Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

Tên: Tạ Vụ Đường (谢务堂)
Giới tính: Nam
Tuổi: 71
Địa chỉ: Khu nhà gia đình thuộc Cục đường sắt 12 ở Khu Jingwanzi, quận Thiên Tâm, thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam
Nghề nghiệp: Nhân viên hưu trí thuộc Cục đường sắt 12 Trường Sa.
Ngày mất: 12 tháng 4 năm 2011
Ngày bị bắt gần nhất: 14 tháng 7 năm 2007
Nơi bị giam gần nhất: Nhà tù Võ Lăng ở thành phố Thừa Đức (常德武陵监狱)
Thành phố: Trường Sa
Tỉnh: Hồ Nam
Hình thức bức hại: Sốc điện, cấm ngủ, lao động cưỡng bức, tẩy não, kết án bất hợp pháp, cưỡng ép tiêm/uống thuốc, đánh đập, treo lên, bỏ tù, biệt giam, tra tấn, quấy rối tình dục, bức thực, tống tiền, cho nghỉ việc, kìm hãm thể xác, bị đưa vào bệnh viện tâm thần, nhà bị lục soát, thẩm vấn, giam giữ, không được dùng nhà vệ sinh, cấm thăm viếng.
Người bức hại: Trương Trình Phát (张程发), bí thư ĐCSTQ kiêm giám đốc nhà tù Võ Lăng thành phố Thừa Đức: 86-736-7898188

Đường Quang Minh (唐光明), phó giám đốc: 86-736-7898046
Lưu Cẩm Tú (刘锦秀), phó bí thư ĐCSTQ: 86-736-7898277
Đoàn Tông Tường (段宗祥), chính trị viên ở Bộ phận số 3 thuộc Khu số 5 nơi ông Tạ bị giam: 86-15973632838 (Di động), 86-13907421258(Di động)
Phó Thăng Văn (付胜文), trưởng đội an ninh nội địa ở phòng công an quận Thiên Tâm: 86-736-85895079
Trần Khiêm (陈谦), phụ trách vụ việc: 86-13755103237 (Di động)

[MINH HUỆ 25-4-2011] Ông Tạ Vụ Đường, 71 tuổi, là một học viên Pháp Luân Công sống ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Ông đã bị giam và bị tra tấn ở Nhà tù Võ Lăng. Trong thời gian đó, ông Tạ không thể tập các bài công của Pháp Luân Công, và sức khỏe của ông trở nên xấu đi. Dù vậy, viên chức nhà tù vẫn không thả ông Tạ cho đến khi ông nguy kịch. Sau khi được thả vào tháng 3 năm 2010, ông bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Căn bệnh ung thư đã di căn khắp cơ thể ông Tạ. Ông qua đời vào ngày 12 tháng 4 năm 2011.

2011-4-24-minghui-persecution-xiewudang1.jpg
Ông Tạ Vụ Đường

Dưới đây là những bức ảnh chụp được lúc ông Tạ mất:

2011-4-24-minghui-persecution-xiewudang2--ss.jpg

2011-4-24-minghui-persecution-xiewudang3--ss.jpg 2011-4-24-minghui-persecution-xiewudang4--ss.jpg 2011-4-24-minghui-persecution-xiewudang5--ss.jpg 2011-4-24-minghui-persecution-xiewudang6--ss.jpg

Trước khi tập Pháp Luân Công, ông Tạ và vợ bị nhiều loại bệnh khác nhau. Họ bắt đầu tập luyện vào năm 1996, và chỉ sau có ba tháng, cả hai người đã cảm thấy có sự thay đổi cả về thể chất và tinh thần. Họ đã có một cuộc sống vui vẻ. Sau khi cuộc bức hại xảy ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, công an đã xông vào nhà họ lúc 2 giờ sáng ngày 21 tháng 7 năm 1999. Họ bắt giữ vợ ông, bà Đàm Hương Ngọc; giam bà trong 38 ngày; và tống tiền gia đình 4,560 nhân dân tệ. Ông Tạ đã đến Phòng kháng án chính phủ tỉnh Hồ Nam để nói với họ sức khỏe của ông tốt như thế nào sau khi ông tập Pháp Luân Công, nhưng ông đã bị bắt ở bên ngoài cổng văn phòng. Ông bị giam 22 ngày và bị tống tiền 220 nhân dân tệ. Con gái họ đã đến Bắc Kinh để kháng án. Cô đã bị đánh và bị nhiều thương tích, bị giam hơn 20 ngày, bị tống tiền hơn 4000 nhân dân tệ, và bị giữ hơn một năm tiền lương. Con trai và con dâu của hai người cũng đi kháng án. Họ đều bị giam và bị tống tiền 1400 nhân dân tệ.

Sau đó, người ở Đồn công an Học Viện Nhai và ủy ban địa phương tiếp tục đến quấy nhiễu nhà họ, cố ép họ viết cam kết từ bỏ tập luyện. Họ thậm chí còn gạch tên hai vợ chồng ra khỏi khu dân cư, và đe dọa niêm phong nhà họ. Cả hai người đã đến nhà con trai ở huyện Khải Đông, nơi họ đã bị bắt. Ngày 8 tháng 10 năm 2000, công an đã bắt ông Tạ khi ông đang giảng rõ sự thật tại quận Lãnh Thủy Than ở thành phố Vĩnh Châu. Một công an đã đấm gãy răng ông Tạ. Họ chỉ thả ông sau khi “phạt” ông 10000 nhân dân tệ, khi ông đã phải trả 3000 nhân dân tệ trước đó.

Ông Tạ và vợ trở về nhà để ăn Tết Âm lịch vào ngày 24 tháng 1 năm 2001. Công an tên Tịch đã lừa ông rời khỏi nhà và bắt ông, đưa ông đến Trại lao động cưỡng bức Tân Khai Phô vào dịp Tết, nói rằng ông Tạ đã không trả khoản tiền còn lại của 10000 nhân dân tệ trong lần trước.

Nửa đêm ngày 8 tháng 3 năm 2001, công an đã bắt vợ ông Tạ, bà Đàm Hương Ngọc. Họ đưa bà đến Trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Long ở thành phố Chu Châu, nơi bà bị tra tấn. Bà bị bệnh lao, có chất lỏng ở trong lồng ngực và ở trong tình trạng nguy kịch. Các con của bà Đàm đã bảo lãnh để bà được chữa trị vào ngày 24 tháng 9 năm 2001.

Trước Tết Âm lịch ngày 12 tháng 2 năm 2002, công an tiếp tục bắt hai người mà không có lý do. Công an cũng bắt giữ con gái ông Tạ và khiến cho cháu gái ông khóc nức nở. Nhiều người đứng ngoài đã lên án công an hãm hại người tốt. Công an đã phải thả con gái ông Tạ. Để chuyển hướng, họ đánh vào đầu ông Tạ ở trong xe. Hai người bị giam trong 15 ngày. Khi họ về nhà, lúc đó đang là Lễ hội đèn lồng. Các con của ông đã đi ăn trưa cùng nhau. Có nhiều công an đã xông vào và hai người tiếp tục phải rời khỏi nhà một lần nữa.

Ngày 22 tháng 8 năm 2003, bà Đàm bị bắt tại Trung tâm mua sắm Hữu nghị và bị giam tại Phòng công an quận Thiên Tâm. Bà bị tra tấn trong hơn mười hai giờ. Bà Đàm bị đưa đến Trại giam thành phố Trường Sa vào hôm sau rồi bị tra tấn. Hai tay và chân của bà bị còng vào một cửa ra vào, và bà không thể di chuyển trong thời gian dài.

Bà Đàm bị kết án ba năm rưỡi tù vào tháng 4 năm 2004. Bà bị đưa đến Nhà tù nữ Hồ Nam vào tháng 11 năm 2004. Phổi của bà xuất hiện nhiều lỗ thủng. Bà không ăn được gì và người bà rất ốm yếu. Bà Đàm đã bị tra tấn trong thời gian dài như bị cấm ngủ và phải lột khoảng 27kg (60 pounds) vỏ đậu tằm 1 ngày. Khi bà ở trong cơn nguy kịch và được bảo lãnh chữa bệnh vào tháng 9 năm 2005, gan của bà bị hỏng và bà đã nôn ra máu. Bà không đi lại được và người bà chỉ còn da bọc xương. Khi con trai bà, khoảng 40 tuổi, đến đưa bà về và nhìn thấy tình trạng của mẹ, ông đã khóc.

Ngày 14 tháng 7 năm 2007, ông Tạ, lúc đó hơn 60 tuổi, bị công an Phó Thắng Văn và nhiều người khác ở Đội an ninh nội địa quận Thiên Tâm bắt giữ bất hợp pháp. Sau đó, ông bị Tòa án quận Thiên Tâm kết án năm năm tù. Ông Tạ bị giam và bị tra tấn tàn bạo tại một số cơ sở khác, như Trại giam thành phố Trường Sa, Trại giam số 2 và Trung tâm trung chuyển thành phố Changdejin. Cuối cùng ông bị đưa đến Nhà tù Võ Lăng ở thành phố Thường Đức.

Khi ở Trại giam thành phố Trường Sa, ông bị bất tỉnh hai lần vì bị tra tấn dã man và phải đưa đến bệnh viện để cấp cứu. Sức khỏe của ông Tạ trở nên xấu đi, nhưng nhà tù đã không thả ông, và không cho phép ông được chữa trị. Sau khi ông Tạ bị kết án năm năm tù, họ đưa ông đến Trung tâm trung chuyển số 2 tỉnh Hồ Nam ngay cả khi sức khỏe của ông không đạt chuẩn.

Các con của ông Tạ không được gặp mặt cha mẹ mình, những người bị giam trong nhiều tháng, hay nhận được bất kỳ lá thư nào của họ. Tất cả những gì xảy ra với vợ chồng ông Tạ đều hoàn toàn bị che dấu với các con của họ. Chỉ đến ngày 6 tháng 12 năm 2007, các con của ông Tạ đã đến phòng xử án. Con gái ông Tạ ngay lập tức đi đến trại giam để thăm cha nhưng không được vào. Người ở đó nói rằng họ không biết ông đang ở đâu. Cuối cùng các con của ông đã tìm thấy ông tại Trung tâm trung chuyển số 2 tại thành phố Thường Đức vào ngày 20 tháng 12 năm 2007.

Ông Tạ bị đưa đến Nhà tù Võ Lăng vào tháng 2 năm 2008. Chính quyền đã làm ngơ tình trạng của ông Tạ. Ông bị giam trong khu kiểm soát chặt chẽ và bị từ chối quyền thăm viếng trong ba tháng. Gia đình ông đã nhiều lần yêu cầu bảo lãnh để chữa bệnh cho ông. Chính quyền nhà tù muốn ông viết ba tuyên bố như một điều kiện. Tháng 2 năm 2009, tình trạng của ông Tạ trở nên xấu đi.

Ngày 29 tháng 1 năm 2010, khi gia đình ông được vào thăm ông, ông phải đi bằng nạng. Ông phải nhờ hai người ở mỗi bên giúp ông đi lại. Ông Tạ nói với vợ rằng ông rất khó khăn trong đi lại và đi vệ sinh trong nhiều tháng. Thực tế, ông Tạ phải dùng nạng trong hơn một năm.

Ngày 24 tháng 2 năm 2010, ông Tạ ở trong tình trạng nguy hiểm. Ông bị đưa từ Nhà tù Võ Lăng đến Bệnh viện số 5 Thường Đức để chữa trị. Bệnh viện đã gửi một thông báo bệnh tật giai đoạn cuối cho gia đình ông. Nhà tù cũng gọi điện cho một người nhà của ông Tạ. Ngày hôm sau, vợ ông đã đến bệnh viện. Bác sĩ thông báo cho bà Đàm về tình trạng của ông Tân, nói rằng huyết áp của ông đang ở mức rất nguy hiểm và nguyên nhân ông bị bệnh tim là chứng cao huyết áp, tim bị phình to, khả năng bị suy tim, nhiều bệnh về dạ dày – ruột non do bị cao huyết áp, rối loạn chức năng thận mãn tính (urê – huyết, phù phổi, tràn dịch màng phổi ở thận), và sỏi đường tiết niệu. Gia đình ông Tạ nhìn thấy toàn bộ người ông bị trương phình. Thêm nữa, ông thở bằng các ống dẫn khí và có máy kiểm tra tim. Ông có cách ống truyền dịch ở hai cánh tay, một túi dẫn lưu, và hai thiết bị gắn vào chân. Ngay cả khi ông không thể cử động, hai chân ông vẫn bị công an còng vào giường vào ban đêm.

Ngày 1 tháng 3 năm 2010, ông Tạ bị đưa đến Bệnh viện số 1 Tương Nhã Phụ ở thành phố Trường Sa cùng với hai công an đi giám sát. Ông bị chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. Sau đó, bệnh ung thư đã di căn tới xương và bác sĩ nói rằng phẫu thuật không giúp được gì. Ông được cho phép bảo lãnh để chữa trị khi ông đã hấp hối. Sau một năm chịu đựng, ông qua đời lúc 4 giờ 35 phút sáng ngày 12 tháng 4 năm 2011.

Báo cáo mới nhất:https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/4/118320.html, https://en.minghui.org/html/articles/2008/1/5/92942.html.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/4/25/饱受十年迫害-长沙谢务堂老人含冤离世(图)-239560.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/5/7/124979.html

Đăng ngày: 24-05-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share