Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-08-2021] Từng ba lần thụ án lao động cưỡng bức, một lần thụ án tù và mất con trai trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, gần đây một người phụ nữ gần 70 tuổi lại bị kết án 6,5 năm tù lẫn nữa.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện đã bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Bà Vương Bằng Ảnh ở thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm bị bắt giữ vào ngày 28 tháng 9 năm 2020 và bị giam giữ tại Trại tạm giam Thành phố Cát Lâm. Gần đây, gia đình bà mới biết về bản án của bà, nhưng họ vẫn bị che giấu về chi tiết của bản án.

Chồng bà Vương là một công nhân mỏ than đã qua đời trong một tai nạn ở nơi làm việc nhiều năm trước. Bà một mình nuôi dạy con trai là anh Phan Quang với thụ nhập ít ỏi của mình và thường tự hỏi tại sao cuộc sống của bà lại đau khổ đến như vậy. Tuy nhiên, bà đã tìm được niềm vui trong cuộc sống sau khi bà bước vào tu luyện Pháp Luân Công.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, khi cuộc bức hại đột nhiên bắt đầu, bà Vương đã bị bắt giữ và giam giữ tại trại tạm giam Nam Sơn. Bởi luyện bài công pháp tĩnh công, nên bà cùng sáu học viên bị yêu cầu đứng thành hàng. Lính canh Lưu Quế Vinh đã sử dụng dây lưng da để quật vào các học viên và sử dụng một chiếc xẻng để đánh mỗi học viên 30 cái vào mông.

Sau khi bà Vương được trả tự do, bà cảm thấy cần phải lên tiếng cho Pháp Luân Công. Bởi không đủ tiền mua vé tàu tới Bắc Kinh, bà đã đạp xe đạp và đi hơn 350km tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Sau khi bà bị bắt giữ và bị đưa trở lại Thư Lan, cảnh sát đã kết án bà một năm lao động cưỡng bức.

Tháng 11 năm 2002, bà Vương bị cảnh sát của Đồn Công an Thư Lan Nhai bắt giữ lần nữa. Biết về tình trạng tài chính của gia đình bà, cảnh sát trưởng Triệu Chấn Quốc đã tống tiền chị gái của bà. Ban đầu Triệu ra lệnh cho chị bà trả 500 Nhân dân tệ thay cho bà.

Khi chị gái bà Vương đồng ý trả tiền, thì Triệu lại yêu cầu 1.000 Nhân dân tệ. Sau khi chị gái bà Vương đồng ý trả tăng lên 1.000 Nhân dân tệ, Triệu lại tăng lên 1.500 Nhân dân tệ. Bởi chị gái bà Vương không gom đủ số tiền, nên cảnh sát đã trả đũa bằng cách kết án bà Vương thêm một năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Hắc Chủy Tử.

Sau khi bà Vương bị cầm tù, nhà chức trách còn cấm con trai bà, mới tốt nghiệp đại học, nhận khoản tiền bồi thường, đây là số tiền mà anh cùng mẹ được nhận cho cái chết của cha do tai nạn nghề nghiệp. Anh đã đổ bệnh trước khi tìm được việc làm. Thu nhập thiếu thốn khiến cuộc sống của anh rất cực khổ, điều đó càng làm cho tình trạng sức khỏe của anh tồi tệ hơn.

Thời điểm bà Vương được trả tự do sau khi bị cưỡng ép thụ án thêm một tháng tại trại lao động, con trai bà đã bị ốm nặng chỉ còn da bọc xương. Bà Vương đưa con trai tới bệnh viện nhưng đã quá muộn. Anh đã qua đời vào ngày 10 tháng 4 năm 2004.

13 ngày sau, trong khi vẫn đang thương tiếc cho cái chết của con trai, bà Vương lại bị Khương Trạch Hàng của Đồn Công an Nam Thành bắt giữ lần nữa vào ngày 23 tháng 4 năm 2004 và bị kết án một năm lao động cưỡng bức lần thứ 3 tại Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Trường Xuân.

Sự tra tấn khiến bà Vương bị bệnh tim. Bà xanh xao và vô cùng yếu. Nhưng lính canh vẫn ép bà dậy từ sáng sớm và đứng nhiều giờ vào ban ngày. Bà gần như gục xuống và ngã nhiều lần. Bởi bà vẫn từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, nên thời hạn lao động của bà bị kéo dài thêm năm ngày.

Bà Vương đã bị bắt giữ cùng với vài học viên khác vào ngày 12 tháng 10 năm 2016 trong khi đang đi tới thôn Tân An gần đó để phân phát tài liệu thông tin về cuộc bức hại. Các học viên bị đưa trở lại Thư Lan vào khoảng 11 giờ đêm và bị thẩm vấn ở một số đồn công an. Có thông tin cho biết rằng cảnh sát của Đội An ninh Nội địa Thành phố Thư Lan và Cục Công an Thành phố Cát Lâm đã theo dõi các học viên trong thời gian dài và lên kế hoạch tỉ mỉ cho các vụ bắt giữ.

Bà Vương cùng năm học viên đã phải hầu tòa tại Tòa án Thành phố Thư Lan vào ngày 19 tháng 5 năm 2017. Khi luật sư của một học viên không nhận tội thay cho bà, thẩm phán đã ngăn cản ông và tuyên bố rằng những gì luật sư nói không liên quan tới vụ án. Luật sư của các học viên khác cũng thay họ không nhận tội. Hầu hết các luật sư tập trung vào việc thiếu cơ sở pháp lý của cuộc bức hại và việc phân phát tài liệu Pháp Luân Công không làm hại tới bất kỳ ai cũng như không vi phạm pháp luật.

Bà Vương bị kết án 2,5 tù giam cùng ba năm quản chế và 30.000 Nhân dân tệ tiền phạt. Cả bà Trần Ngọc Hà và Hề Á Hồng đều bị kết án hai năm tù giam cùng 2 năm quản chế và 20.000 Nhân dân tệ tiền phạt. Gia đình của hai học viên chỉ trả 5.000 Nhân dân tệ. Bản án của ba học viên khác gồm bà Thái Lệ Quyên, ông Vương Hỉ Vũ và bà Vương Ngọc Trân vẫn chưa rõ tại thời điểm báo cáo.

Sau khi bà Vương được trả tự do vào ngày 16 tháng 8 năm 2017, phòng tư pháp địa phương tiếp tục giám sát cuộc sống hàng ngày của bà. Bà sống dưới áp lực vô cùng lớn. Dù đi tới đâu, bà cũng cảm thấy mình đang bị cảnh sát theo dõi.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/9/429347.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/16/194642.html

Đăng ngày 31-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share