Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại hải ngoại

[MINH HUỆ 24-06-2021] Tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp khi ở Canada. Năm đó tôi 23 tuổi và đang học đại học năm nhất.

Lúc 16 tuổi, tôi đến Canada. Lúc đó, có mục sư đến nhà tôi truyền giáo. Vì để học tiếng Anh nên chúng tôi đã đi đến nhà thờ.

Mặc dù lúc nhỏ khi ở trong nước, tôi bị giáo dục tiếp thụ thuyết vô thần, nhưng tôi tin rằng Thần thật sự tồn tại. Bởi vì tôi không thể tưởng tượng được các chủng các dạng động thực vật và sự mỹ diệu của thân thể người trong thế giới này lại được tiến hóa chỉ bằng cách đột biến gen và chọn lọc tự nhiên. Tại sao trong 5000 năm văn minh không có ghi lại bất kể trường hợp khỉ đột biến hoặc trường hợp tiến hóa nào. Chỉ bằng việc ngẫu nhiên phát triển các đoạn mã thì mất bao nhiêu thời gian mới có thể phát triển một hệ thống của điện thoại di động? Huống hồ là từ đơn tế bào mà thành một loạt các loài phong phú như vậy trên thế giới ngày nay. Tôi thấy rằng hàng tỷ, thậm chí hàng trăm tỷ hoặc hàng nghìn tỷ năm cũng không thể xảy ra được.

Nhưng tôi không biết Chúa là ai. Người truyền giáo đến thuyết giảng về nội dung trong Kinh thánh nhưng không thể giải đáp hết những thắc mắc trong tâm tôi. Tuy nhiên, tôi đã bắt đầu học cách cầu nguyện. Chủ yếu là cầu xin Chúa ban phúc để làm bài thi tốt, làm sao để mọi việc suôn sẻ, v.v. Nhưng đôi khi tôi phát tự nội tâm nói với Chúa rằng: “Mặc dù không biết ngài là ai nhưng con tin rằng ngài thật sự tồn tại. Có điều nó vẫn không thể loại bỏ những nghi hoặc trong tâm con. Ngài là vạn năng, nhất định có thể nhìn thấy tư tưởng của con. Vậy xin ngài có thể giúp con giải đáp nhưng nghi hoặc để con toàn tâm toàn ý tin ngài được không?”. Đến nay tôi vẫn không nhận được bất kể hồi đáp nào.

Sau đó, gia đình chú tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp. Họ cảm thấy vô cùng phấn khởi nên ngay lập tức gửi email giới thiệu cho chúng tôi. Tôi và mẹ lúc đó đều không để tâm. Họ còn nhiều lần đến nhà tôi để giới thiệu. Cuối cùng chúng tôi cũng bắt đầu đọc cuốn Chuyển Pháp Luân.

Mẹ tôi vốn bị bệnh dạ dày rất nghiêm trọng. Bà bị chảy máu dạ dày hai lần, ban đêm không dám ăn gì. Bà thường xuyên bị mất ngủ vì đau dạ dày vào ban đêm. Bác sĩ cũng không có biện pháp chữa trị. Không lâu sau khi tu luyện Pháp Luân Công, bà phát hiện rằng mình đã khỏi bệnh, không còn đau nữa và có thể ăn uống bình thường.

Tại thời điểm đó chính là lúc Pháp Luân Đại Pháp được hồng truyền, người truyền người – tâm truyền tâm. Kỳ thực, trong hơn 20 năm trôi qua, Pháp Luân Đại Pháp chính là được hồng truyền như vậy. Mang lại lợi ích cho vô số gia đình và cải biến con đường nhân sinh của rất nhiều người.

Lúc đó quả thực tôi rất bận rộn với việc học tập, đọc sách cũng không thấy minh bạch gì. Chỉ có cảm giác mơ hồ rằng con đường này chắc chắn sẽ gian nan. Ở trong tiền bạc, ham muốn vật chất cực độ tại xã hội mà buông bỏ nhân tâm. Trong một thời đại mà đạo đức nhân loại trượt xuống nhanh chóng thì dùng đạo đức để ước thúc bản thân, không thể muốn làm gì liền làm nấy. Là cần trong loạn thế mà phân biệt thị phi, nhận rõ chính tà và tìm về ý nghĩa chân chính của đời người.

Dựa vào cách nghĩ này, dù bận học nhưng mỗi ngày tôi đều sẽ kiên trì đọc sách nhiều hơn một chút, cố gắng chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp mà hành xử và luyện công nhiều nhất có thể.

Sau khi học Pháp được một năm, đột nhiên vào một ngày, tôi nhận ra rằng lời nguyện cầu nhiều năm trước trong tâm tôi hóa ra lại được giải đáp trong Pháp Luân Đại Pháp. Khoảnh khắc đó tôi không kìm được nước mắt. “Mình có Sư phụ rồi!”. Đó là một loại trạng thái vui mừng và sự cảm ân không thể dùng ngôn ngữ nào có thể diễn tả được.

Con đường đắc Pháp của tôi cùng không hẳn thuận lợi. Đầu tiên, tôi phải đối diện với sự phản đối dữ dội của cha tôi. Cha tôi không thể nói Đại Pháp không tốt ở điểm nào nên cũng không có lý do để phản đối tôi và mẹ tu luyện. Lúc đó, trong công viên ở dưới nhà tôi có một điểm luyện công. Nhưng cha tôi không cho phép chúng tôi ra ngoài để luyện.

Đối diện với sự phản đối vô lý của cha, tôi đã nhìn thấy được tâm thái đại thiện đại nhẫn của người tu luyện Đại Pháp ở mẹ mình. Mẹ tôi từ lúc tu luyện tới nay đều không tranh cãi với cha tôi. Vô luận là cha nói lời nào, làm điều gì tổn hại đến người khác, bà đều dùng tâm thái thiện để đối đãi, đều tận tâm tận lực chăm sóc cho cha và gia đình. Dần dần, cha tôi cũng không còn phản đối nữa. Khi ra ngoài đi chơi, cha sẽ chủ động nấu cơm cho chúng tôi.

Phong vân đột biến, tâm bất động

Tháng 7 năm 1999, Trung Cộng đột nhiên phát động cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Mặc dù ở hải ngoại nhưng tôi lại cảm thụ vô cùng rõ ràng những áp lực trong cuộc bức hại. Lúc đó, những điều nghe thấy nhìn thấy được truyền tải trên truyền thông của tà đảng là đủ loại phỉ báng Sư phụ và Đại Pháp. Tôi cảm thấy vô cùng khó chịu trong tâm.

Từ khi chúng ta tu luyện, Sư phụ không hề đòi hỏi một xu nào từ đệ tử. Sư phụ dạy chúng ta trong cuộc sống, tại xã hội và trong công việc đều trở thành một người tốt, một người tốt hơn nữa. Bản thân tôi không vì chữa bệnh khỏe người mà tiến nhập vào Đại Pháp nhưng xung quanh tôi có rất nhiều những nhân chứng nhờ tu luyện mà được thân thể khỏe mạnh hoặc sinh mệnh được cứu vớt. Đại Pháp mỹ hảo như vậy, Sư phụ từ bi như vậy. Cổ nhân đều giảng rằng nhận của người một giọt ân tình, báo đáp người cả dòng suối tuôn. Những điều tôi được thụ ích từ Đại Pháp là không từ ngữ nào có thể diễn tả hết. Vậy tôi nên đối đãi với Sư phụ và Đại Pháp như thế nào đây?

Tôi cảm nhận bản thân gánh vác trách nhiệm không thể thoái thác. Bản thân không chỉ cần kiên định tu luyện, giữ vững chính lý mà còn cần chiểu theo lời dạy của Sư phụ tận tâm tận lực cứu độ chúng sinh. Rốt cuộc thì, dưới sự dối trá và tuyên truyền của tà đảng thì dân chúng vô tội mới thật sự bị bức hại. Nếu họ nghe và tin theo tuyên truyền của tà đảng, có suy nghĩ phụ diện thậm chí làm việc bất hảo đối với Đại Pháp thì thật sự nguy hại cho sinh mệnh của họ.

Không tranh đấu – Vô sở cầu nhi tự đắc

Khi còn là nghiên cứu sinh, tôi theo học một vị giáo sư tiến sỹ có uy tín trên thế giới và lấy bằng chuyên môn học vị tiến sĩ về khoa học máy tính . Lúc ấy, sau khi tôi đến nộp hồ sơ, ông ấy không hề tỏ ra ưu ái với tôi mà chỉ đưa cho tôi rất nhiều bài luận văn của mình. Ông bảo tôi mang về đọc rồi nói cảm nhận của mình cho ông. Tôi thấy rằng mình không nói đạo lý cao thâm nào nhưng thầy hướng dẫn lại chọn tôi một cách ngẫu nhiên. Người thầy hướng dẫn này tấm lòng vô cùng lương thiện. Ông luôn chăm sóc cho tôi và nhiều lần giúp đỡ khi tôi gặp khó khăn.

Trước khi tốt nghiệp, giám đốc kỹ thuật của một công ty đã xem sơ yếu lý lịch của tôi trên Internet và chủ động đến gặp tôi để phỏng vấn. Đó là công việc đầu tiên của tôi sau khi tốt nghiệp. Mặc dù công ty ở một thành phố nói tiếng Pháp và cách nhà tôi năm giờ đi xe nhưng tôi và đồng nghiệp lại rất hòa đồng. Công việc cũng rất thuận lợi. Không may rằng, công ty bị khủng hoảng tài chính và toàn bộ nhân viên đều bị nghỉ việc.

Vào thời điểm đó, vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nên ở đâu cũng khó tìm được việc làm. Khi không nhận được phản hồi về đơn xin việc thì chính là không được nhận vào công việc đó. Lúc đầu tôi cũng hơi lo lắng. Nhưng thông qua tu luyện Đại Pháp, tôi hiểu rằng bất kể sự việc nào thì cũng không thể truy cầu mà được. Trọng yếu là cần buông bỏ các chủng tâm chấp trước, để tâm thái bình hòa tùy kỳ tự nhiên.

Sau khi thật sự làm được như vậy, điều kỳ diệu đã xảy ra. Một người ở trung gian đã chủ động tìm tôi rồi sắp xếp một cuộc phỏng vấn cho tôi. Đó là một công việc lập trình trong ngân hàng lớn ở trung tâm thành phố. Sau hai vòng phỏng vấn, mặc dù kinh nghiệm của tôi không phù hợp với yêu cầu của họ nhưng họ vẫn quyết định tuyển tôi. Nhưng bởi vì lý lịch của tôi không ổn lắm nên họ đã sắp xếp một vị trí tạm thời cho tôi. Sau khi làm việc, vì có thành tích xuất sắc trong kinh doanh và làm việc nhóm nên tôi đã nhanh chóng nhận được công việc chính thức.

Nhiều người cùng tuổi tôi phải sống trong trạng thái áp lực trường kỳ. Họ không ngừng truy cầu vị trí cao hơn, tiền bạc nhiều hơn. Kết quả khiến bản thân rất lao lực. Thật đúng như Sư phụ giảng rằng:

“Chư vị đâu biết rằng họ sống mệt mỏi ra sao, họ ăn không ngon ngủ không yên, trong mơ cũng lo lợi ích của mình bị tổn thất”. (Chuyển Pháp Luân)

Tôi thường nghĩ, nếu như càng nhiều người đều có thể học Đại Pháp thì những việc tranh tranh đấu đấu này đều trở nên vô nghĩa. Như vậy sẽ có nhiều người đạt được thân tâm khỏe mạnh và thư thái. Hoàn cảnh sinh hoạt cũng có thể bớt đi sự tranh đua và chuyển biến hài hòa hơn. Như vậy, đối với bất kể người nào, gia đình nào hay đối với xã hội thì đều là trăm điều lợi mà không một điều hại.

Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng: “Những công nhân sau khi học Pháp Luân Đại Pháp của các ông, đến sớm về muộn, làm việc hết sức cẩn thận, lãnh đạo phân công việc gì cũng [thực hiện] không nề hà; [họ] cũng không tranh [giành] lợi ích”. (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi tận tâm tận lực làm tốt công việc của bản thân và phối hợp tốt cùng đồng nghiệp. Về mặt kỹ thuật tôi cũng không giữ cho riêng mình. Chỉ cần có thể giúp được, tôi đều cố gắng giúp đỡ. Trong nhóm tôi và tất cả những nhóm mà tôi tiếp xúc không có bầu không khí mâu thuẫn tranh đấu căng thẳng. Mọi người đều giúp đỡ lẫn nhau khiến dự án thực thi được tốt hơn.

Trong công việc, đôi khi tôi cũng mắc sai sót. Những lúc như vậy, tôi chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp để hành xử, không che giấu sai lầm hay trốn tránh trách nhiệm. Về mặt kỹ thuật cũng tích cực đề xuất phương án bổ sung sửa đổi để nhanh chóng bù đắp những tổn thất. Đồng thời tiếp thụ giáo huấn và không phạm phải sai lầm nữa. Có lần, tôi lại mắc lỗi trong khi lập trình. Ngay khi phát hiện ra sai sót, tôi vô cùng áy náy nên chủ động nói với khách hàng, đề xuất phương án giải quyết và khắc phục. Khách hàng không những tức giận mà ngược lại còn thông cảm cho tôi.

Khoan dung thiện đãi mọi người

Có lần, trong nhóm tôi có một thành viên mới đến. Người này rất khó tương tác và không thể tiếp thu ý kiến. Tôi nhận được rất nhiều phản hồi tiêu cực về anh ấy. Ngay cả sếp lớn tuyển anh ấy vào công ty cũng thấy bất mãn. Với tư cách là người trực tiếp quản lý anh, tôi thật tâm muốn giúp anh ấy sau khi nghe những phản hồi này.

Trong nhóm chúng tôi, mọi người thay phiên nhau thuyết trình dự án. Nhưng khi đến lượt thì anh ấy trình bày không rõ ràng. Mọi người trong tổ đưa ra câu hỏi nhưng câu trả lời của anh không đáp ứng được và khiến họ đều thấy khó hiểu. Trong buổi họp, tôi cân nhắc lời nói của bản thân và không hỏi anh bất kỳ câu hỏi lắt léo nào để tránh làm gia tăng sự căng thẳng trong buổi họp. Không chỉ vậy, tôi còn giúp anh ấy giải thích vẫn đề một cách đơn giản. Sau buổi họp, với mục đích giúp đỡ anh ấy nên chúng tôi đã gặp mặt trực tiếp và xem xem có thể làm gì để giúp anh cải thiện hơn.

Vạn sự không ngờ rằng anh ấy dùng lời lẽ rất gay gắt để công kích tôi trong khi tôi là người phụ trách trực tiếp đánh giá anh ấy. Lòng tốt của tôi lại nhận lấy lời công kích như vậy. Tôi không hề có tư tưởng chuẩn bị. Đầu não bất giác phát hỏa nhưng tôi kiềm chế bản thân và không nói thêm nữa, để bản thân điềm tĩnh trở lại.

Tôi nhớ đến lời Sư phụ dạy chúng ta trở thành người tốt, người tốt hơn nữa như thế nào. Sư phụ cũng dạy chúng ta lùi một bước biển rộng trời cao. Như vậy, bản thân là người tu luyện thì nên thấu hiểu người khác, khoan dung thiện đãi người khác và trở thành một người tu luyện tiên tha hậu ngã. Người này có thể không giỏi về kỹ thuật hay giao tiếp nhưng luôn có ưu điểm của mình. Có thể ưu điểm đó chưa thể hiện ra để tôi nhìn thấy. Nhưng tôi không thể vì thái độ của anh ấy đối với mình mà có tâm phán xét được.

Tôi không kể nhớ đến vụ va chạm bất ngờ này cũng không kể với ai bất cứ điều gì. Sếp tôi đã đánh giá rất tệ cho bản đánh giá trong năm đầu tiên của anh ấy. Tôi nghĩ đây là năm đầu tiên mình đánh giá anh ấy, ngoài ra bản đánh giá nãy cũng sẽ luôn lưu lại trong hồ sơ của anh ấy. Đối với sự phát triển trong tương lai của anh ấy nhất định sẽ có ảnh hưởng nên tôi cố gắng nhận xét một cách bình hòa và tránh lưu lại một hồ sơ xấu.

Sau này khi tiếp tục làm việc cùng anh ấy, tôi vẫn giúp đỡ và hỗ trợ như vậy. Một lần, anh ấy gặp phải vấn đề trong công việc. Trong quá trình giúp đỡ anh ấy, tôi nhận ra rằng chỉ giúp đỡ anh ấy về mặt kỹ thuật là không đủ vì “tặng người cần câu còn hơn là cho người con cá”. Tôi từ góc độ mà anh ấy có thể lý giải được đã từng bước từng bước nói với anh về cách mà tôi giải quyết vấn đề này như thế nào. Như vậy, sau này khi gặp vấn đề tương tự thì anh ấy có thể tự mình giải quyết. Lúc đó, anh ấy rất cảm kích tôi. Sau đó, thái độ của anh cũng trở nên ôn hòa hơn.

Kết bài

Tôi đã trải qua hơn 20 năm tu luyện. Pháp Luân Đại Pháp đã không ngừng giúp tôi mở rộng tâm thái của bản thân, dùng lực lượng của thiện cảm hóa những người bên cạnh và hoàn cảnh xung quanh. Chân-Thiện-Nhẫn đã chỉ dẫn tôi đi trên con đường nhân sinh. Vô luận là phong ba hay khổ nạn nào thì đều điềm tĩnh thản nhiên.

Vạn lời nói cũng không thể biểu đạt hết cảm ân của đệ tử đối với Sư phụ. Cảm tạ Sư phụ! Mong nguyện rằng càng có nhiều thế nhân minh bạch ra sự mỹ hảo của Đại Pháp hơn nữa! Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/6/24/427329.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/5/194445.html

Đăng ngày 08-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share