Bài của phóng viên Minh Huệ tại Đài Loan
[MINH HUỆ 20-06-2021] Lôi Hiểu Trân (雷晓臻) là một nghệ sỹ mới nổi ở Đài Loan với một sự nghiệp thành công. Nghĩ lại hơn mười năm qua, chính niềm tin của cô vào Pháp Luân Đại Pháp đã giúp cô vượt qua những giai đoạn khó khăn. Cô cho biết bí quyết để có một cuộc sống hạnh phúc là thực hiện theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp.
Cô Lôi đã tạo dựng được tên tuổi của mình ở Đài Loan qua việc tạo ra những sản phẩm mô phỏng đồ ăn thực bằng chất liệu len nỉ. Truyền thông Đài Loan đã đưa tin về công việc của cô và dành cho cô những lời khen ngợi. Cô cũng đã giành được giải thưởng Văn hóa và Sáng tạo tại Triển lãm Sáng tạo Đài Loan 2019. Tuy nhiên, con đường đến với thành công của cô không phải lúc nào cũng suôn sẻ.
Lôi Hiểu Trân cùng gia đình
Quay trở lại tu luyện trong cuộc hôn nhân trắc trở
Hai mươi năm trước, ở tuổi 18, cô Lôi là sỹ quan hải quân của Bộ Quốc phòng. Người thân trong gia đình cô lúc đó vừa bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Cô nhớ em trai đã từng nói với cô: “Sư phụ Lý Hồng Chí đến là để độ nhân.” Cô đã rất ngạc nhiên trước lời nói ấy và nghĩ rằng cậu ấy hẳn đã có những hiểu biết nhất định về Pháp Luân Công. Tuy nhiên, ngoài việc học Pháp cùng gia đình mỗi khi cô trở về nhà vào các kỳ nghỉ, cô đã không tự đọc cuốn sách chính của môn tu luyện – Chuyển Pháp Luân.
Cô Lôi nhớ lại: “Tôi đã khao khát một cuộc sống thoải mái”. Từ khi còn nhỏ, cô đã luôn mơ ước có một mối quan hệ đẹp như trong truyện cổ tích. Có lúc cô bị cuốn vào vòng xoáy tình cảm và đã ngừng tu luyện. Thế nhưng trong đêm khuya thanh vắng, cô thường cảm thấy như thể bản thân bị tê liệt, không có cảm giác gì về cuộc sống. Đôi lúc cô tự hỏi bản thân: “Liệu mình có thể trở lại tu luyện được không?”
Cô Lôi sau đó đã kết hôn. Giấc mơ về cuộc hôn nhân cổ tích của cô đã tan vỡ bởi hiện thực là những trận cãi vã thường xuyên. Chồng cô nói rằng cô chỉ muốn người khác đối xử tốt với cô và làm theo yêu cầu của cô, nhưng cô không bao giờ nghĩ về việc người khác muốn sống cuộc sống của họ như thế nào, và nói cô rất ích kỷ.
Không muốn cuộc hôn nhân của mình đổ vỡ, cô Lôi dần nhận ra rằng cuộc hôn nhân viên mãn mà cô hằng mong đợi chỉ đơn giản là sự ràng buộc, bởi cảm xúc có thể dẫn đến hận thù và oán hận.
Cô nhận ra bản thân phải quay trở lại tu luyện sau khi thấy những rắc rối trong hôn nhân. Cô đã có động lực để bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trở lại thông qua việc thường xuyên đọc các bài chia sẻ trên trang web Minh Huệ và nghe phát thanh Minh Huệ. Cô nghe phát thanh Minh Huệ cùng con trai đang học tiểu học, và một cách tự nhiên, tâm tính của cô được cải thiện, môi trường xung quanh cô cũng cải biến theo. Sự thay đổi rõ ràng nhất là thái độ của chồng cô.
Mối quan hệ trở nên hài hòa
Ngoài nỗ lực đề cao tâm tính, cô Lôi cũng trở nên tinh tấn duy trì luyện công và học Pháp đều đặn. Những cơn đau nửa đầu mà cô luôn phải trải qua trong thời kỳ kinh nguyệt đã hoàn toàn biến mất. Chồng cô cũng bắt đầu nhắc nhở cô và con trai học Pháp và luyện công, bởi anh đã chứng kiến những lợi ích mang lại cho cô nhờ tu luyện. Anh thường hỏi cô: “Hôm nay em đã luyện công chưa?”
Hai vợ chồng cô không còn cãi nhau vì những chuyện nhỏ nhặt nữa. Khi giữa hai vợ chồng có sự khác biệt về quan điểm, cô Lôi sẽ nói chuyện với chồng với tâm thái điềm tĩnh và lý trí. Cô thậm chí còn giành nhận làm việc nhà. Cô nói đùa với chồng: “Không sao đâu, hãy để em rửa bát! Em sẽ coi gian khổ là tu luyện”. Chồng cô trả lời: “Anh cũng muốn chịu khổ. Nếu không thì rốt cuộc em sẽ phải chịu nhận tất cả”. Cả hai vợ chồng cô đối xử với nhau tương kính như tân. Đây là hạnh phúc mà trước đây cô chưa từng mơ tới.
Cô nói: “Người tu luyện cần lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm chỉ đạo. Tôi bắt đầu chú ý đến lời nói và hành động của mình. Tôi học cách nói chậm rãi và không bị kích động. Tôi đang đối đãi và xử lý tốt hơn các mối quan hệ với gia đình mình. Tôi nhìn nhận mọi việc từ góc độ của họ và điều này giúp ngăn chặn những xung đột không đáng có”.
Bước vào thế giới của len nỉ
Việc tu luyện Đại Pháp đã không chỉ thay đổi hoàn cảnh gia đình của cô, mà còn giúp cô có thể đối mặt với những thăng trầm trong sự nghiệp thông qua việc hướng nội để loại bỏ chấp trước vào danh và lợi.
Năm 2016, cô quyết định từ bỏ khoản tiền lương hưu hàng tháng mà cô sẽ được hưởng sau 20 năm phục vụ trong quân đội, để dũng cảm bước chân vào thế giới len nỉ. Cô đã phải thuyết phục quản lý cấp cao, đồng nghiệp và người thân trong gia đình mình rằng cô đang làm điều đúng đắn, vì họ cảm thấy khó hiểu với quyết định này của cô. Cô nói với cấp trên của mình: “Tôi muốn sử dụng len nỉ để kể những câu chuyện và làm triển lãm, vì thế giới này cần có Chân-Thiện-Nhẫn.” Niềm tin của cô đã làm cảm động vị thượng tá, người đã cố gắng thuyết phục cô ở lại quân đội. Sau đó, ông nói với cô: “Tôi thấy sự đam mê trong đôi mắt cô.”
Sau khi bắt tay vào công việc sáng tạo nghệ thuật bằng len nỉ, thay vì áp dụng các phương pháp truyền thống để tạo ra những sản phẩm đặc và cứng, cô Lôi đã nghĩ ra cách sử dụng vật liệu này để làm bánh mì trông mềm, xốp và ngon miệng. Đó là lý do khiến cô được mệnh danh là “Ngô Bảo Xuân (吴宝春)” [bậc thầy làm bánh mì ở Đài Loan] trong thế giới len nỉ.
Những sản phẩm sáng tạo thủ công từ len nỉ của cô Lôi
Thứ trưởng Bộ Văn hóa trao tặng cô Lôi Giải thưởng Văn hóa và Sáng tạo tại Triển lãm Sáng tạo Đài Loan 2019
Hồi tưởng lại xuất phát điểm của mình trongđại dịch
Sau khi nhanh chóng thành danh và do áp lực công việc nặng nề, cô Lôi bắt đầu quên mất nguyên lai tại sao cô trở thành một nghệ sỹ. Đại dịch toàn cầu vào năm 2020 đã thức tỉnh cô.
“Ngành công nghiệp thủ công ở Đài Loan rất khắc nghiệt. Nhiều tác phẩm của các nghệ sỹ có thể không còn được công nhận sau khi đã tồn tại trong ngành hàng chục năm, hoặc thậm chí là hai thập kỷ”, cô Lôi cho biết.
Tháng 3 và tháng 4 năm ngoái, các doanh nghiệp đã phải đóng cửa vì đại dịch, và cô Lôi đã trải qua thời gian khó khăn và đình trệ chưa từng có. “Trong hai tháng đó, tôi thực sự cảm thấy như thể mình đã rớt xuống đáy vực. Thực tế, tôi không biết phải làm gì để tiến về phía trước. Công việc kinh doanh bị ảnh hưởng, và tôi hoàn toàn không có thu nhập”.
Tình thế khó khăn đã khiến cô có cơ hội để nhìn nhận lại bản thân. “Tôi suy xét lại xem mình đang theo đuổi điều gì. Ban đầu tôi đã từ bỏ hải quân để làm triển lãm nghệ thuật. Tuy nhiên, danh tiếng đến với tôi quá nhanh, và một số thứ đã thay đổi. Nhiều niệm đầu xấu xuất hiện, tôi đã trở nên kiêu ngạo…” Cô đã quên rằng “Chân-Thiện-Nhẫn” đã truyền cảm hứng cho cô để bắt đầu kinh doanh. Bây giờ khi sự nghiệp rơi vào thời kỳ khó khăn, động lực ban đầu của cô đã hiển hiện lại một cách rõ ràng.
Cô bắt đầu dành nhiều thời gian để học Pháp. Sau khi nghe câu chuyện tu luyện của Đức Phật Milarepa trên Phát thanh Minh Huệ, cô đã vô cùng xúc động và bắt đầu đặt tâm tu luyện một cách tinh tấn. Cô tự hỏi điều gì đã khiến Đức Phật Milarepa có thể kiên trì trên con đường tu luyện của mình.
Cô nói: “Tôi là một người mẹ, một chủ doanh nghiệp và một nghệ sỹ. Tôi phải cố gắng hết sức để đối mặt với mọi thử thách với một tâm thái bình thản và can đảm”.
Sau khi đạt được một chút thành công khi khởi nghiệp với việc kinh doanh đồ len nỉ và thấy được tác động của virus ĐCSTQ đối với cuộc sống của mình, cô đã nhận ra nhiều điều. “Như thể mọi chấp trước của tôi trở nên yếu nhược. Tâm tôi trở nên bình yên”.
Thông qua việc nghiêm túc đọc Pháp, cô Lôi đã phát hiện ra rằng bản thân đã chấp trước vào danh và lợi. Vì điều này, cô đã không đối xử chân thành với khách hàng và không còn chú ý quan tâm đến chất lượng sản phẩm của mình nữa.
“Tu luyện chính là thực hành theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày”, cô nói. Vì vậy, một lần nữa, cô bắt đầu chú tâm vào việc sáng tạo ra những sản phẩm tốt. “Tôi bắt đầu dành nhiều thời gian cho việc sáng tạo các tác phẩm, bao bì, giải thích về sản phẩm cũng như cải thiện trang web của mình”.
Là giáo viên thủ công về len nỉ trong 5 năm, cô Lôi đã dạy hơn 100 học viên. Cô nói với các học viên của mình: “Đối với công việc thủ công bằng len nỉ, các bạn hãy mở rộng đôi mắt và đôi tai của mình. Tâm cũng cần rộng mở, nếu không những gì các bạn làm sẽ không chính xác”. Trong các lớp đào tạo của mình, cô thường liên tục trả lại các tác phẩm sáng tạo của các học viên và hướng dẫn họ thực hiện lại. Đây là khảo nghiệm lớn đối với cô Lôi cùng các học viên, nhưng cô phát hiện rằng theo cách này cả hai bên đều đạt được tiến bộ.
Cô cũng thường chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm của bản thân với học viên từ các góc độ khác nhau để họ có thể cảm nhận được vẻ đẹp của Chân-Thiện-Nhẫn. Ví dụ: “Bạn cần nhẹ nhàng khi tháo sợi len. Nó sẽ không hiệu quả nếu bạn dùng sức mạnh”. Cô còn liên hệ điều này với cuộc sống: “Các mối quan hệ với những người khác cũng vậy, cũng chung một nguyên lý ấy.”
Đại dịch đã ảnh hưởng đến việc bán hàng của cô, nhưng sau khi cô tu luyện tinh tấn trở lại, một phép màu đã xảy ra. Một ngày nọ, cô nhận được một cuộc điện thoại. Giám đốc Hiệp hội Suối nước nóng Đài Bắc đã mời cô làm việc cho một dự án. Hợp đồng này đã vực dậy tình trạng bán hàng vốn đã rớt đến đáy trong hai tháng qua.
Đại dịch đã lấy đi không biết bao nhiêu sinh mạng. Cô Lôi hy vọng sẽ có nhiều người hơn nữa biết về những lợi ích của Pháp Luân Đại Pháp và chân tướng về cuộc bức hại, để họ có thể được thụ ích cả về thể chất và tinh thần. Mỗi khi đi mua sắm, cô đều nhắc đến môn tu luyện, và mọi người đều hỏi cô về cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Nhờ gặp gỡ và chia sẻ với cô, một chủ doanh nghiệp đã hóa giải được mâu thuẫn lâu dài với cha mình sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Trợ lý của cô cũng tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp trên Internet sau khi được nghe cô chủ chia sẻ về môn tu luyện hàng ngày và cũng đã trở thành một học viên.
Bên cạnh việc tận dụng mọi cơ hội để nói với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp, cô Lôi không quên ước nguyện ban đầu của mình. Cô nhớ lại việc tham dự Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn do các học viên tổ chức trước đây. Thông qua thuyết minh về các bức tranh, mọi người đã biết được những câu chuyện đằng sau mỗi bức tranh và thông điệp mà các nghệ sỹ mong muốn truyền tải.
Cô Lôi nói: “Nghệ thuật đích thực nên là có thể dẫn dắt nhân tâm. Cô hy vọng sẽ tổ chức một cuộc triển lãm nghệ thuật với chủ đề chính là nhân quyền. Gần đây cô ấy đã suy nghĩ rất nhiều về việc bản thân có thể làm được những công việc nào với tư cách là một thợ thủ công len nỉ. Một tác phẩm gần đây của cô có tên “Tôi muốn nói đôi điều…” thể hiện một người đang cầm đuôi của một con rồng đỏ, ác quỷ, đại diện cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tác phẩm muốn nhắc nhở mọi người về bản chất xấu xa của chính quyền cộng sản Trung Quốc, và tất cả mọi người cần loại bỏ cái chính quyền ấy.
Tác phẩm gần đây của cô Lôi “Tôi muốn nói đôi điều…”
Cô đã đăng tác phẩm lên mạng xã hội và giải thích ý tưởng đằng sau tác phẩm của mình. Cô kêu gọi mọi người dũng cảm nói không với ĐCSTQ. Một số người theo dõi trang của cô đã nhắn tin riêng cho cô bày tỏ sự đồng tình và nói rằng họ rất cảm động trước công việc của cô.
Cô Lôi đã tìm được hạnh phúc thực sự nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Trong tương lai, cô sẽ trân quý danh hiệu là một nghệ sỹ, một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp và tiếp tục tinh tấn thực hành nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Mọi bài viết, hìnhảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/13/426924.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/6/20/193765.html
Đăng ngày 18-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.