm và cầu Sư phụ gia trì cho tôi và không để cảnh sát phạm tội bức hại Đại Pháp.
Viên cảnh sát hỏi lại tôi: “Chị tên gì?” Tôi nói: “Tôi trước kia đã từng rất coi trọng cái danh này, luôn muốn nghe thấy những điều tốt đẹp. Tôi đã từng rất chán sống, và hậu quả là thân đầy bệnh tật. Bây giờ tôi không muốn một tên gọi hay danh tiếng gì cả, nên chỉ cần gọi tôi là một đệ tử Đại Pháp.” Viên cảnh sát tặc lưỡi: “Chị chỉ thực hiện tốt Thiện và Nhẫn thôi, nhưng mà không ‘Chân.’ Chị không dám nói thật, chị không dám nói lấy tài liệu ở đâu, và chị không dám nói nơi mình sống.” Dù anh ta nói gì, tôi chỉ mỉm cười.
Để ngăn anh ta phạm tội, tôi nói: “Mọi thứ giờ đã khác. Những ai tham gia vào việc bức hại các đệ tử Đại Pháp đang bị phơi bày trên trang web Minghui.org.” Anh ta hỏi: “Chị đã phơi bày người nào chưa?” Tôi nói: “Những ai tham gia vào bức hại đều bị phơi bày, còn những ai không tham gia, thì không bị phơi bày.” Ngay khi nghe thấy điều đó, anh ta và các viên cảnh sát khác từng người một đã đi ra ngoài.
Chỉ còn một viên cảnh sát mập mạp còn ở lại canh chừng tôi. Tôi phát chính niệm để anh ta ngủ. Trong chốc lát anh ta đã ngủ và bắt đầu ngáy. Tôi ngay lập tức phát chính niệm để thanh trừ tất cả các yếu tố tà ác đang bức hại các đệ tử Đại Pháp trong các không gian khác của đồn cảnh sát, và để giải thể tất cả hắc thủ lạn quỷ.
Một lát sau, một viên cảnh sát bước vào để xem tôi sẽ nói gì, nhưng anh ta không nói một lời và đã rời đi. Một lát sau, một viên cảnh sát khác lại vào. Anh ta cũng không nói gì cả rồi rời đi. Viên cảnh sát nặng nề đó vẫn đang ngáy rộn ràng. Vào khoảng năm giờ chiều, bầu trời đã gần như tối đen. Một viên cảnh sát bước vào và mời tôi lên xe để anh ta đưa về. Tôi nói: “Không, xin cảm ơn, tôi có thể tự đi về nhà.”
Trong năm 2020, khi đại dịch bùng phát toàn thế giới và mọi người không biết phải làm gì, hàng ngày tôi vẫn tiếp tục đi ra ngoài. Tôi đi bộ trên phố, phân phát thông tin về đại dịch và nói với mọi người làm thế nào để tự bảo vệ bản thân bằng việc thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân-Thiện-Nhẫn hảo.”
Một lần tôi nhìn thấy một nhóm người ở chợ và đã đưa cho một trong số họ một cuốn sách nhỏ về đại dịch. Anh ta nói: “Sao chị không đưa cho tôi cả túi? Ngày hôm kia, một người ở làng tôi mang về một quyển mà chị đang phát. Mọi người trong làng đang tranh nhau để đọc nó.” Nhìn thấy đôi mắt háo hức và chân thực của anh ta, tôi đã đưa cho anh ta 40 quyển còn lại. Một người cạnh tôi nói: “Các học viên Pháp Luân Đại Pháp làm người ta kinh ngạc. Họ không chỉ dám nói ra chân tướng, mà họ còn đang cứu người.” Tôi nói, “Nếu anh thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân-Thiện-Nhẫn hảo,” anh sẽ có thể thoát được bệnh dịch và tai họa mà thế giới đang đối mặt.
Giờ đây, nhiều người ở chợ chào tôi. Một số thì hỏi tài liệu, và một số thì nói: “Hiện nay một thứ duy nhất mà ĐCSTQ sợ là Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản.” Những người khác thì sợ làm tôi gặp rắc rối nên vội đút ngay tài liệu vào trong túi khi họ nhận chúng. Một ai đó còn hỏi: “Vụ tự thiêu ở Thiên An Môn là thật hay giả?” Một người bên cạnh tôi nói: “Nếu anh muốn nó, thì lấy đi; nếu anh không muốn nó, thì đừng lấy. Đừng nói về những điều vô ích, chỉ cần lấy và đọc nó rồi anh sẽ hiểu.”
Một ai đó lại hỏi: “Ai trả tiền cho các tài liệu này?” Tôi nói, “Các học viên tự bỏ tiền túi để trả. Nên hãy trân trọng nó. Hãy đọc nó rồi đưa cho người khác được đọc khi bạn đọc xong nhé. Khi tất cả chúng ta làm nhiều việc tốt hơn và tích được nhiều đức hơn, thiên tai và nhân họa sẽ không xảy đến với chúng ta.”
Trước đây, sau khi phát các cuốn sách nhỏ ở một khu vực, tôi sẽ nhìn lại để xem có cuốn nào bị vứt trên mặt đất không, nhưng bây giờ tôi không cần làm thế nữa. Mọi người đã trân quý chúng. Có một ông lão thường đi ra chợ. Lần nào thấy tôi, ông ấy cũng hỏi xin hai bản để đọc. Ông ấy thường nói với mọi người: “Mọi điều trong cuốn sách này đều là sự thật.” Thỉnh thoảng khi nhìn thấy tôi đang trực tiếp nói chuyện và phát tài liệu cho mọi người, ông ấy đã ngợi ca tôi trước mặt họ. Ông ấy sẽ nói: “Cô thật dũng cảm. Cô dám nói ra sự thật và dám kể cho mọi người!”
Cứ khi nào nghe và thấy ai đó hiểu được chân tướng, tôi thực sự hạnh phúc. Xin đa tạ Sư phụ! Xin cảm ơn các đồng tu, và cảm ơn tất cả mọi người trong gia đình tôi và những ai trên thế gian này coi trọng Pháp Luân Đại Pháp.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/3/-421985.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/21/194728.html
Đăng ngày 29-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.