[MINH HUỆ 24-07-2021] Xử phạt những người vi phạm nhân quyền đã trở thành một trọng tâm ở các quốc gia dân chủ như một cách để chống lại những hành vi vi phạm nhân quyền tàn bạo trên toàn cầu. Sau khi Hoa Kỳ thông qua Luật Magnitsky vào năm 2016, Canada, Anh và 27 nước thành viên Liên minh Châu Âu đã ban hành luật tương tự. Úc và Nhật Bản cũng đang làm giống vậy.

Theo luật này, vốn để áp dụng trừng phạt với những kẻ vi phạm nhân quyền đã biết, các học viên Pháp Luân Công đã lập ra các danh sách của những thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Hàng năm, họ nộp nhiều danh sách lên các quốc gia dân chủ, hối thúc họ trừng phạt những thủ phạm bị nêu tên.

Bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công ở hơn 30 quốc gia đã nộp danh sách gần đây nhất của những thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công cho chính phủ của họ. Các học viên đang kêu gọi trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền này, gồm việc từ chối không cho họ được nhập cảnh và đóng băng tài sản ở nước ngoài của họ.

Ba cái tên trong danh sách năm nay là Lạc Lợi Lệ, Mao Tân và Liệu Quần Phương.

Thông tin thủ phạm

e4d157b1cd8dfc9ee705fdf493b4be4a.jpg

Tên đầy đủ của thủ phạm: Lạc (họ) Lợi Lệ (tên) (Tên Trung Quốc: 骆利丽)

Giới tính: Nữ
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày sinh: Không rõ
Nơi sinh: Không rõ

Chức vụ:

Trước 2016: Phó Cục Quản lý Nhà tù của Nhà tù nữ Tứ Xuyên

2010 – 2016: Phó giám đốc Nhà tù nữ Tứ Xuyên

2016 – hiện tại: Phó bí thư đảng ủy kiêm quản giáo Nhà tù nữ Thành Đô ở tỉnh Tứ Xuyên

651c8a4617f37e18ce166c1e51d8e5a7.jpg

Tên đầy đủ của thủ phạm: Mao (họ) Tân (tên) (Tên Trung Quốc:毛新)

Giới tính: Nữ
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày sinh: Không rõ
Nơi sinh: Không rõ

Chức vụ:

2013 – 2016: Quản giáo Nhà tù nữ Thành Đô ở tỉnh Tứ Xuyên

2016 – hiện tại: Quản giáo Nhà tù nữ Tứ Xuyên

Tên đầy đủ của thủ phạm: Liệu (họ) Quần Phương (tên) (Tên Trung Quốc: 廖群芳)

Giới tính: Nữ
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày sinh: Không rõ
Nơi sinh: Không rõ

Chức vụ:

2008 – 2013: Phó trưởng Khu Nhà tù của Nhà tù nữ Tứ Xuyên, trưởng Khu Nhà tù của Nhà tù nữ Tứ Xuyên.

2013 – hiện tại: Trưởng Ban Chuyển hoá Giáo dục của Nhà tù nữ Tứ Xuyên (trưởng Phòng 610 Nhà tù).

Các tội ác chính

Nhà tù nữ Thành Đô ở tỉnh Tứ Xuyên, trước đây là Nhà tù nữ Tây Tứ Xuyên, ở quận Long Tuyền Dịch, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Năm 2013, nó được thiết kế để trở thành nơi bức hại các nữ học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Tứ Xuyên. Kể từ năm 2014, tất cả nữ học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Tứ Xuyên đều bị giam ở đó. Mao Tân và Lạc Lợi Lệ là lãnh đạo của Nhà tù nữ Thành Đô từ năm 2013. Trong nhiệm kỳ của họ, họ đã thi hành chính sách đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân bằng những phương thức tàn ác và bất thường.

Để buộc các học viên Pháp Luân Công, những người tin theo Chân, Thiện và Nhẫn, phải từ bỏ đức tin, lính canh tù đã tra tấn thể chất và tinh thần các học viên. Sự tra tấn này được gắn mác là “thực thi pháp luật văn minh” và “quản lý nhân bản” để tránh nghi ngờ từ người ngoài. Những phương thức tra tấn bao gồm đánh đập tàn bạo, sốc điện, còng tay (bao gồm còng tay trong những tư thế không tự nhiên trong thời gian dài), chạy, bị phơi trong cái lạnh và nắng nóng, đứng hay ngồi trong thời gian kéo dài trong những tư thế vô nhân đạo, tiêm thuốc độc, trói, bức thực, cưỡng bức tập thể dục, ép lấy mẫu máu, đâm bằng kim, dội nước, đập đầu vào tường, giới hạn dùng nhà vệ sinh, biệt giam và tước quyền được thăm viếng. Đồng thời, nhà tù cũng phát những chương trình và phổ biến tài liệu lăng mạ Nhà sáng lập Pháp Luân Công nhằm làm suy yếu ý chí của các học viên Pháp Luân Công.

Mỗi thứ Tư, Liệu Quần Phương, trưởng Phòng 610, sẽ gọi tất cả học viên Pháp Luân Công đến một buổi họp. Trong cuộc họp, bà ta lăng mạ Pháp Luân Công và ra lệnh cho những người tham gia viết báo cáo tư tương về những gì họ đã học. Liệu Quần Phương đã chỉ đạo lính canh tù và những tù nhân khác bức hại tàn bạo các học viên Pháp Luân Công. Kết quả là Hồ Hà và Nghiêm Hồng Mai đã bị tra tấn đến chết vào tháng 12 năm 2017.

Theo thống kê có sẵn, từ năm 2013, các học viên Trần Thế Khang, Hồ Hà, Nghiêm Hồng Mai, Hồ Diên Thuận (Hồ Đình Thuận), Lương Văn Đức, Đinh Quốc Cầm và Cao Xuân Tú đã bị bức hại đến chết. Nhiều học viên bị tra tấn đến tàn tật hay suy sụp tinh thần. Mao Tân, Lạc Lợi Lệ và Liệu Quần Phương, vốn là các quản giáo và trưởng Phòng 610, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho cuộc bức hại tàn bạo các học viên Pháp Luân Công ở Nhà tù nữ Thành Đô.

Các trường hợp bị bức hại đến chết:

Trường hợp 1: Bà Hồ Hà bị tra tấn đến chết vì từ chối chuyển hoá

Ngày 18 tháng 7 năm 2015, bà Hồ Hà bị bắt và nhà bị lục soát. Ngày 11 tháng 3 năm 2016, bà bị kết án tù. Tháng 5 năm 2016, bà bị chuyển đến Nhà tù nữ Thành Đô. Khi ở trong tù, bà thường bị ép phải đứng trong thời gian dài và bị đánh đập thường xuyên đến nỗi bị gãy răng, hai chân và mông bị bầm tím nặng. Vì bà từ chối chuyển hoá nên thức ăn được cấp bị hạn chế. Kết quả là bà trở nên hốc hác. Lính canh tù cũng chỉ đạo tội phạm nhúng đầu của bà vào một thùng nước (một phương thức tra tấn, xem hình bên dưới), khiến cơ thể bà yếu đi và bị chấn thương. Một tuần trước ngày 10 tháng 2 năm 2017, bà bị biệt giam một mình. Bà bị đánh đập, cấm ngủ và phải đứng trong thời gian dài. Vài ngày sau, bà bị bất tỉnh. Hai mắt của bà không thể tập trung. Bà không phản ứng và không kiểm soát được, đi đại tiện trong quần hay trên sàn nhà nơi bà ngủ. Bà đã qua đời trong tù vào ngày 19 tháng 12 năm 2017 do bị tra tấn thể chất và tinh thần trong thời gian dài ở Nhà tù nữ Thành Đô. Bà hưởng dương 55 tuổi.

9cb4349ffe5e861a156c9e50fdb155e1.jpg

Minh hoạ tra tấn: Trấn nước – nhúng đầu vào thùng nước

Trường hợp 2: Bà Trần Thế Khang qua đời sau 20 ngày trở về nhà

Tối ngày 26 tháng 6 năm 2013, bà Trần Thế Khang bị cảnh sát bắt tại nhà và bị kết án năm năm tù. Bà bị tra tấn trong Nhà tù nữ Thành Đô và phát sinh một căn bệnh nghiêm trọng do bị ngược đãi. Người nhà yêu cầu bảo lãnh chữa trị cho bà nhưng bị nhà tù từ chối. Trước Tết Nguyên đán 2016, bà được bí mật đưa về nhà và lính canh tù hăm doạ gia đình rằng họ không được kể với bất kỳ ai về tình trạng sức khoẻ của bà bị suy giảm. Sau khoảng 20 ngày trở về nhà, bà đã qua đời ở tuổi 59.

Trường hợp 3: Giáo viên Nghiêm Hồng Mai bị bức hại đến chết trong Nhà tù nữ Thành Đô

Bà Nghiêm Hồng Mai là một giáo viên mỹ thuật. Bà bị bắt và nhà bị lục soát vào ngày 4 tháng 8 năm 2014. Ngày 7 tháng 3 năm 2015, bà bị kết án bốn năm tù. Bà bị bức hại nặng nề trong Nhà tù nữ Thành Đô đến mức phát sinh các triệu chứng ung thư. Bà được đưa vào bệnh viện nhà tù vào ngày 2 tháng 9 năm 2017. Tuy nhiên, bà bị từ chối bảo lãnh chữa trị. Kết quả là bà đã qua đời trong nhà tù.

Trường hợp 4: Bà Đinh Quốc Cầm bị tra tấn đến chết

Bà Đinh Quốc Cầm bị bắt vào ngày 16 tháng 10 năm 2017 và bị kết án hai năm sáu tháng tù vào cuối tháng 8 năm 2018. Ngày 22 tháng 8 năm 2018, bà bị chuyển đến Nhà tù nữ Thành Đô để bức hại. Khi con trai và con gái đến thăm bà trong tù lần đầu tiên, bà được ai đó cõng trên lưng. Bà không thể cử động tay chân. Sau đó, họ biết bà đã bị tra tấn đến mức tàn tật sau khi vào tù chưa đầy ba tháng. Trong vài ngày, gia đình đã nhận một thông báo từ nhà tù rằng bà bị bệnh nặng và đã được đưa đến bệnh viện nhà tù. Ngày 21 tháng 5 năm 2019, bà đã qua đời trong bệnh viện nhà tù ở tuổi 69.

Trường hợp 5: Bà Cao Xuân Tú qua đời sau khi bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc

Bà Cao Xuân Tú bị cảnh sát bắt và lục soát nhà vào ngày 8 tháng 7 năm 2014. Bà đã bị kết án ba năm sáu tháng tù. Khi bị giam trong Nhà tù nữ Thành Đô, bà đã bị tra tấn đến mức ngất đi ba lần. Bà được đưa vào bệnh viện và bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc. Sau khi trở về nhà vào ngày đầu năm 2018, bà bị mắc căn bệnh không rõ tên và không thể uống nước. Ngày 24 tháng 9 năm 2019, bà đã qua đời ở tuổi 69.

Trường hợp 6: Bà Trần Chí Liên bị bức hại đến gần chết

Bà Trần Chí Liên, khoảng 70 tuổi, bị bắt vào năm 2018 và bị kết án ba năm sáu tháng tù. Đầu năm 2020, bà bị chuyển đến Nhà tù nữ Thành Đô. Khi ở trong tù, bà bị đánh mạnh đến nỗi nứt xương sọ khiến suýt chết. Sau đó bà được đưa đến Bệnh viện Cảnh sát Tư pháp Tứ Xuyên và gia đình không được thăm viếng.

372553331fe91a3651d6c37abb0d070a.jpg

Minh hoạ tra tấn: Đánh đập và đập đầu vào tường

Trường hợp 7: Bà Phan Hiểu Bình bị suy sụp tinh thần do bị đầu độc

Bà Phan Hiểu Bình bị kết án ba năm tù vào năm 2015. Trong hơn hai năm, lính canh tù đã tra tấn bà bằng cách cấm ngủ, phơi lạnh, đổ nước lạnh, trấn nước (nhúng đầu vào một xô nước lạnh), ép ngồi trên một cái ghế nhỏ, sốc điện, đứng quay mặt vào tường và còng tay. Để ngăn bà luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công, họ đã buộc đũa vào các khớp xương ở tay và chân của bà. Sau đó, họ dùng phương thức “áo cưỡng chế” với bà, không cho bà dùng nhà vệ sinh và chuyển bà đến đội kỷ luật nghiêm ngặt. Sau đó, lính canh tù tự ý gán nhãn bà là “người mất trí” và ép bà dùng thuốc tâm thần. Hai tháng trước khi được thả, bà bị bức thực thuốc cách ngày một lần hoặc một lần mỗi ngày. Sau đó, tình trạng sức khoẻ của bà đã suy giảm rõ rệt, bà bị đau hai tay, đau răng và đau chân. Vài tháng sau khi được thả, bà đã trở thành người thần trí thất thường.

8cebb261f964c70db0dc0f95119e3c48.jpg

Minh hoạ tra tấn: Áo cưỡng chế

Trường hợp 8: Bà Thang Vân Hà bị tra tấn và buộc phải chuyển hoá

Bà Thang Vân Hà bị kết án năm năm tù vào ngày 6 tháng 6 năm 2018 và bị đưa đến Nhà tù nữ Thành Đô vào ngày 7 tháng 11. Lính canh tù đã ép bà viết một thư bảo đảm từ bỏ đức tin nhưng bà từ chối. Lính canh đã phạt bà bằng cách bắt bà đứng mỗi ngày từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Trong 56 ngày liên tục, bà bị bắt phải đứng trong tư thế quân đội mà không được nhúc nhích. Lính canh tù phụ trách phòng giam của bà ra lệnh cho tất cả tù nhân khác không được đưa giấy vệ sinh cho bà. Nếu bà cử động, những tù nhân được giao nhiệm vụ đặc biệt (hay “người giúp đỡ giáo dục”) sẽ đánh bà và chọc vào tay bà bằng đầu bút. Tháng 1 năm 2019, lính canh tù bắt đầu phạt bà bằng cách tra tấn ngồi (một phương thức tra tấn mà nạn nhân phải ngồi trong tư thế quân đội trên một cái ghế nhỏ với lưng duỗi thẳng và hai bàn tay đặt lên đầu gối). Cái ghế chỉ cao khoảng 10cm với bề mặt cỡ một bàn tay (xem hình bên dưới). Bà phải ngồi từ sáng đến tối. Mùa đông trời rất lạnh nhưng bà chỉ được mặc quần áo mỏng. Nếu bà cử động, những người giúp đỡ giáo dục sẽ đổ nước lạnh lên người bà.

d3195ce596841f79c9acdb2c503ed09a.jpg

Minh hoạ tra tấn: một chiếc ghế nhỏ dùng cho phương thức tra tấn ngồi

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/24/428566.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/23/194755.html

Đăng ngày 09-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share