Bài viết của đệ tử Đại Pháp trẻ ở hải ngoại

[MINH HUỆ 09-08-2021] Tôi là đệ tử trẻ hiện đang theo học nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Nhân dịp Pháp hội lần này, tôi xin báo cáo với Sư phụ và giao lưu chia sẻ với các bạn đồng tu về thể hội tu luyện tăng cường luyện công, tu bỏ tâm an dật trong hơn một năm vừa qua.

Tăng cường luyện công

Do virus Trung Cộng bùng phát, nên kể từ đầu năm 2020, khu vực chỗ tôi sinh sống quy định không đến trường học, thay vào đó là ở nhà học trực tuyến. Việc này giúp tôi có nhiều thời gian thuận lợi ở nhà học Pháp luyện công hơn. Tuy tôi đắc Pháp theo mẹ vào năm mười mấy tuổi, nhưng trước đây tôi vẫn không coi trọng luyện công. Hai năm gần đây, tôi mới có thể làm được luyện công một tiếng hoặc một tiếng rưỡi mỗi ngày. Tôi rất ngưỡng mộ những đồng tu ngày nào cũng kiên trì luyện đầy đủ năm bài công pháp từ đầu đến cuối trong suốt mấy chục năm. Nhưng tôi lại nghĩ người trẻ không thể thức dậy sớm nên chỉ cần trích ra thời gian luyện công là được rồi, chứ không nhất thiết phải thức dậy lúc 3, 4 giờ sáng tham gia luyện công tập thể.

Sau khi nhà trường thay đổi sang học trực tuyến ở nhà, tôi nghĩ đây là cơ hội để mình đột phá luyện công hai tiếng đồng hồ mỗi ngày, do đó tôi đã cầu xin Sư phụ gia trì cho mình. Sư phụ thật sự đã trợ giúp tôi. Bắt đầu từ tháng 9 năm 2020, ngày nào tôi cũng kiên trì luyện công hai tiếng đồng hồ. Lúc mới bắt đầu là vì đã đặt ra mục tiêu, hữu ý khích lệ bản thân kiên trì được một tháng, rồi lại kiên trì thêm một tháng nữa, thời gian lâu dần tôi đã hình thành thói quen. Hiện giờ, về cơ bản tôi đã có thể bảo đảm luyện công hai tiếng đồng hồ mỗi ngày, học Pháp ít nhất một tiếng đồng hồ, phát chính niệm bốn lần. Tôi đã kiên trì làm vậy được hơn nửa năm.

Sau khi tăng cường luyện công, tôi thể ngộ được luyện công là cách nghỉ ngơi tốt nhất. Trong khi luyện công, đặc biệt là lúc luyện tĩnh công, tôi cảm thấy sự tĩnh tại và tường hòa đến từ chỗ sâu thẳm của sinh mệnh. Khoảnh khắc vừa ngồi xuống đó thì các việc ở nơi thế tục không có quan hệ gì với mình nữa, đây là khoảnh khắc thư giãn hiếm có giữa nơi thế gian tạp loạn.

Tôi nhớ tới Sư phụ giảng Pháp:

”Tôi quen một hoà thượng, ông rất hiểu những thứ tu luyện về phương diện này. Ông là trụ trì ở chùa, bề bộn các việc, nhưng hễ ông ngồi xuống đả toạ thì là cắt đứt khỏi chúng, bảo đảm là không nghĩ, đó cũng là công. Thực chất thì khi thật sự luyện công, trong đầu não không nghĩ gì cả, không có một chút tư tâm tạp niệm nào hết.” (Pháp Luân Công)

Mặc dù hiện nay tôi vẫn chưa thể làm được đến mức không có một chút tạp niệm nào hết, nhưng tôi cảm thấy mình có tiến bộ rõ rệt sau khi tăng cường luyện công.

Tôi cũng thể ngộ được, làm đệ tử Đại Pháp, cầu xin Sư phụ gia trì trong tu luyện chính là đang đi trên chính lộ, quan trọng là chúng ta phải có tâm muốn đột phá và kiên trì. Sư phụ giảng:

”Tố đáo thị tu” (Thực tu, Hồng Ngâm)

Sư phụ giảng:

”Nếu chư vị có thể thật sự thực hiện được như vậy, thì chư vị sẽ phát hiện rằng ‘liễu ám hoa minh hựu nhất thôn’!” (Chuyển Pháp Luân)

Giống như chuyện các học viên cũ kiên trì luyện năm bài công pháp không bỏ ngày nào, trước đây tôi từng cho rằng là việc bất khả tư nghị, nhưng bây giờ bản thân tôi cũng đã kiên trì làm được giống vậy trong nửa năm rồi. Mọi việc đều bắt đầu từ chỗ tôi có tâm [mong muốn] đi làm.

Đột phá tâm an dật

Tháng 2 năm nay, tôi đã bắt đầu kỳ thực tập trước khi tốt nghiệp. Hàng ngày tôi mất hai tiếng đồng hồ di chuyển từ nhà đến nơi thực tập, nhưng vừa hay tôi có thể tranh thủ học Pháp, học thuộc Pháp ở trên xe, và cũng cố định thời gian học Pháp, học thuộc Pháp của mình. Do thời gian học Pháp, luyện công và lượng công việc trong hạng mục tăng lên nên tôi ý thức được mình cần phải tiến thêm một bước giảm thời gian ngủ nghỉ và tu bỏ tâm an dật.

Do từ nhỏ hoàn cảnh gia đình của tôi khá tốt, có thể nói là tôi vẫn luôn sống trong nhung lụa. Trước đây, tôi chưa có nhận thức nhiều về vấn đề chịu khổ và an dật trong tu luyện. Mãi cho đến khi nhìn thấy sự vất vả cực nhọc của những đồng tu khác trong hạng mục và những đồng tu trẻ cùng tuổi với tôi, thì tôi mới chú ý đến tâm an dật của mình. Sau phong trào phản đối Luật dẫn độ ở Hồng Kông, tôi từng nghe một đồng tu nữ chia sẻ trên truyền thông về chuyện cô kiên trì lên tuyến đầu đưa tin trong mấy tháng liền và xem đó như cơ hội tu bỏ tâm an dật của bản thân, lúc đó tôi hết sức xúc động. Tôi nghĩ nếu là mình, thì mình sẽ không dễ dàng nhận công việc mạo hiểm đi lên tuyến đầu đưa tin chút nào. Huống chi, đồng tu này chỉ lớn hơn mình vài tuổi, nhưng chị ấy lại chủ động nghĩ rằng đây là một cơ hội để tu bỏ tâm an dật.

Một hôm, khi đang học thuộc Pháp tới đoạn “có mang thân thể này, chính là phải chịu khổ.” (Chuyển Pháp Luân), tôi đã có lý giải mới về chỗ này. Nhục thân này của người thường là công cụ để chúng ta dùng vào chịu khổ hoàn nghiệp, tu tốt bản thân và cứu độ chúng sinh; chứ không phải để cho chúng ta hưởng thụ vật chất dục vọng, chấp trước sắc tình và mùi vị ở nơi thế gian con người. Mới đây đọc bài chia sẻ “Chúng ta nên loại bỏ chấp trước vào ăn uống” trên Minh Huệ Net, tôi cũng nhận ra người tu luyện cần phải chú ý nghiêm khắc yêu cầu bản thân về vấn đề ăn ngủ.

Tôi cũng có thể ngộ về “Thiên đạo thù cần” (đạo Trời ban thưởng cho người cần cù) trong người thường và nội hàm của “tinh tấn” mà người tu luyện giảng. Trong bài “Phật tính và ma tính” của cuốn “Tinh Tấn Yếu Chỉ”, Sư phụ giảng ma tính của con người bao gồm lười biếng. Trong quá khứ, Cơ Đốc giáo từng giảng lười biếng là một trong “bảy tội lỗi lớn nhất”.

Sư phụ giảng:

”Thực ra, mọi người hãy nghĩ xem, người tu luyện trong quá khứ —khi phải mất cả một đời mới có thể đi hết con đường— đều không dám lười biếng chểnh mảng [dẫu chỉ] một thời khắc; vậy mà các đệ tử Đại Pháp —[những người] được Đại Pháp cứu độ đến quả vị sinh mệnh— trong tu luyện cũng lại là pháp môn tu luyện tiện lợi nhất, vào thời điểm vinh diệu vĩ đại nhất của tu luyện chứng thực Pháp —thời gian tu luyện mà chỉ trong nháy mắt là trôi qua— lại có thể không tinh tấn hơn?” (Càng về cuối càng tinh tấn, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Trách nhiệm của đệ tử thời kỳ Chính Pháp hôm nay trọng đại vượt xa so với người tu luyện trong lịch sử. Tinh tấn của đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp là trân quý thân phận làm đệ tử của Phật Chủ, là không cô phụ trách nhiệm và sứ mệnh cự đại bản thân gánh vác, là ý thức được sự kỳ vọng của lịch sử và vô lượng chúng sinh. Chúng ta càng nên trân trọng chính mình, làm được đến mức thuần túy mà không hỗn tạp, cần cù mà không giải đãi.

Trước đây, tôi thường hay xem một số thứ của người thường như kịch, phim, tiểu thuyết v.v. vào thời gian nghỉ ngơi. Đôi khi tâm tình không tốt, tôi cũng muốn xem một số thứ giải tỏa phiền não theo quán tính. Mặc dù tôi biết rõ là mình đang uống rượu độc giải khát (nghĩa là, chỉ giải quyết khó khăn trước mắt mà không tính đến hậu quả mai sau). Kỳ thực xem những thứ này chỉ có hại cho bản thân, chứ hoàn toàn không thể giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Ngược lại, chúng sẽ làm tăng thêm vật chất danh, lợi, sắc, nóng giận trong trường không gian của bản thân. Sư phụ giảng:

” Vậy mà chư vị lại rước những thứ ấy vào trong thân thể, chẳng phải chư vị [làm] ngược hẳn với chúng tôi?” (Chuyển Pháp Luân)

Sau khi gia tăng thời gian luyện công, thời gian rảnh rỗi của tôi cũng ít đi. Hàng ngày, ngoài việc học tập và công tác của người thường ra, tôi bận bịu làm đầy đủ ba việc. Đôi khi có chút thời gian rảnh, tôi nhận thấy cảm giác “trống rỗng” trước đây chưa từng có. Tôi nghĩ đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp ngoại trừ trách nhiệm làm ba việc và gánh vác những việc cần làm trong xã hội người thường ra, thì thật sự không có việc chúng ta cần làm.

Sư phụ giảng:

”Hết thảy của thế gian đều có an bài một cách có mục đích, dẫn khởi chấp trước của con người, những gì không để chư vị được cứu là có quá nhiều, chư vị không coi bản thân như người tu luyện thì cũng là đi thuận theo [chúng] sao?!” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Trước đây cũng có đồng tu từng nói “không bận thì không phải là đệ tử Đại Pháp”. Chúng ta không thể giống như người thường lãng phí thời gian quý báu vào việc nghỉ ngơi, giải trí, ăn uống vui chơi. Hiện giờ, nếu tôi có chút thời gian rảnh thì tôi sẽ đọc một số kiến thức chuyên môn liên quan đến hạng mục truyền thông mà mình đang làm, xem tiết mục giảng chân tướng do đồng tu khác làm, hoặc xem nội dung văn hóa chính thống Tây phương để nâng cao chuẩn mực văn hóa và kỹ năng chuyên môn của mình.

Trong tu luyện, tôi vẫn còn rất nhiều chỗ cần phải đề cao, ví như liên tục yêu cầu bản thân ngủ ít lại, gia tăng thời gian bão luân, điều chỉnh giờ giấc dậy sớm tham gia luyện công tập thể, thức dậy đúng giờ phát chính niệm vào buổi sáng sớm v.v. Tôi mong rằng trong thời gian còn lại không nhiều, có thể tinh tấn thực tu, cứu độ nhiều chúng sinh hơn, không cô phụ sự từ bi khổ độ và kỳ vọng tha thiết của Sư phụ.

Bên trên là chút thiển ngộ tu luyện cá nhân, nếu có chỗ nào chưa thỏa đáng, mong quý đồng tu từ bi chỉ chính.

Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!

(Bài chia sẻ ở Pháp hội Quốc tế trực tuyến dành cho đệ tử Đại Pháp trẻ năm 2021)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/8/9/突破安逸心-重視並加強煉功-429212.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/10/194540.html

Đăng ngày 18-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share