Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 05-07-2021] Đoạn thời gian tu luyện gần đây, tôi ngày càng cảm thấy rõ quan niệm con người là chướng ngại đối với tu luyện của bản thân, chỉ có phá trừ quan niệm con người, chúng ta mới có thể nhảy ra khỏi con người, đi hướng về Thần.
Hôm qua tôi học đến đoạn Pháp sau:
”Dưới kính hiển vi thân thể người trông như vậy, so với thân người dưới tròng mắt này của chúng ta quả nhiên sai biệt rành rành. Đó là vì cặp mắt này của con người đã tạo thành cho chư vị một loại giả tướng như vậy, không cho phép chư vị thấy những thứ ấy.” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi nghĩ, những thứ mắt người nhìn thấy đều là giả tướng, vậy thì cuốn Chuyển Pháp Luân mà tôi đang cầm trong tay, mắt tôi nhìn thấy nó là một cuốn sách giấy trắng mực đen ở không gian người thường, lẽ nào biểu hiện này không phải là thể hiện chân thật của nó sao? Nếu vậy, thể hiện chân thật của nó là gì nhỉ? Trong nháy mắt, tôi cảm thấy đã phá trừ một tầng vật chất quan niệm, cuốn Chuyển Pháp Luân triển hiện cho tôi không phải là một cuốn sách, mà là tầng tầng lớp lớp chư Phật Đạo Thần, vô cùng vô tận, nhìn tiếp xuống nữa đều là Pháp thân của Sư phụ, nhìn tiếp xuống đều là tầng tầng lớp lớp Chân-Thiện-Nhẫn.
Trong thoáng chốc, tôi cảm thấy toàn bộ bản thân mình đều trống rỗng, không có chút tạp niệm nào lúc học Pháp. Tôi cảm thấy có chút tạp niệm nào đều là bất kính lớn đối với Pháp. Tôi đã minh bạch mình nên ôm giữ tâm thái vô cầu, vô vi chân thành xem sách trong khi học Pháp, ôm giữ tâm thái tôn trọng và thành kính vô tỷ đối với Sư phụ mà đọc sách, chỉ cần hiểu ý tứ câu chữ trên bề mặt là được rồi, không cần có cách nghĩ mình muốn “xem nội hàm của câu này”, vì đó là hữu cầu. Bởi vì nội hàm của Pháp là do Phật Đạo Thần ở phía sau nhìn vào tâm thái lúc đó và tầng thứ tâm tính sở tại điểm hóa cho chúng ta.
Sau khi học Pháp xong, tôi nhận thức ra một vấn đề, từ trước đến giờ mình chưa nhận ra quan niệm “nhìn thấy mới tin” tồn tại ở bản thân. Sư phụ giảng:
”Hiện nay có một số người cho rằng cặp mắt này có thể nhìn thấy bất kể vật chất nào, bất kể vật thể nào trong thế giới chúng ta. Do vậy, có một số người đã hình thành một thứ quan niệm cố chấp; họ cho rằng chỉ những gì nhìn thấy được thông qua con mắt này mới đúng là điều thực tại; còn điều họ nhìn không thấy thì không thể tin. Trước đây người như thế được xem là ‘ngộ tính không tốt’; cũng có người giảng không rõ ràng vì sao ngộ tính không tốt.” (Chuyển Pháp Luân)
Trước đây khi học đoạn Pháp này, tôi vẫn luôn cho rằng mình không phải là loại người ngộ tính không tốt, tôi tin vào sự tồn tại của không gian khác và Thần Phật. Bây giờ tôi mới nhận ra mình chính là loại người có ngộ tính không tốt, quan niệm này đang khởi tác dụng cản trở tôi tu luyện, đồng hóa với Pháp và chứng thực Đại Pháp. Rất nhiều lúc, tôi đều bị chủng quan niệm này lèo lái vấn đề nhận thức trong tu luyện, dùng cặp mắt thịt để nhìn, dùng lý mà con người nhận thức được và giả tướng của không gian nhân loại này để đối đãi vấn đề trong tu luyện.
Tôi nhận ra một nhân tâm chủ yếu trên bề mặt ngăn trở đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp chính là tâm sợ hãi. Tâm sợ hãi này có rất nhiều loại, trong đó chủ yếu nhất là nhân tâm sợ bị bức hại. Là ai đang bức hại đệ tử Đại Pháp? Đương nhiên không phải là cảnh sát và con người thế gian, mà là tà ác ở phía sau họ. Đệ tử Đại Pháp sợ hãi tà ác ở không gian khác sao? Đương nhiên là không sợ! Ví dụ như, lúc đồng tu bị tà ác dùng giả tướng nghiệp bệnh bức hại, rất nhiều đồng tu đều không e sợ, hơn nữa còn chính niệm kiên định, tuy trong quá trình phủ định thanh trừ tà ác sẽ chịu rất nhiều khổ, nhưng các đồng tu vẫn có thể dùng chính niệm đối đãi. Nhưng khi tà ác sử dụng một phương thức khác ── khống chế cảnh sát bức hại, thì có đồng tu lại sợ hãi mà chạy mất. Như vậy chúng ta không sợ tà ác ở không gian khác, thế thì người chúng ta sợ là ai? Là cảnh sát trong người thường! Tại sao lại sợ cảnh sát? Chúng ta không sợ cảnh sát trước khi xảy ra bức hại, nhưng vì sao chúng ta lại sợ cảnh sát sau khi bức hại phát sinh? Là do sau khi bức hại xảy ra, chúng ta đã hình thành loại quan niệm mới “cảnh sát bức hại đệ tử Đại Pháp” từ quan niệm “nhìn thấy mới tin” của cặp mắt thịt này. Đó là phản ứng của chủng quan niệm này, nó không phải là tư tưởng chân chính của bản thân chúng ta. Cũng giống như ví dụ “học sinh giẫm chết cái cây” mà Sư phụ giảng trong sách Chuyển Pháp Luân, thứ thật sự sợ hãi không phải là bản thân cái cây đó, mà là phản ứng của quan niệm mà cái cây đó vừa sinh ra trong lúc học sinh giẫm chết cái cây. Thứ thật sự bức hại đệ tử Đại Pháp là tà ác ở phía sau lưng cảnh sát, chứ không phải bản thân người cảnh sát đó, cảnh sát là sinh mệnh mà chúng ta cần cứu độ. Nếu không có tà ác phía sau thì cảnh sát dám bức hại đệ tử Đại Pháp sao? Nếu không có tà ác ở phía sau, thì mặt minh bạch của cảnh sát sẽ chủ động đi tìm đệ tử Đại Pháp lắng nghe chân tướng và cầu cứu.
Lần thứ hai tôi đi Bắc Kinh duy hộ Pháp, tôi đã bị bắt cóc vào Phân cục quảng trường Thiên An Môn, những cảnh sát kia nói với tôi: “Chúng tôi hôm nay được rảnh rỗi, không có học viên Pháp Luân Công nào đến quảng trường, thế mà cô lại đến đây.” Hai tay của tôi bị còng vào ghế, cảnh sát đe dọa tôi: “Cô mà không nói, tôi sẽ dùng thủ đoạn đấy!” Nói xong, anh ta đá tôi một cái. Tôi biết đó là tà ác ở phía sau anh ta đang nói. Tôi dùng lời lẽ đanh thép nói với anh ta: “Thân anh là cảnh sát quốc gia, anh làm như vậy là phạm pháp. Tôi nói cho anh biết, lần này tôi đến đây không có nghĩ mình sẽ sống sót quay trở về!” Anh ta nghe tôi nói vậy, liền vội cười xòa nói: “Cô không được nói thế …” Tôi biết tà ác ở phía sau anh ta đã bị giải thể, sau đó anh ta bỏ đi.
Rất nhiều lúc chúng ta bị quan niệm “nhìn thấy mới tin” này lừa gạt, bất quá nó chỉ là biểu hiện của nhìn thấy ở không gian hiện thực này, chúng ta bị cái lý của con người trói buộc không thoát ra được. Nói vui thế này, nếu như có thể nhìn thấy tà ác ở không gian khác đang lèo lái cảnh sát đến chỗ chúng ta như đang lùa vịt, hoặc đang khống chế cảnh sát như con rối để bức hại chúng ta, thì chúng ta có còn thấy sợ cảnh sát không? Đương nhiên là không.
Chúng ta đều biết rõ tu luyện cần phải vứt bỏ danh, lợi, tình của người thường; nhưng đối với một số người tu luyện mà nói, vứt bỏ danh, lợi, tình quả thật rất khó. Tại sao khó? Tôi nghĩ là bị quan niệm “nhìn thấy mới tin” lèo lái, từ đó nhìn thấy biểu hiện của danh, lợi, tình trong không gian hiện thực quá thực tại, và nhìn không ra chân tướng của danh, lợi, tình nữa. Sư phụ giảng:
”Bởi vì đang trong lợi ích hiện thực thì rất khó vứt bỏ nó được, lợi ích kia đang ở đó, chư vị nói xem cái tâm ấy vứt bỏ như thế nào đây? Họ thấy rằng khó, trên thực tế chính là khó ở chỗ này.” (Chuyển Pháp Luân)
Vào năm 2000, tôi muốn đến Bắc Kinh duy hộ Pháp, nhưng mẹ tôi không đồng ý. Một hôm, bà ấy nổi trận lôi đình, ném vỡ toàn bộ bình hoa trên sàn nhà, rồi nằm lăn lộn ra đất, sau đó bà còn cầm dao đe dọa tôi: “Nếu con đi Bắc Kinh duy hộ Pháp thì mẹ chết cho con xem!” Tôi và em gái khuyên thế nào cũng không chịu nghe, bà ấy vừa khóc vừa bảo không thiết sống nữa! Tôi đành gạt nước mắt đi ra khỏi phòng của mẹ. Sang phòng bên cạnh, tôi cầm sách Chuyển Pháp Luân lên, vừa lật một cái thì xem thấy Sư phụ giảng:
”… người mẹ sinh ra nguyên thần chư vị mới là người mẹ thật sự của chư vị.” (Chuyển Pháp Luân)
Khi đó, tôi đã vô cùng xúc động, trong tâm tôi nói với Sư phụ: “Thưa Sư phụ, con đã minh bạch rồi.” Tôi cầm cuốn sách lên công ty đọc. Buổi tối trở về nhà, trông như chưa từng xảy ra chuyện gì, mẹ tôi bảo em gái hỏi tôi có ăn cơm không? Bởi vì bà ấy ngại hỏi tôi.
Bây giờ nhớ lại một số đồng tu thường hay nói “Tôi không bỏ được tình cảm với con tôi”, “Tôi không bỏ được tình cảm với cháu tôi”. Kỳ thực, cơ điểm của họ đang ở tại con người, con người làm sao có thể bỏ được? Con người nên có những thứ này! Do đó, lúc bỏ đi sẽ cảm thấy rất khổ, rất khó; kỳ thực là đang từ từ cắt bỏ những thứ này. Chúng ta tu luyện Đại Pháp không phải là tu như vậy, chúng ta là “Trực chỉ nhân tâm Pháp thượng tu” (Tu luyện hình thức, Hồng Ngâm III), phá trừ quan niệm “nhìn thấy mới tin”, từ trong Pháp sẽ nhìn thấy chân tướng, có thể từ trong Pháp lý hiểu rõ vì sao tu luyện cần vứt bỏ tình.
Nếu muốn nhảy ra khỏi con người, chúng ta nhất thiết phải phá trừ những quan niệm hình thành hậu thiên này. Nhưng nếu không phá trừ quan niệm căn bản “nhìn thấy mới tin”, thì nó sẽ còn tiếp tục hình thành những quan niệm hậu thiên mới. Vậy nên, chỉ có phá trừ quan niệm “nhìn thấy mới tin” thì mới không hình thành quan niệm hậu thiên mới.
[Ghi chú của người biên tập: Bài viết dựa trên nhận thức cá nhân của tác giả về trạng thái tu luyện hiện tại, cùng quý đồng tu đối chiếu, để chúng ta có thể “Tỷ học tỷ tu”]
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/7/5/破除「眼見為實」的觀念-427715.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/18/194674.html
Đăng ngày 28-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.