Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 31-10-2019] Theo thông báo của Ban biên tập Minh Huệ vào đầu năm nay, chính phủ Hoa Kỳ sẽ thắt chặt việc xét duyệt thị thực đối với những người vi phạm nhân quyền, gồm cả những kẻ tham gia bức hại Pháp Luân Công. Những người này sẽ bị từ chối cấp visa hoặc cấm nhập cảnh.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp môn này vào tháng 7 năm 1999, một lượng lớn học viên đã bị giam, bỏ tù và tra tấn vì đức tin của họ.

Thông báo kêu gọi “các đệ tử Đại Pháp trên toàn thế giới hãy lập tức hành động để thu thập, biên soạn và đưa danh sách lên Minh Huệ, gồm thông tin về thủ phạm cũng như thành viên gia đình và tài sản của họ, để xác định và xác minh danh tính người bức hại.”

Tào Thừa Tự, nguyên trưởng Phòng 610 Thành phố Long Khẩu, tỉnh Sơn Đông, đã bị báo cáo lên Minh Huệ vì đã chỉ đạo bức hại các học viên Pháp Luân Công trong khu vực của ông ta. Cụ thể, ông ta đã giám sát, ra lệnh và trực tiếp tham gia tra tấn họ. Các học viên bị đánh đập, cấm ngủ, bỏ đói, phải ngồi xổm trong thời gian dài, sốc điện, bị nhốt và bị làm nhục nơi công cộng.

Tào đóng vai trò chính trong cái chết của bà Điền Hương Thuý vào tháng 7 năm 2000, học viên Pháp Luân Công bị chết đầu tiên ở Long Khẩu do bị bức hại.

Thông tin cơ bản

Tên: Tào Thừa Tự

Giới tính: Nam

Năm sinh: 1964

Nghề nghiệp: Đã nghỉ hưu, nguyên trưởng Phòng 610 Thành phố Long Khẩu (địa điểm: Phố Cảng Thành, thành phố Long Khẩu, tỉnh Sơn Đông)

Địa chỉ nhà: Tầng 3, khu phía Đông, toà nhà 13, khu dân cư Long Tộc, khu Đông Thành, thành phố Long Khẩu, tỉnh Sơn Đông

Liễu Quế Cần: vợ của Tào, nhân viên thuộc Văn phòng Kế hoạch hoá Gia đình Long Khẩu đã nghỉ hưu.

Tào Dương: con trai, làm việc tại chính quyền Thị trấn Đông Giang

Tào Thừa Tự từng là bí thư đảng của trấn Phong Nghi (hiện giờ thuộc trấn Thị Lưỡng), trấn Hạ Đinh Gia và Uỷ ban Dân cư Long Cương. Ông ta đã tham gia vào một cuộc bắt giữ các học viên trên diện rộng vào ngày 11 tháng 4 năm 2012. Sau khi trở thành trưởng Phòng 610 Long Khẩu vào năm 2013, ông ta đã tăng cường cuộc đàn áp trên khắp thành phố Long Khẩu.

Bà Điền Hương Thuý chết vì bị ngược đãi vào tháng 7 năm 2000

Tháng 7 năm 2000, 17 học viên ở trấn Phong Nghĩ đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Họ bị đưa trở về Phong Nghi vào ngày 12 tháng 7. Vì bà Điền Hương Thuý đã mở nhạc luyện công của Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn, nên công an Bắc Kinh xem bà là người tổ chức và ép bà tiết lộ tên của tất cả học viên cùng bà đến Bắc Kinh. Tào Thừa Tự, khi đó là bí thư đảng trấn Phong Nghi, đã trả cho công an Bắc Kinh 5.000 tệ để có được danh sách nhằm biết ai là người trong khu vực của ông ta đã đến Bắc Kinh.

Tào đã giữ những học viên này trong khu tập thể của chính quyền trấn Phong Nghi, tại đây họ bị bỏ mặc dưới ánh nắng mặt trời và bị ép phải đứng trong thời gian dài mà không có thức ăn nước uống. Tào và thuộc hạ đánh đập họ mỗi ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi trưa. Rất thường xuyên, bốn hay năm người cùng đánh một học viên. Sau nhiều ngày, thân thể các học viên đầy vết bầm.

Tào nói với người nhà của các học viên rằng: “Hãy trả 12.000 tệ nếu muốn đưa một học viên về nhà.” Vì sống ở nông thôn nên không gia đình nào có thể chi trả số tiền đó, vì vậy tất cả học viên đều bị đưa đến trại tạm giam Trương Gia Câu vào ngày 17 tháng 7 năm 2000.

Bà Điền, 61 tuổi, ở làng Khúc Gia Câu. Bà bị đánh đập tàn bạo và cũng bị sốc điện. Kết quả là bà không thể ăn và thường xuyên bị ho.

Ngày 20 tháng 7, ba ngày sau khi kết thúc án tạm giam, bà Điền đã hôn mê và gia đình nhận thông báo đến đón bà. Gia đình đã đưa bà đến một bệnh viện vào ngày 22 tháng 7 và ngày hôm sau bà qua đời.

Cái chết của bà Điền không phải ngẫu nhiên. Tào và công an Trần Trinh Vỹ thường xuyên ngược đãi các học viên sau khi say rượu hoặc thua bạc. Họ liên tục sốc điện các học viên trong thời gian dài khiến tay của họ bị cháy. Tào nói: “Một hay hai người chết cũng không sao. Tôi sẽ lo được hết.”

Tẩy não và tống tiền

Năm 2001, Tào được chỉ định làm bí thư đảng trấn Hạ Đinh Gia. Ông ta đã thiết lập một phiên tẩy não trong chính quyền trấn vào tháng 2 năm 2001 với mục tiêu “chuyển hoá” các học viên. Ngoài việc tra tấn những học viên kiên định như bà Tôn Thuý Phương, ông Vương Văn Cường, và ông Vu Hy Liễu, Tào còn tạo ra những thước phim lăng mạ Pháp Luân Công.

Ông Vương, một cựu chiến binh khuyết tật, từng ngăn Tào đánh đập các học viên khác. Tào đã tìm cách trả thù vào một đêm tháng 3 năm 2001. Sau khi say rượu, Tào và những công an khác gọi ông Vương ra ngoài, bắt ông ngồi xổm và thay phiên nhau đánh đập ông.

Trước Đại hội Nhân dân Toàn quốc vào tháng 3 năm 2002, bà Trương Phượng Liên đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Tào đã đưa bà về và nhốt bà trong một cái lồng sắt trong bảy ngày mà không cho bà ăn. Ngày hôm sau, Tào đưa bà đến một trung tâm tẩy não do Phòng 610 thiết lập. Một tuần sau, bà Trương bị đưa đến trại tạm giam Trương Gia Câu, tại đây bà bị giam một tháng trước khi bị đưa đến một cơ sở giam giữ khác thêm một tháng nữa. Tào đã không thả bà Trương cho đến khi gia đình phải vay 18.000 tệ để trả cho ông ta.

Khổ nạn của một cặp vợ chồng

Anh Điêu Hy Huy, một cựu giáo viên của Trường Trung học Phong Nghi, đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công sau khi cuộc đàn áp bắt đầu vào tháng 7 năm 1999. Tào, khi đó là bí thư đảng của trấn Phong Nghi, cùng các công an đã đánh đập anh và mẹ anh, người hơn 50 tuổi. Sau đó Tào đã đưa anh Điêu đến một trại tạm giam và đưa trở về chính quyền thị trấn sau khi hạn giam kết thúc. Lương của anh Điêu cũng bị đình chỉ hơn một năm.

Sau khi Minh Huệ Net báo cáo cái chết của bà Điền Hương Thuý, Tào và người của ông ta đã cố tìm ra người đã chuyển thông tin cho Minh Huệ. Vì anh Điền và vợ là cô Lữ Diễm Na đều là giáo viên nên họ trở thành đối tượng tình nghi chính. Cô Lữ đã bị bắt vào cuối năm 2000 và công an tra tấn cô tàn bạo đến nỗi cô đã ngất đi ba lần. Sau đó cô đã trốn thoát. Để tránh bị bắt, vợ chồng cô đã di chuyển từ nơi này sang nơi khác trong hơn ba năm. Công an đã đưa họ vào danh sách truy nã với số tiền thưởng 60.000 tệ.

Khi anh Điền ra ngoài phân phát tài liệu Pháp Luân Công vào ngày 8 tháng 4 năm 2004, anh đã bị bắt tại huyện Tiềm Sơn, tỉnh An Huy, nơi vợ chồng anh sống vào lúc đó. Họ và người con 10 ngày tuổi bị đưa về quê nhà ở thành phố Long Khẩu, tỉnh Sơn Đông.

Anh Điền và cô Lữ bị kết án lần lượt sáu năm và ba năm tù. Sau khi vụ việc bị phơi bày rộng rãi, do bị áp lực từ cộng đồng quốc tế, cô Lữ đã được bảo lãnh ra ngoài để chăm sóc người con.

Tuy nhiên, người của Viện Kiểm sát Hạ Đinh Gia và công an Hạ Đinh Gia lại bắt cô Lữ vào ngày 8 tháng 5 năm 2006 và giam cô ở trại tạm giam Long Khẩu.

Những tội ác khác

Sau khi Tào trở thành trưởng Phòng 610 Long Khẩu, ông ta đã tăng cường bức hại Pháp Luân Công trong khu vực. Bà Hàn Văn Mai, ông Y Hướng Dương, bà Ngô Mạn Bình và bà Lý Ngọc Quân đều bị kết án tù vì đức tin của họ.

Ngày 5 tháng 8 năm 2015, Tào ra lệnh cho tất cả chính quyền thị trấn và các đảng uỷ thực hiện điều tra tất cả học viên địa phương mà đã kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ vì đã bức hại Pháp Luân Công. Một danh sách đầy của các học viên này đã được cung cấp cho Sở Công an Long Khẩu và chính quyền mọi cấp nhằm hỗ trợ họ điều tra.

Sau đó Đội An ninh Nội địa Long Khẩu (thuộc Sở Công an Long Khẩu) đã buộc các đồn công an địa phương, nhân viên và các đảng uỷ làng bắt giữ các học viên trong danh sách. Người của Đồn Công an Nam Sơn đã thực hiện hai vụ bắt giữ vào tháng 6 năm 2015. Trên toàn thành phố Long Khẩu, hơn 40 học viên đã bị bắt vì đệ đơn kiện Giang, cùng nhiều người bị sách nhiễu. Những học viên bị bắt bị tra tấn trong trại. Một hình thức tra tấn được đặt tên là “Nướng cừu nguyên con” được minh hoạ dưới đây:

ee880c68bb16e8c7cd3838e947babfef.jpg

Minh hoạ tra tấn: “Nướng cừu nguyên con”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/19/394735.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/11/5/180607.html

Đăng ngày 03-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share