Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-04-2021] Có một đồng tu gần đây đã đề xuất tôi nên đọc một bài chia sẻ trên Minh Huệ Net và nói rằng: “Hết thảy sự việc trên thế gian đều đang biến hóa. Chính Pháp sẽ kết thúc vào năm nào đó”. Tôi tự nhủ: “Chính Pháp kết thúc vào thời gian nào đối với tôi mà nói, đều không phải là vấn đề. Điều tôi cần làm là tu luyện bản thân cho tốt. Càng gần đến giai đoạn cuối cùng, càng phải tu luyện thật tốt”.

Sư phụ giảng:

“ Cứu nhân số nhất mãn

Tà ác nhất tính tru”. (Kiếp, Hồng Ngâm III)

Tạm dịch:

“Cứu người hễ đủ số

Liền trừ sạch tà ác”. (Kiếp, Hồng Ngâm III)

Tôi ngộ ra tất cả mọi việc đều nằm trong Pháp mà Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) giảng. Tuy nhiên, sau khi đọc bài chia sẻ, tôi có chút lo lắng. Tôi tin rằng mỗi một sự tình đều bao gồm nhiều nhân tố ở nhiều phương diện. Các học viên tinh tấn hầu như không dao động, nhưng đối với các học viên đang mong chờ Chính Pháp sớm kết thúc có thể sẽ thất vọng và tín tâm của họ sẽ chịu nhận đả kích.

Vào cuối mỗi ngày, tôi thường ngẫm lại xem trong ngày tôi còn điều gì làm chưa tốt, đồng thời nhắc nhở bản thân phải tinh tấn và tận dụng thời gian sẵn có để làm tốt ba việc. Có nhiều đồng tu nhận xét: “Chị có môi trường tu luyện rất thuận lợi. Chị không cần phải đi làm kiếm sống, chị cũng không phải chăm sóc các cháu. Thật tốt biết mấy!”. Tôi đáp lại rằng: “Môi trường tu luyện như thế nào là do bản thân khai sáng ra. Nếu tôi quên mất lý do vì sao hạ thế, quên đi lời thệ ước từng ký với Sư phụ và nghĩ rằng tôi ở đây chỉ để làm người, thì có lẽ tôi sẽ có cuộc sống đồng dạng như một người thường”.

Bên trên tôi cũng có cha mẹ già, ở dưới thì có các cháu nhỏ. Vì cuộc bức hại xảy ra, chồng tôi đã bỏ tôi để đến với một người phụ nữ khác, và tôi đã tự tay nuôi nấng con gái mình trưởng thành. Sau khi cháu kết hôn, cháu đã mời tôi đến sống cùng cháu. Tôi có hai cháu ngoại, một trai và một gái. Tôi đã nhờ bà thông gia chăm sóc cho các cháu. Sau đó, bà ấy cũng chuyển đến ở cùng chúng tôi. Chúng tôi đã trở thành một đại gia đình chung sống hòa thuận dưới một mái nhà.

Cách đây vài năm, mẹ tôi đổ bệnh và rơi vào trạng thái sống thực vật, bà cần có người ở bên cạnh chăm sóc. Em trai và em dâu tôi đều phải đi làm nên rất bận rộn. Bởi vậy tôi đã phụ trách nấu ăn cho gia đình trong hơn một năm. Sau đó, tôi đã buông bỏ chấp trước vào tình với mẹ mình. Tôi phát chính niệm thanh trừ tà linh lạn quỷ can nhiễu tôi làm ba việc. Nhờ vậy, tôi không còn phải lo việc cơm nước nữa, chỉ thỉnh thoảng mới phải làm. Hàng ngày, cha tôi và tôi đỡ mẹ lên xe lăn ngồi để bà có thể di chuyển xung quanh một chút. Cha tôi đã chăm sóc cho mẹ suốt 5 năm cho đến khi bà qua đời.

Sau khi mẹ tôi qua đời, vì lo lắng cho cha nên tôi đã chăm sóc ông trong khoảng 10 tháng. Nhưng rồi tôi nhận ra mình cũng phải phóng hạ tình đối với cha. Thay vì hàng ngày chuẩn bị các món mang đến cho ông, tôi chỉ đến thăm ông khi có thời gian và thường sẽ đem theo một vài món đặc biệt nào đó như bánh bao hay cơm rang chẳng hạn. Bố tôi rất vui vì điều đó. Tôi lại quay về với sinh hoạt thường hằng của mình và tiếp tục làm ba việc.

Đôi khi, con gái tôi muốn tìm một công việc để làm. Tôi khuyên cháu không nên làm như vậy. Tôi nói: “Sức khỏe của mẹ chồng con không tốt. Bà ấy không chỉ đau chân mà còn bị viêm tụy. Con đừng trông mong vào mẹ sẽ chăm sóc tốt cho các cháu. Một người phụ nữ truyền thống là phải có trách nhiệm với gia đình. Con chỉ cần chi tiêu trong mức thu nhập mà con có. Giờ con đã có nhà, có xe. Miễn sao có đủ tiền để sống là tốt rồi”. Cháu cũng đồng ý với điều tôi nói.

Nơi con rể tôi làm việc đã tăng lương cho cháu từ 3.300 tệ lên 4.800 tệ một tháng.

Sư phụ giảng:

“Việc học Đại Pháp bản thân đã là có phúc phận, làm sao có thể mất đi được?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu [1998])

Tôi ngộ ra rằng Sư phụ sẽ an bài hết thảy những gì tốt đẹp nhất cho chúng ta. Chỉ cần chúng ta làm tốt ba việc, hoàn cảnh cũng sẽ được cải biến.

Một học viên khác thì cho rằng: “Hoàn cảnh của tôi khác chị. Chị có con gái còn tôi lại có con trai. Đương nhiên là bà nội thì tôi phải có trách nhiệm chăm sóc cho cháu của mình”.

Tôi không phản đối việc các học viên chăm sóc cho gia đình. Tôi dẫn chứng cho họ về trường hợp học viên Tĩnh. Con trai và con dâu bà ấy thường xuyên phải xa nhà để lo việc kinh doanh. Họ gửi lại đứa con tám tháng tuổi cho bà Tĩnh nuôi dưỡng. Tuy nhiên, việc này cũng không thể cản trở bà ấy thiết lập điểm sản xuất tài liệu tại nhà để cung cấp tài liệu giảng chân tướng cho các đồng tu. Ngoài ra, bà ấy còn ra ngoài giảng chân tướng, phát tài liệu, và tham gia hạng mục phát chính niệm. Cháu gái của bà hiện đã 8 tuổi. Trong 8 năm đó, bà đã làm ba việc không ngừng nghỉ. Nếu bạn đặt việc cứu người lên ưu tiên hàng đầu thì mọi việc khác đều sẽ không thành vấn đề.

Sư phụ giảng:

“Đệ tử Đại Pháp là có trách nhiệm; dù thế nào thì đều phải hoàn thành thệ nguyện của chư vị đến thế gian; đó là chư vị ngay từ đương sơ [ban đầu] đã lấy sinh mệnh của Thần để bảo chứng thì mới thành sinh mệnh vĩ đại nhất của vũ trụ này hôm nay: đệ tử Đại Pháp”. (Gửi Pháp hội Châu Âu [2009], Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Nếu bạn còn có tâm chấp trước, tâm ỷ lại, cũng như chấp trước vào thời gian Chính Pháp kết thúc thay vì thực tu bản thân và làm tốt ba việc, thì dù mỗi ngày bạn đều học Pháp và luyện công thì bạn cũng sẽ không đề cao lên được. Không những vậy, bạn cũng không xứng đáng là một đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp. Chúng ta đừng quên thệ ước ban đầu khi hạ xuống thế gian này. Nếu chúng ta không hoàn thành thệ ước khi Chính Pháp kết thúc thì sẽ vĩnh viễn lưu lại hối tiếc.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/4/30/421754.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/3/193930.html

Đăng ngày 26-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share