Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-07-2021] Vào ngày 15 tháng 7 năm 2021 một cặp vợ chồng ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh đã bị bắt vì đức tin của họ vào Pháp Luân Công. Trong khi bà Miêu Ngọc Hoàn 49 tuổi đã được thả vào buổi chiều thì ông Trương Quân vẫn bị giam giữ tại trại tạm giam Kim Châu và hiện đang phải đối mặt với việc bị truy tố.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, một pháp môn tu luyện đã bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

2021-7-24-zhang-jun-miao-yuhuan_01.jpg

Ông Trương Quân và bà Miêu Ngọc Hoàn

Vào ngày 2 tháng 8 khi gia đình ông Trương đến Đồn Công an Đăng Sa Hà để yêu cầu trả lại các đồ vật bị tịch thu, viên cảnh sát Lý Tiến nói với họ rằng Viện Kiểm sát Kim Châu đã phê chuẩn việc bắt giữ ông Trương vào ngày 22 tháng 7. Ông ta nói rằng ông không thông báo cho họ vì không có số điện thoại của họ. Gia đình ông Trương đã yêu cầu chụp ảnh hồ sơ, nhưng Lý đã từ chối.

Bắt giữ

Ba quan chức từ Ủy ban Chính trị và Pháp luật Đại Liên đã yêu cầu gặp ông Trương và bà Miêu tại Trường Trung học Cơ sở 123 nơi họ làm việc vào ngày 14 tháng 7 năm 2021.

Một ngày sau, một người phụ nữ tự xưng là ở ủy ban dân cư đến nhà của cặp vợ chồng vào khoảng giữa trưa. Bà Miêu đã từ chối mở cửa. Ngay sau đó, bà nghe thấy tiếng ai đó cố mở cửa bằng chìa khóa nhưng không thành công.

Theo một người chứng kiến ​​vụ bắt giữ hai vợ chồng, ông Trương đã bị hơn 20 sỹ quan mặc thường phục bao vây khi ông về nhà sau đó khoảng 20 phút. Bà Miêu cũng bị buộc phải bước ra và vào một chiếc xe tải đen với ông Trương. Cả hai người họ đã bị đưa đến Đồn Công an Đăng Sa Hà.

Cùng lúc đó, ba sỹ quan ở lại và lục soát nhà của cặp vợ chồng. Máy tính xách tay, điện thoại di động và sách Pháp Luân Công chép tay của họ đã bị tịch thu.

Vào buổi chiều, cảnh sát quay lại và hỏi cặp vợ chồng người hàng xóm rằng họ đã nói chuyện với hàng xóm về Pháp Luân Công hay đưa cho họ bất kỳ tài liệu Pháp Luân Công nào hay không. Cảnh sát cũng hỏi cặp vợ chồng rằng họ đã treo đồ trang trí Pháp Luân Công trên cửa nhà của họ từ khi nào.

Lúc 3 giờ chiều, ông Trương gọi cho mẹ mình và nói với bà về việc ông bị bắt. Ba giờ sau, bà Miêu đã được trả tự do.

Sách nhiễu trước lần bắt giữ gần đây nhất

Vụ bắt giữ gần đây nhất của cặp vợ chồng là tiếp nối của việc liên tục sách nhiễu đối với họ kể từ tháng 11 năm 2020, khi nhà chức trách cố gắng buộc họ từ bỏ Pháp Luân Công trong chiến dịch “Xóa sổ” trên phạm vi toàn quốc (một nỗ lực phối hợp nhắm vào mọi học viên Pháp Luân Công trong danh sách đen của chính quyền ở Trung Quốc để buộc họ phải từ bỏ đức tin của mình).

Vào khoảng 6:30 sáng ngày 3 tháng 11 năm 2020 một vài cảnh sát đã đợi ở hành lang của tòa nhà chung cư của cặp vợ chồng và bắt ông Trương ngay khi ông vừa ra ngoài. Trong khi hai vợ chồng bị đưa đến đồn công an, cảnh sát đã lục soát nhà của họ và tịch thu sách Pháp Luân Công, một máy tính xách tay, một vài đĩa DVD, hai áp phích, lịch treo tường và một số loa. Ông Trương bị giam giữ hành chính mười ngày nhưng được thả vào ngày hôm sau, sau khi ông bị trại tạm giam địa phương từ chối tiếp nhận do tình trạng sức khỏe của mình. Bà Miêu cũng được trả tự do cùng ngày.

Bị áp lực bởi Ủy ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL) Quận Kim Phổ Tân, một cơ quan ngoài vòng pháp luật có nhiệm vụ giám sát cuộc bức hại, văn phòng sở giáo dục đã dừng việc chi trả lương của cặp vợ chồng kể từ tháng 11 năm 2020. Họ cũng đe dọa sẽ sa thải nếu họ không chịu từ bỏ Pháp Luân Công vào cuối năm.

Vào ngày 20 tháng 4 năm 2021, ông Trương bị Ngô Kiến Xương và Cung Học Lị, giám đốc và phó giám đốc sở giáo dục triệu tập và ra lệnh phải từ bỏ Pháp Luân Công.

Khi ông từ chối tuân thủ, Cung và ban lãnh đạo trường học cùng một nhân viên UBCTPL đã nói chuyện lại với ông vào ngày 11 tháng 5.

Vào tháng 6 năm 2021, Tôn Bằng Phi hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở 123 đã nói chuyện với ông Trương và nói rằng trường sẽ không gia hạn hợp đồng lao động của ông và đơn xin thăng chức của ông cũng sẽ không được xem xét.

Ông Trương nói rằng việc họ dừng trả lương lương hoặc sa thải ông là bất hợp pháp. Ông kêu gọi ông Tôn không tham gia vào cuộc bức hại, vì ông ấy sẽ phải chịu trách nhiệm trong tương lai. Tôn trả lời rằng để tiếp tục công việc hiệu trưởng của trường, ông ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải làm điều đó.

Cuộc bức hại trong quá khứ

Cả ông Trương và bà Miêu, 49 tuổi, đều bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công trước khi chính quyền ra lệnh bức hại vào năm 1999. Bà Miêu từng bị các bệnh về dạ dày và xương đòn nghiêm trọng, tuy nhiên cả hai bệnh trên đều biến mất sau khi bà tu luyện Pháp Luân Công. Còn ông Trương đã bỏ thuốc lá và uống rượu.

Hai vợ chồng sống theo các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn của Pháp Luân Công và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Một người hàng xóm kể lại rằng có lần bà ấy quên tắt vòi nước. Sau khi ông Trương nghe thấy tiếng nước chảy, ông đã gọi cho bà và lái xe đến nơi làm việc của bà và đưa bà về nhà để đóng vòi nước.

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, ông Trương đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào năm 2000. Ông bị bắt và bị kết án 3 năm lao động cưỡng bức tại Trại Lao động Cưỡng bức Đại Liên khét tiếng tàn bạo.

Vào ngày 19 tháng 3 năm 2001, một số xe cấp cứu đã chạy vào trại lao động. Theo lệnh của Trương Bảo Lâm, phó trưởng trại lao động, các lính canh Kiều Uy, Vương Quân, Cảnh Điện Khoa, Chu Phượng Sơn và Tôn Kiện dẫn đầu một nhóm tù nhân và ra lệnh cho hàng trăm học viên bị giam giữ ở đó phải từ bỏ Pháp Luân Công.

Những người không chấp hành đã bị kéo vào hành lang, đánh bằng gậy cao su và dùng roi điện sốc điện. Tiếng la hét của kẻ bức hại, âm thanh phóng điện và tiếng la hét tuyệt vọng của các học viên khiến mọi người bị giam giữ trong tòa nhà khiếp sợ.

Sau nhiều giờ bị tra tấn khủng khiếp, nhiều học viên đã bị buộc phải từ bỏ Pháp Luân Công trái với ý muốn của họ. Trời tối dần, nhưng các lính canh vẫn không dừng lại.

Tù nhân Kiểu Ba nói với ông Trương, người đang bị còng tay ở hành lang: “Ông là người tiếp theo.” Sau đó, ông Trương đã mất cảm giác ở tay vì còng tay quá chặt và cứa vào cổ tay.

“Trương Quân, ông có từ bỏ Pháp Luân Công hay không?”, Vương Quân hét vào mặt ông.

“Tôi sẽ không từ bỏ”, ông Trương trả lời.

Chỉ còn một ý nghĩ rằng mình thà chết chứ không muốn bị “chuyển hóa”, ông Trương lao đầu vào máy sưởi khi tù nhân Kiểu kéo ông đến phòng tra tấn. Đầu ông bê bết máu và mũi bị gãy. Ông bất tỉnh và nằm trên mặt đất. (Ghi chú của người biên tập: Bài giảng của Pháp Luân Công cấm các hành vi giết người hoặc tự sát. Tuy nhiên do mức độ nghiêm trọng của cuộc bức hại, một số học viên đã bị buộc phải thực hiện những hành động không lý trí, điều này cũng chỉ ra sự tàn bạo của cuộc bức hại).

Nghĩ rằng ông Trương có thể đã chết, các tù nhân trở nên sợ hãi. Lính canh Vương Quân ra hiệu cho họ ngừng tra tấn. Họ bọc ông Trương trong một chiếc áo khoác quân đội và đưa ông đến bệnh xá của trại lao động. Bác sỹ ở đó nói rằng họ không có thiết bị phù hợp để điều trị cho ông và yêu cầu các lính canh đưa ông đến bệnh viện.

Không có thuốc mê, ông Trương đã phải khâu hơn mười mũi trên đầu. Vào buổi tối, ông bị đưa trở lại trại lao động. Các lính canh giữ ông trong một nhà kho và còng tay ông vào giường.

Cũng trong nhà kho còn có ông Khúc Huy bị gãy xương sống do bị đánh; Ông Vương Trí Dũng vẫn còn hôn mê; các ông Ân Diên Quân, ông Cao Phong, ông Trương Phúc Minh, ông Liễu Tông Diêu, ông Trương Tích Minh, ông Trịnh Nguy, ông Đằng Chí Chu và ông Lý Cát Thắng, những người bị còng tay và buộc phải ngồi trên sàn bê tông — mỗi người trong số họ đều mang đầy thương tích do bị đánh đập dã man vào buổi chiều. Một số người trong số họ sau đó đã qua đời hoặc bị tàn tật.

Trong suốt thời gian ông Trương bị giam trong trại lao động, các lính canh thường hét vào mặt các học viên: “Giang Trạch Dân [cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc] đã nói rằng chúng tôi đánh chết các người thì chẳng bị làm sao cả! Sẽ không vi phạm pháp luật nếu chúng tôi đánh các người đến chết.“

Sau khi ông Trương được trả tự do, nhà trường đã chuyển ông khỏi vị trí kế toán và điều ông đến phòng nấu ăn để nấu cơm cho học sinh và giáo viên. Bạch Quế Vinh và Tống Phúc Kim của chính quyền thị trấn Đăng Sa Hà thường xuyên sách nhiễu ông và ra lệnh cho ông viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công.

Vào ngày 15 tháng 10 năm 2004, Tống và một số sỹ quan khác đã đột nhập vào phòng nấu ăn mà ông Trương làm việc và tìm cách bắt giữ ông. Sau khi ông trốn thoát, cảnh sát đã khám xét toàn trường để tìm ông.

Vào ngày 4 tháng 12 năm 2008, Tất Khắc Phong và Lữ Chí Cường của Văn phòng An ninh Nội địa Kim Châu đã đến trường và cố gắng bắt giữ ông Trương. Vì không tìm thấy ông, họ đã bắt giữ bà Miêu. Họ lấy đi chìa khóa nhà và lục soát nơi ở của họ.

Khi gia đình bà Miêu đến Đồn Công an Lượng Giáp Điếm để yêu cầu trả tự do cho bà, một cảnh sát nói rằng ông Trương không phải là một người chồng tốt vì ông ấy đã không tự ra đầu thú để đổi lấy việc bà Miêu được thả.

Vì ông Trương buộc phải sống xa nhà để trốn cảnh sát, cảnh sát đã đưa bà Miêu vào Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia, khi con gái họ mới hai tuổi.

Thông tin của những kẻ bức hại:

Ngô Kiến Xương (吴建昌), giám đốc Sở Giáo dục Quận Kim Phổ Tân: + 86-411-87683220, + 86-13504950900

Tôn Bằng Phi (孙鹏飞), Hiệu trưởng Trường Trung học 123: + 86-13354082333, + 86-13842616208, + 86-411-87583300

Vương Đoan Bình (王端平), bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp Luật Quận Kim Phổ Tân: + 86-13904111155, + 86-411-87930817, + 86-411-87650005, + 86-411-87679913, + 86-411-87878821

Vu Đức Tuyền (于 德泉), Bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Đại Liên: + 86-411-82758910, + 86-411-82722880, + 86-411-82758905, + 86-411-82722880, + 86-411- 82800318, + 86-1390411558, + 86-13604090009

Vu Tông Văn (于 宗 文), Bí thư của Văn phòng An ninh Nội địa Đại Liên: + 86-13304097989, + 86-411-88056988, + 86-411-88052356

(Thông tin liên hệ của các kẻ bức hại khác có trong bản tiếng Hán.)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/25/428648.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/13/194592.html

Đăng ngày 24-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share