[MINH HUỆ 17-07-2021] Hiện nay việc trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền đã đạt được sự đồng thuận giữa các quốc gia dân chủ. Sau khi Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Magnitsky vào năm 2016, Canada, Vương quốc Anh và 27 quốc gia thuộc thành viên EU đã ban hành đạo luật tương tự. Áo và Nhật Bản cũng đang có các hành động tương tự.

Theo đó, trong vài năm qua, các học viên Pháp Luân Công đã lên danh sách các thủ phạm liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công. Hàng năm, họ đệ trình các danh sách lên các chính phủ các nước dân chủ, thúc giục họ trừng phạt những thủ phạm được nêu tên.

Bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công ở hơn 30 quốc gia đang đệ trình danh sách những thủ phạm liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công mới nhất lên chính phủ nước sở tại, và yêu cầu thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với những kẻ vi phạm nhân quyền này, bao gồm từ chối nhập cảnh và đóng băng tài sản của họ ở nước ngoài.

Một trong những cái tên trong danh sách này là Triệu Khắc Chí.

Thông tin cá nhân của Triệu Khắc Chí

2021-7-16-erzkz--ss.jpg

Triệu Khắc Chí

Tên đầy đủ: Triệu (Họ) Khắc Chí (Tên) (tên tiếng Trung: 赵克 志)

Giới tính: Nam
Dân tộc: Hán
Ngày/Tháng/Năm sinh: Tháng 12 năm 1953
Nơi sinh: Thành phố Lai Tây, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

Chức vụ:

Triệu Khắc Chí hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 19, Ủy viên Quốc vụ, Ủy viên Đảng đoàn Quốc vụ viện, Bộ trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Bộ Công an, Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, cảnh hàm Tổng Cảnh giám.

Các chức vụ trước đó của Triệu:

Tháng 12 năm 1997 – tháng 1 năm 2001: Bí thư Thành ủy Đức Châu, tỉnh Sơn Đông

Tháng 2 năm 2001 – tháng 3 năm 2006: Phó Chủ tịch tỉnh Sơn Đông

Tháng 4 năm 2006 – tháng 8 năm 2010: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch tỉnh Giang Tô

Tháng 8 năm 2010 – tháng 7 năm 2015: Phó Bí thư và sau đó là Bí thư Tỉnh ủy Quý Châu, Quyền Chủ tịch tỉnh và sau đó là Chủ tịch tỉnh Quý Châu

Tháng 7 năm 2015 – tháng 1 năm 2016: Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc

Tháng 1 năm 2016 – 10 năm 2017: Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc, kiêm Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Hà Bắc

Tháng 10 năm 2017 – tháng 3 năm 2018: Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư Đảng ủy Bộ Công an

Tháng 3 năm 2018 – tháng 5 năm 2018: Ủy viên Quốc vụ, Ủy viên Đảng đoàn Quốc vụ viện, Bộ trưởng, Bí thư Đảng ủy Bộ Công an

Tháng 5 năm 2018 đến nay: Ủy viên Quốc vụ viện, Ủy viên Đảng đoàn Quốc vụ viện, Bộ trưởng, Bí thư Đảng ủy Bộ Công an, Phó Bí thư Thường trực Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương 1.

Các tội trạng chủ yếu:

Triệu Khắc Chí chịu trách nhiên thực hiện cuộc bức hại Pháp Luân Công kể từ khi ĐCSTQ công khai phát động cuộc bức hại vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Kể từ khi trở thành Bộ trưởng Bộ Công an của ĐCSTQ vào tháng 10 năm 2017, ông ta đã trực tiếp lên kế hoạch và chỉ đạo hệ thống công an toàn quốc bức hại Pháp Luân Công. Ông ta là người lèo lái và là đồng phạm trong cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Triệu đã nhiều lần phỉ báng Pháp Luân Công trong các bài phát biểu của mình, yêu cầu hệ thống công an “phối hợp và thúc đẩy… chống tổ chức tà giáo“ và “xóa bỏ Pháp Luân Công.” Vào tháng 11 năm 2017, ngay sau khi ông ta giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an của ĐCSTQ, học viên Pháp Luân Công Hình Tây Mỹ ở tỉnh Sơn Đông đã qua đời trong một trại tạm giam, chỉ sau 13 ngày bị bà ấy bị đưa đến đó.

Ngày 21 tháng 3 năm 2018, ĐCSTQ đã cải cách cơ cấu, theo đó “Phòng 610” Trung ương không còn tồn tại độc lập và các chức năng của Nhóm Lãnh đạo phòng chống và giải quyết các vấn đề tà giáo, cùng với văn phòng của nó (“Phòng 610”), đã chuyển cho Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương và Bộ Công an quản lý. Tương ứng, từ cấp cao nhất này xuống cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quận, “Phòng 610” được chuyển giao cho Ủy ban Chính trị và Pháp luật và Công an cùng cấp. Cục phòng chống và xử lý các vấn đề tà giáo (gọi tắt là Cục tà giáo) của Bộ Công an, sau đây gọi là “Cục tà giáo”, thực hiện một số trách nhiệm và quyền hạn của “Phòng 610” trước đây.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an Triệu Khắc Chí đã trở thành một trong những quan chức của ĐCSTQ chịu trách nhiệm cao nhất trong việc chỉ huy cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ông ta thao túng và điều động nhiều cơ quan chính phủ khác nhau thuộc các hệ thống Công-Kiểm-Pháp để theo dõi và kiểm soát và khống chế dân chúng bằng mọi cách, bao gồm cả việc thực hiện tội ác diệt chủng đối với Pháp Luân Công.

Năm 2020, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, “Phòng 610” và Bộ Công an đã thực thi chiến dịch “Xóa sổ” đối với các học viên Pháp Luân Công và cưỡng chế họ từ bỏ đức tin của mình. Để thực hiện chỉ lệnh này, Ủy ban Chính trị và Pháp luật, “Phòng 610”, ủy ban cư dân và các đồn công an ở mỗi địa khu đã sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau như “tấn công”, “gửi đi chăm sóc”, “gõ cửa [cửa nhà các học viên Pháp Luân Công]”,“xác minh việc chuyển hóa”,“ xóa tên [khỏi danh sách đen của cảnh sát]” “dỡ bỏ [hình phạt]” và “ điều tra và thu thập chữ ký ” trong nỗ lực ép buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin.

Họ sẽ đến nhà các học viên Pháp Luân Công và cố gắng ép họ ký tên vào “tam thư” (gồm: một bản tuyên bố từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, một tuyên bố hối cải và một bản tuyên bố vạch trần). Nếu các học viên từ chối ký tên vào các tuyên bố này, cảnh sát đe dọa rằng sẽ khiến họ “biến mất”. Nếu các học viên vẫn từ chối ký vào những tuyên bố này, họ sẽ bị bắt, bị đưa đến các trung tâm tẩy não, bị đưa vào trại tạm giam, bị kết án tù và/hoặc bị tước lương hưu. Con cháu của họ cũng có thể bị liên lụy. Cảnh sát thậm chí đã truy lùng con cái của các học viên để ký thay cho họ và sử dụng gia đình như là con tin để buộc các học viên Pháp Luân Công ký vào các bản tuyên bố này.

Nhiều tỉnh và thành phố ở Trung Quốc đã phát động các hoạt động đặc biệt để tăng cường bức hại học viên Pháp Luân Công và kích động mọi người tham gia. Tỉnh Quảng Đông và tỉnh Hải Nam đã treo “tố giác thưởng tiền” lên tới 100.000 nhân dân tệ cho bất kỳ ai báo cáo bạn bè hay hàng xóm của họ là học viên Pháp Luân Công. Theo số liệu thống kê, trong chiến dịch “xóa sổ” của ĐCSTQ, ít nhất 88 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết, 615 học viên bị kết án tùy tiện, và 15.235 học viên bị bắt và sách nhiễu.

Trong tháng 4 năm 2021, Bộ Công an và Cục Tà giáo đã phát động một chiến dịch tuyên truyền rộng rãi trong các trường học nhằm lừa gạt sinh viên, kích động thù hận và đầu độc công chúng. Được sự chấp thuận của Bộ Công an, Cục tà giáo Bộ Công an và Cục Công tác Tư tưởng và Chính trị Bộ Giáo dục đã phối hợp khởi xướng hoạt động “Tuyên truyền, giáo dục phản tà giáo khuôn viên trường” trên quy mô lớn tại các trường cao đẳng và đại học trên toàn quốc. Phó Cục trưởng Dương Tân và Cục trưởng Khúc Hồng Ba của Cục tà giáo đã đích thân tham gia buổi lễ.

Với tư cách là người phụ trách cao nhất của Bộ Công an và hệ thống thực thi cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, Triệu Khác Chí phải chịu trách nhiệm về tất cả các tội ác bức hại Pháp Luân Công xảy ra trên toàn quốc trong nhiệm kỳ của mình.

Các tội ác bức hại Pháp Luân Công trong nhiệm kỳ của Triệu tại Ủy ban Trung ương

Triệu đã giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an và Bí thư Đảng ủy kể từ tháng 10 năm 2017. Ông ta trở thành Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương vào tháng 5 năm 2018. Ông ta đã trực tiếp lập kế hoạch và chỉ huy toàn bộ hệ thống công an toàn quốc bức hại Pháp Luân Công. Ông ta là công cụ thực hiện tội ác diệt chủng của chính quyền ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công.

1. Cuộc bức hại trong năm 2018

Theo thông tin và thống kê của Minghui.org, trong năm 2018, ít nhất 4.848 học viên Pháp Luân Công đã bị các cơ quan công an của ĐCSTQ bắt giữ tại nhiều tỉnh thành trên khắp Trung Quốc. Trong số đó, 933 người bị kết án bất hợp pháp, 4.217 người bị sách nhiễu, 378 người bị phê chuẩn bắt giữ chính thức, 170 người bị đưa đến các phiên tẩy não, 51 người bị buộc phải rời khỏi nhà của họ, và 2.050 người bị lục soát nhà cửa.

Kể từ tháng 10 năm 2018, một số vụ bắt cóc quy mô lớn đã xảy ra trên khắp cả nước. Vào ngày 12 tháng 10, hơn 20 học viên Pháp Luân Công từ thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã bị bắt. Vào ngày 9 tháng 11, 119 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt tại thành phố Cáp Nhĩ Tân và thành phố Đại Khánh thuộc tỉnh Hắc Long Giang. Các vụ bắt giữ lầ này là một hoạt động được lên kế hoạch từ trước, và cảnh sát bắt giữ bất hợp pháp các học viên Pháp Luân Công dựa trên danh sách sẵn có. Vào ngày 18 tháng 11, 36 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ bất hợp pháp tại huyện Khánh Vân, tỉnh Sơn Đông, và 36 gia đình bị sách nhiễu và lục soát phi pháp. Từ tháng 10 đến cuối tháng 11, 26 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây đã bị bắt và nhà của họ bị lục soát .

Vào năm 2018, 68 học viên Pháp Luân Công đã qua đời do bị bức hại. Ít nhất 5 người trong số họ đã qua đời khi bị giam giữ bất hợp pháp trong các trại tạm giam hoặc ngay sau khi được thả.

Bà Văn Mộc Lan, một học viên Pháp Luân Công lớn tuổi ở Bắc Kinh, đã bị bắt và giam giữ bất hợp pháp tại trại tạm giam Mật Vân vào ngày 14 tháng 10 năm 2017. Bà Văn đã tuyệt thực để phản đối bức hại. Người bà sưng phù và thâm tím đến mức tính mạng gặp nguy hiểm. Các triệu chứng trên cơ thể của bà cho thấy bà đã bị đầu độc. Để trốn tránh trách nhiệm, trại tạm giam Mật Vân đã trả tự do cho bà Văn. Không lâu sau bà đã qua đời vào ngày 27 tháng 2 năm 2018.

Ngày 16 tháng 1 năm 2018, ông Hiệp Quốc Hoa ở tỉnh Phúc Kiến bị bắt và bị giam ở trong trại tạm giam Kiến Âu, và ông đã bị bức hại đến chết tại nơi này vào ngày 11 tháng 9.

Ngày 26 tháng 4 năm 2018, bà Thái Dĩnh, một học viên Pháp Luân Công 48 tuổi ở tỉnh Sơn Đông, đã bị bắt và bị đưa đến trại tạm giam Phổ Đông vào ngày hôm sau. Bà đã qua đời trong khi bị giam giữ vào ngày 8 tháng 5.

Bà Mã Quế Lan, một học viên Pháp Luân Công ngoài 60 tuổi ở thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc, đã bị bắt vào ngày 4 tháng 7 năm 2018. Đến ngày 17 tháng 9, bất ngờ có tin rằng bà Mã đã bị bức hại đến chết trong trại tạm giam Tần Hoàng Đảo. Theo thông tin nội bộ, các nhà chức trách đã cho mổ bụng lấy nội tạng với lý do là họ cần làm xét nghiệm.

Ngày 19 tháng 9 năm 2018, Bà Kim Thuận Nữ, một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, đã đến trung tâm cộng đồng địa phương để lấy giấy chứng nhận thì bị bắt và đưa đến trại tạm giam Nam Câu. Tại đây bà bị bức hại đến mức bất tỉnh và qua đời vào ngày 10 tháng 10, hưởng thọ 66 tuổi.

2. Cuộc bức hại trong năm 2019

Năm 2019 có một số ngày kỷ niệm được chính quyền coi là nhạy cảm: Ngày 25 tháng 4 đánh dấu 20 năm ngày thỉnh nguyện ôn hòa của 10.000 học viên bên ngoài Văn phòng Kháng nghị Quốc gia ở Bắc Kinh kêu gọi trả tự do cho vài chục học viên bị bắt giữ vô cớ ở Thiên Tân trong những ngày trước đó; Ngày 20 tháng 7 đánh dấu 20 năm ngày bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công; Ngày 1 tháng 10 đánh dấu 70 năm ngày thành lập chính quyền cộng sản Trung Quốc.

Các vụ bắt giữ và sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công tăng đột biến trong ba ngày nhạy cảm này, do chính quyền cố gắng ngăn chặn các học viên tham gia biểu tình công khai hoặc phát động các nỗ lực khác nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại.

Tại thành phố Tứ Bình, tỉnh Cát Lâm, chính quyền đã thưởng cho các cảnh sát viên 10 điểm khi bắt được một học viên Pháp Luân Công, nhưng chỉ thưởng một điểm khi họ bắt một nghi phạm.

Theo thông tin ghi nhận, có 6.109 học viên Pháp Luân Công bị bắt và 3.582 học viên bị sách nhiễu trong năm 2019. Trong số đó, 383 học viên bị đưa đến các trung tâm tẩy não và 3.124 học viên bị lục soát nhà và 789 học viên khác bị kết án tù.

Nhiều gia đình có vài thành viên bị bắt cùng một lúc trong năm 2019. Đặc biệt vào ngày 17 tháng 4 năm 2019, ở thành phố Bạc Châu, tỉnh An Huy, hơn 100 cảnh sát đã tham gia bắt giữ 10 thành viên của một gia đình, họ gồm một người mẹ, năm cô con gái, ba cậu con rể và một cháu trai 12 tuổi. Bốn trong số các cô con gái đã phải hầu tòa vào ngày 5 tháng 12 năm 2019 và sau đó bị kết án 4,5 đến 7,5 năm.

Tại thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam, hơn 130 học viên đã bị bắt vào khoảng 5 giờ sáng ngày 30 tháng 8 năm 2019, và 60 người trong số họ bị đưa đến trung tâm tẩy não địa phương.

Đáng chú ý, 9,7% (593) học viên bị bắt và 5,9% (213) học viên bị sách nhiễu đã ngoài 65 tuổi, trong khi 112 học viên bị bắt và 92 học viên bị sách nhiễu đã ngoài 80 tuổi.

Ngày 7 tháng 3 năm 2019, bà Vương Thiệu Thanh, 74 tuổi, ở tỉnh Hồ Bắc và 12 học viên khác, bao gồm cả bà Chu Tú Vũ (79 tuổi) đã bị bắt vì nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công trong công viên.

Ông Luân Ngưng, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục thuộc Sở Lao động và Nhân sự tỉnh Ninh Hạ, bởi gửi các lá thư thư có nội dung cuộc bức hại Pháp Luân Công, đã bị kết tội “Kích động lật đổ chính quyền nhà nước” và lĩnh án 10 năm tù cùng 100.000 nhân dân tệ tiền phạt.

Chín mươi sáu học viên đã qua đời do cuộc bức hại. Mười chín người trong số họ đã qua đời trong khi bị giam giữ. Hầu hết những người khác đã qua đời sau khi phải chịu đựng sự giam giữ, tra tấn và sách nhiễu trong thời gian dài. Những học viên này đến từ mọi tầng lớp xã hội, bao gồm công chức nhà nước, nhà khoa học, hiệu trưởng, giáo viên, sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu, bác sĩ và quản lý nhà máy.

Bà Quách Chấn Hương, một cư dân 82 tuổi ở thành phố Chiêu Viễn, tỉnh Sơn Đông, đã qua đời vài giờ sau khi bị bắt tại một trạm xe buýt vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công vào ngày 11 tháng 1 năm 2019.

Ông Dương Thắng Quân, ở thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, đã qua đời 9 ngày sau khi bị bắt vào ngày 2 tháng 8 năm 2019. Ông bị nôn ra máu khi ở trong trại tạm giam và gia đình buộc phải trả 30.000 nhân dân tệ cho chi phí y tế cho ông.

Ông Hà Lập Phương, ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, bị bắt vào tháng 5 và qua đời trong trại giam vào ngày 2 tháng 7 năm 2019. Ông 45 tuổi. Gia đình nhìn thấy một vết khâu dài trên ngực và một vết mổ hở trên lưng của ông. Đầu tiên, cảnh sát cho biết những vết rạch là kết quả của khám nghiệm tử thi, nhưng gia đình nghi ngờ nội tạng của ông đã bị thu hoạch khi ông còn sống hoặc ngay sau khi ông vừa qua đời.

Bà Bạch Xuân Hoa, ở thành phố Củng Nghĩa, tỉnh Hà Nam, qua đời sau chưa đầy sáu ngày bị bắt vào tháng 12 năm 2019. Gia đình cho biết bà bị gãy xương sườn thứ ba, thứ tư và thứ năm ở bên trái, và xương sườn thứ hai và thứ năm bên phải. Bà cũng bị thương ở môi và có nhiều vết bầm tím quanh lưng. Họ nghi ngờ rằng bà đã bị đánh chết vì không khoan nhượng trước yêu cầu từ bỏ đức tin của cảnh sát. Bà hưởng dương 63 tuổi.

3. Cuộc bức hại trong năm 2020

Bước sang năm 2020, trong khi Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch viêm phổi Vũ Hán (virus corona), chính quyền cộng sản vẫn tiếp tục bức hại Pháp Luân Công một cách tàn bạo.

Năm 2020, ít nhất 615 học viên bị kết án, 6.659 người bị bắt và 8.576 người bị sách nhiễu. Tổng cộng có 3.588 học viên bị lục soát nhà cửa và 537 học viên khác bị đưa đến các trung tâm tẩy não. Các học viên bị nhắm mục tiêu thuộc 304 thành phố thuộc 29 tỉnh và thành phố. Trong số những người bị bắt và sách nhiễu, 1.188 người ngoài 65 tuổi, với 17 học viên ngoài 90 tuổi và người cao tuổi nhất đã 94 tuổi.

401 học viên đã bị tống tiền hoặc tịch thu tiền với tổng cộng 7.284.097 nhân dân tệ trong thời gian họ bị bắt giữ, trung bình 18.165 nhân dân tệ mỗi người.

Ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, ít nhất 30 học viên và thành viên gia đình của họ, bao gồm một học viên ngoài 90 tuổi, đã bị bắt từ ngày 10 đến ngày 11 tháng 7 năm 2020. Trong số đó, bảy người sau đó đã bị kết án từ 1 đến 9 năm.

Năm 2020 ghi nhận 84 học viên đã qua đời trong cuộc bức hại, trong đó có 21 người đã qua đời trong khi bị giam giữ.

Ngày 13 tháng 5 năm 2020, bà Trương Chí Ôn ở thành phố Vũ Châu, tỉnh Hà Nam đã bị bắt tại nhà và qua đời 4 ngày sau đó trong lúc đang bị cảnh sát giam giữ. Cảnh sát không đưa ra lời giải thích nào về cái chết của bà và đã nhanh chóng hỏa táng thi thể.

Ngày 28 tháng 6 năm 2020, bà Lý Linh ở thành phố Bồng Lai, tỉnh Sơn Đông, bị một quan chức thôn và một quân nhân bắt giữ sau khi bị báo cáo vì có tài liệu Pháp Luân Công. Bà bị đưa đến một ngôi nhà hoang ở một khu vực miền núi và bị đánh đập, tra tấn dã man. Ngày 13 tháng 7 năm 2020, bà đã qua đời vì thương tích do lần đánh đập đó.

Cuối tháng 6 năm 2020, bác sĩ Vương Thục Khôn, 66 tuổi, bác sĩ nội khoa tại Bệnh viện thị trấn Hải Lâm, thành phố Hải Lâm, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị cảnh sát đánh đập vì từ chối ký vào bản tuyên bố và không thừa nhận chồng bà tu luyện Pháp Luân Công (thực tế ông không tu luyện). Bà bị đau dữ dội ở chân và phải bò lên cầu thang để trở về căn hộ của mình. Cơ thể bà đầy rẫy vết bầm tím. Xương bánh chè của bà bị gãy và người bà đầm đìa mồ hôi. Bà bị xuất huyết não vào ngày 1 tháng 7 và qua đời vào ngày hôm sau.

4. Cuộc bức hại trong năm 2021

Nửa đầu năm 2021 ghi nhận 3.291 học viên Pháp Luân Công từ 264 thành phố ở 30 tỉnh bị bắt và 6.179 bị sách nhiễu vì đức tin của họ. Tổng cộng 118 người trong số các học viên đã bị cưỡng chế thu thập mẫu máu và 3 người bị lấy mẫu ADN.

Trong số 9.470 học viên bị nhắm mục tiêu, 1.384 người đã bị lục soát nhà cửa, 152 học viên đã bị tịch thu tổng cộng 1.942.553 nhân dân tệ và 20.000 USD tiền mặt, trung bình mỗi người là 142.292 nhân dân tệ. 78 người khác đã bị buộc phải sống xa nhà để tránh bị bức hại và bắt giữ.

Tổng cộng 674 học viên đã bị kết án tù trong nửa đầu năm 2021. Ngoại trừ 30 học viên chưa rõ thời hạn tù, 33 người đang bị quản thúc tại nhà và không phải thi hành án và hai người chỉ bị phạt tiền và không bị kết án tù, 602 (90%) học viên khác bị kết án tù với các thời hạn từ 4 tháng đến 14 năm, với mức án trung bình là 3,5 năm.

Ông Thì Thiệu Bình, 50 tuổi, cư dân Bắc Kinh, bị kết án 9 năm tù. Bà Vương Kiến Mẫn, một bác sĩ của thành phố Lai Dương, tỉnh Sơn Đông, đã bị kết án chín năm. Ông Lý Đăng Thần, một giáo viên 82 tuổi đã nghỉ hưu ở thành phố Thâm Châu, tỉnh Hà Bắc, bị kết án 10 năm vào tháng 1 năm 2021.

Nửa đầu năm 2021 có 67 học viên Pháp Luân Công đã được xác nhận là đã qua đời, với 13 người trong số họ đã qua đời trong khi bị giam giữ.

Trong thời gian chờ kết quả kháng cáo bản án 11,5 năm tù trong trại tạm giam, bà Mao Khôn, một kế toán ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu vào khoảng ngày 9 tháng 4 năm 2021. Gia đình được bảo nộp đơn xin tại ngoại điều trị y tế cho bà, nhưng trước khi họ có cơ hội nộp đơn, bà Mao đã qua đời trong bệnh viện vào tối ngày 11 tháng 4 ở tuổi 57.

Ông Công Phi Khải, một đại tá về hưu ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, đã qua đời trong nhà tù vào ngày 12 tháng 4 năm 2021. Ban đầu các sĩ và lãnh đạo nhà tù từ chối cho gia đình nhìn thấy thi thể của ông. Khi gia đình kịch liệt phản đối, anh trai và cháu trai của ông Công cuối cùng đã được phép nhìn thấy thi thể của ông, nhưng không được phép chụp ảnh hoặc quay phim. Theo anh trai ông Công, đầu của ông bị thương, sưng lên và có máu trong tai.

Ông Viên Quang Vũ, 54 tuổi, cư dân huyện Lễ Tuyền, tỉnh Thiểm Tây, đã mất mẹ là bà Lý Thải Nga và vợ là bà Trương Thúy Thúy trong vòng chưa đầy ba tháng do cuộc bức hại. Em trai của ông, ông Viên Huy Vũ bị kết án ba năm tù. Bản thân ông Viên Quang Vũ cũng bị buộc phải sống xa nhà để tránh bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công.

II. Tội ác bức hại Pháp Luân Công trong thời gian tại nhiệm ở tỉnh Hà Bắc

Trong nhiệm kỳ Bí thư ĐCSTQ tỉnh Hà Bắc từ tháng 7 năm 2015 đến tháng 10 năm 2017 của Triệu Khắc Chí, 26 học viên Pháp Luân Công đã qua đời vì bị bức hại.

Học viên Pháp Luân Công Lý Khải đã bị bắt tại nhà vào ngày 29 tháng 7 năm 2015. Sau đó ông bị kết án và bỏ tù bất hợp pháp. Tòa án đã không thông báo cho gia đình về phiên tòa, bản án, hoặc việc ông bị chuyển đến nhà tù. Gia đình cũng không được phép đến thăm ông. Vào ngày 4 tháng 1 năm 2016, vợ ông nhận được điện thoại từ Nhà tù Ký Đông nói rằng bà hãy đến nhà tù để đón ông. Bà vội vàng đi tới nhà tù nhưng lại được thông báo là hãy đến Bệnh viện Công nhân Đường Sơn. Khi đến nơi, bà thấy ông Lý đã hôn mê và nhà tù cho rằng ông bị xuất huyết não đột ngột. Sau khi phẫu thuật, ông Lý đã tỉnh lại và vận động được ở tay và chân trái. Tuy nhiên, hai ngày sau, nhà tù và bệnh viện yêu cầu ông phải phẫu thuật sọ não để xử lý “chất dịch quá nhiều trong não”. Tình trạng của ông nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn sau cuộc phẫu thuật thứ hai, và ông đã qua đời một hoặc hai ngày sau đó. Hiện vẫn chưa tìm hiểu được ông đã phải chịu đựng những gì ở trong tù.

Học viên Pháp Luân Công, bà Nghiêm Quốc Diễm, 46 tuổi, bị bắt vào ngày 15 tháng 1 năm 2016. Vào đêm ngày 2 tháng 2 năm 2016, Nghiêm Vạn Giang (không có họ hàng với bà Nghiêm), chủ nhiệm khóa tẩy não “Phòng 610”, gọi điện cho gia đình bà Nghiêm để tống tiền và nói với họ đến đón bà. Khi gia đình gặp bà ở trại tạm giam, bà đã rất yếu do bị ngược đãi. Bà nằm nghiêng trên giường và chỉ có thể nói chuyện bằng một giọng rất yếu ớt. Chồng và con trai đã dìu bà ra ngoài và đưa bà trở về nhà ngay trong ngày hôm đó. Ngày 13 tháng 3 năm 2016, bà đã qua đời.

III. Tội ác bức hại Pháp Luân Công trong thời gian tại nhiệm ở tỉnh Quý Châu

Triệu là Bí thư Tỉnh ủy Quý Châu từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 7 năm 2015, trong thời gian đó bảy học viên Pháp Luân Công địa phương là Triệu Minh Chi, Trần Lệ Chi, Hoàng Quý Tiên, Tống Mỹ Lan, Trình Hoa Chánh, Ngô Trạch Tú, Đặng Tổ Vinh đã bị bức hại đến chết .

Vào ngày 28 tháng 9 năm 2010, bà Triệu Minh Chi, 69 tuổi, và chồng bà, ông Lô Nhượng Trung đã bị bắt. Sau đó bà bị kết án phi pháp hai năm trong Nhà tù Nữ Quý Dương. Khi ở trong trại tạm giam địa phương, bà Triệu đã bắt đầu ho. Sau khi bị đưa đến nhà tù, bà đã bị cưỡng bức tiêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc, điều này khiến tình trạng của bà trở nên tồi tệ hơn. Bà ngày càng ốm nặng và ho suốt đêm khiến bà không thể ngủ được. Các lính canh ép buộc bà phải viết một bản tuyên bố từ bỏ đức tin của mình và ấn dấu vân tay của bà lên đó để xác nhận. Vào thời điểm bà Triệu trở về nhà sau khi mãn hạn tù, bà đã không thể ăn uống và đi lại khó khăn do những bức hại mà bà phải chịu đựng ở trong tù. Bà Triệu đã qua đời vào ngày 16 tháng 12 năm 2012.

Ngày 19 tháng 8 năm 2012, bà Trần Lệ Chi, một phụ nữ 69 tuổi ở thành phố An Thuận đã bị bắt và bị kết án ba năm tù một cách bất hợp pháp vì tội phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Trong thời gian thụ án tại Nhà tù Nữ tỉnh Quý Châu, bà Trần bị buộc phải lao động không công và tham gia các buổi tẩy não. Sau khi bị bức hại trong thời gian dài, sức khỏe của bà ngày càng giảm sút cho đến khi tình trạng của bà trở nên nghiêm trọng đến mức nhà tù phải đưa bà đến Bệnh viện Công an để điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị không hiệu quả và bà đã được cho về nhà. Đến lúc đó, tất cả các cơ quan nội tạng của bà đã suy kiệt. Bà không thể tự chăm sóc bản thân và khó có thể trở mình hoặc nói chuyện. Bà đã qua đời vào ngày 9 tháng 9 năm 2014.

Tội ác bức hại Pháp Luân Công trong thời gian tại nhiệm ở thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông

Triệu là Bí thư Thành ủy thành phố Đức Châu thuộc tỉnh Sơn Đông từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 1 năm 2001. Trong nhiệm kỳ của mình, các học viên Pháp Luân Công địa phương là Vương Thuận Thanh, Lưu Quý Hương và Trần Quế Bân đã bị bức hại đến chết.

Ông Trần Quế Bân và gia đình của ông đã nhiều lần bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công. Vào dịp Tết Nguyên đán năm 2001, theo chỉ thị của Công an quận Vũ Thành, cảnh sát đã bắt ông Trần và đưa ông đến phòng bảo vệ của một nhà máy dệt bông.

Trưởng phòng bảo vệ trực tiếp còng tay ông Trần và chỉ đạo bốn người đứng ở bốn góc phòng để áp dụng hình thức tra tấn “đẩy sàng”, trong đó họ sẽ xô ông Trần qua lại. Khi người đầu tiên bất ngờ đẩy ông Trần từ phía sau, ông đã ngã ngay lập tức. Vì tay ông bị còng nên ông đã không thể dùng tay tiếp đất được. Đầu ông đã va vào một cái két sắt trước mặt. Ông ngay lập tức bất tỉnh và không thể cử động. Sau đó, họ phát hiện ra rằng ông đã bị gãy 3 đốt sống cổ. Trưởng văn phòng an ninh tiếp tục đánh ông mặc dù ông đã bất tỉnh và không thể cử động.

Cảnh sát đã cởi giày, tất và cởi cúc áo sơ mi của ông. Bốn người khiêng ông ra ngoài và để ông nằm trên mặt đất băng giá phủ đầy tuyết trong hơn một giờ trước khi họ đưa ông trở lại phòng giam. Họ mở các cửa sổ của phòng giam rồi ném ông vào chiếc giường không có chăn ga gối đệm, hòng để ông bị chết cóng. Đêm hôm sau, ông đã qua đời do vết thương quá nặng.

Vợ của ông Trần, bà Chu Hải Đào, liên tục bị bức hại trong các lớp tẩy não sau khi chồng bà bị tra tấn đến chết và kết quả khiến tinh thần bà trở nên hoảng loạn. Bố mẹ chồng già cả của bà cũng bị giam giữ bất hợp pháp, cưỡng bức tẩy não, phạt tiền và các hình thức bức hại khác chỉ vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/17/428284.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/22/194212.html

Đăng ngày 11-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share