Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hàn Quốc

Con xin kính chào Sư phụ! Xin chào các bạn đồng tu!

[MINH HUỆ 08-07-2021] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2014. Sau khi đọc bài giảng của Sư phụ vào năm 2018, tôi nảy ra một niệm đầu nhất định phải làm việc cho Minh Huệ.

Sư phụ giảng:

“Tất cả các kênh thông tin đều đang cứu người, rất xuất sắc, đều đang khởi tác dụng cực lớn trong Chính Pháp, công đức vô lượng. Tuy nhiên, duy chỉ có website Minh Huệ là cửa sổ đối ngoại của Đại Pháp, là sân giao lưu tu luyện của đệ tử Đại Pháp, [của] đệ tử Đại Pháp khắp nẻo đường góc phố các nơi trên thế giới, kể cả đệ tử Đại Pháp ở Đại Lục, là sân giao lưu của họ, là điều mà không kênh thông tin nào làm được, hoặc thay thế được, công đức lại càng vô lượng!”

“Vừa rồi họ nói đó, âm thầm lặng lẽ, không ai biết họ đang làm gì, còn cảm thấy họ không tích cực tham gia các hoạt động của đệ tử Đại Pháp; thậm chí rất lao tâm khổ tứ, bận rộn tối ngày, thiếu thốn người làm, làm việc trong tình cảnh rất gian nan. Tu luyện mà, thế nào là xuất sắc nhất? Thế nào là vĩ đại nhất?! Nhất là trong tình huống khó khăn nhất của đệ tử Đại Pháp, cần nghe thấy âm thanh nhất, (Sư phụ cảm động ra mặt) thì có một Minh Huệ Net này thôi, mọi người nghĩ xem, việc ấy thật xuất sắc nhường nào? Nhất định phải trân quý! Dù khó khăn đến đâu, ấy là uy đức”. (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)

Vào tháng 2 năm 2020, với kinh nghiệm hiệu đính khi làm việc cho một công ty truyền thông trong ba năm, tôi đã liên hệ với điều phối viên của Minh Huệ Hàn Quốc và bày tỏ mong muốn được gia nhập nhóm. Dù điều phối viên hứa sẽ liên lạc lại với tôi, nhưng thời gian trôi qua mà tôi không nhận được tin tức từ anh ấy. Tôi nghĩ có lẽ tôi không có đủ uy đức để tham gia Minh Huệ. Thông qua việc học Pháp và hướng nội, tôi thấy rằng đằng sau mong muốn gia nhập Minh Huệ của tôi, có một chấp trước mạnh mẽ là để đạt được uy đức và chứng thực bản thân. Sau khi tôi tìm thấy chấp trước của mình, điều phối viên đã liên hệ với tôi ba tháng sau đó và tôi đã tham gia nhóm hiệu đính trang web Minh Huệ.

Kinh nghiệm của tôi trong việc chỉnh sửa các bài viết

Tôi phụ trách hiệu đính bản dịch vòng hai, nhưng tôi thường không hài lòng về bản đã dịch và vòng hiệu đính đầu tiên. Để cải thiện tính khả đọc, tôi thường thực hiện các thay đổi đối với toàn bộ bài viết, bao gồm tiêu đề, đoạn văn, câu và lựa chọn từ. Nếu tôi không thích nó, tôi sẽ thay đổi nó. Sau khi tôi thực hiện các thay đổi, cơ thể của tôi cảm thấy rất nặng nề và khó chịu. Tôi nghĩ rằng tôi đang tiêu nghiệp, vì vậy tôi tiếp tục làm điều này mà không phân tích lý do tại sao tôi lại cảm thấy như vậy.

Một lần tôi cảm thấy toàn bộ một phần không có ý nghĩa gì, vì vậy tôi đã hoàn toàn xóa nó mà không thảo luận với bất kỳ ai. Ngày hôm sau, học viên đã dịch bài báo đó hỏi tại sao tôi lại xóa phần đó. Cả hai chúng tôi đều chia sẻ những hiểu biết của chúng tôi về những gì đã được viết. Sau khi chúng tôi nói chuyện, chúng tôi quyết định giữ nó lại. Tôi đã xin lỗi học viên và đọc lại phần đó.

Qua xung đột này, tôi thấy mình có suy nghĩ: “Tôi luôn đúng và những người khác sai”. Tôi nhận ra lý do tôi thực hiện rất nhiều thay đổi đối với các bài viết của các học viên khác là vì chấp trước này. Mặt khác, tôi cũng có tâm lý thích phô trương khả năng của mình và tôi cảm thấy mình giỏi hơn những người khác. Bây giờ khi tôi hiệu đính, tôi cố gắng hết sức để giữ nguyên bản dịch gốc và ý nghĩa ban đầu của tác giả.

Dừng phàn nàn

Khi tôi mới gia nhập Minh Huệ, điều phối viên hy vọng tôi có thể đọc lại một bài báo mỗi ngày. Tôi đã cố gắng đáp ứng yêu cầu này. Nhưng khi bận rộn, tôi thường chọn những bài báo ngắn để làm. Tôi cũng chọn những bài báo được thực hiện bởi những học viên giỏi dịch thuật và hiệu đính. Nếu không có bất kỳ bài báo nào như vậy để tôi chọn, tôi phải lấy các bài báo dài hoặc những bài do những học viên có kỹ năng ngôn ngữ mà tôi cảm thấy không tốt thực hiện. Cần nhiều công sức và thời gian hơn để làm những bài báo đó. Trong khi làm việc với những bài này, tôi thường phàn nàn về các học viên mà tôi cảm thấy không có khả năng phiên dịch. Sư phụ dạy chúng ta rằng một người tu luyện “… lấy khổ làm vui”. (Tinh tấn yếu chỉ)

Tư duy của tôi không phải là của một người tu luyện.

Đặc biệt là khi trạng thái tu luyện của tôi không tốt, tôi càng phàn nàn nhiều hơn. Điều tôi không thấy là sự kiên trì của các học viên đó trong suốt những năm qua bất chấp mọi khó khăn hoặc uy đức mà họ đạt được trong quá trình này.

Tôi cũng phàn nàn về các học viên khác, những người đã thực hiện hiệu đính lần thứ hai. Khi tôi nhận thấy họ tải lên một số bài báo chỉ trong một thời gian ngắn, tôi nghĩ rằng tôi đã đọc mỗi bài báo ít nhất ba lần. Sao họ có thể làm điều đó một cách tùy tiện như vậy? Tôi nghĩ rằng, nếu tôi làm bất cẩn như họ, tôi có thể làm được nhiều hơn họ.

Lúc đầu, tôi không thấy tâm lý phàn nàn mạnh mẽ của mình. Nhưng thời gian trôi qua, tôi đã có thể nhận ra nó và không ngừng loại bỏ nó trong khi làm các bài báo. Bây giờ tôi không còn phàn nàn nữa. Nhưng bởi vì chấp trước này được chôn giấu trong tôi rất sâu, nên nó vẫn nổi lên theo thời gian. Ngay khi tôi nhận thấy nó, tôi lại loại bỏ nó.

Loại bỏ chấp trước của tôi vào sự thoải mái

Khi tôi gặp khó khăn trong việc hiểu các bài báo đã dịch, tôi quay lại bài báo gốc và sau đó sử dụng một phần mềm dịch để cố gắng hiểu ý nghĩa của một câu hoặc đoạn văn nhất định. Nhưng ngay cả với phần mềm dịch, đôi khi tôi vẫn thấy khó hiểu. Tôi đoán ý nghĩa và thực hiện các thay đổi dựa trên sự hiểu biết của mình. Tôi cảm thấy hài lòng. Tôi không nhận ra đây là một chấp trước vào sự thoải mái.

Đối với một số bài viết, tôi cũng phải tra cứu tên cụ thể của một số địa điểm hoặc sự vật, cũng như xác minh sự thật.

Tôi đã may mắn được tham gia hạng mục Minh Huệ, mà Sư phụ đã giảng rằng chúng tôi có uy đức to lớn, nhưng tôi đã cố gắng theo đuổi sự thoải mái khi tham gia hạng mục này. Sau khi nhìn thấy chấp trước của mình, tôi cảm thấy xấu hổ và tôi đã khiến Sư phụ thất vọng. Sau khi nhận ra điều này, mỗi khi tôi gặp khó khăn trong việc hiểu điều gì đó, tôi đã nhờ một học viên phiên dịch giúp xác minh điều đó. Bây giờ tôi cẩn thận hơn và kiểm tra việc sử dụng thích hợp các danh từ, địa điểm và tên…

Loại bỏ nỗi sợ bị chỉ trích

Tôi là người không thích bị chỉ trích trước khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã buông bỏ phần lớn chấp trước này sau khi bắt đầu tu luyện, nhưng tôi vẫn không thể chấp nhận việc bị các học viên chỉ trích mà tôi cảm thấy họ không tu luyện tốt. Đôi khi tôi đã đáp trả lại.

Một lần, một học viên chỉ trích một bài mà tôi đã làm. Bởi vì tất cả chúng tôi đều sử dụng hóa danh, tôi không biết đó là hóa danh của ai. Lòng tự trọng của tôi đã bị tổn thương sâu sắc. Khi chúng tôi trò chuyện nhóm sau đó, tôi tự nghĩ: “Bạn chỉ biết nói tôi. Bạn làm tốt thế sao?” Sau đó, với một giọng hung hăng, tôi nói với học viên, “Tôi muốn xem qua các bài viết mà bạn đã làm. Bạn có thể cho tôi biết hóa danh của bạn được không?” Sau khi tôi hướng nội, tôi thấy chấp trước của mình là không muốn bị chỉ trích. Tôi cũng có chấp trước vào việc bảo vệ bản thân và có thái độ coi thường các đồng tu. Sau khi tôi loại bỏ chấp trước này, tôi không còn xúc động khi bị chỉ trích nữa.

Các bài viết hữu ích cho việc tu luyện của tôi

Tôi thường viết các bài về tin tức nước ngoài và cuộc bức hại. Khi chúng tôi không có những bài báo như vậy, tôi làm các bài chia sẻ tu luyện. Điều thú vị là bất cứ khi nào tôi làm chủ đề này, nội dung thường là những điều tôi cần cải thiện. Mỗi khi làm các bài liên quan đến tu luyện, tôi thường nhận ra chấp trước phàn nàn của mình.

Khi tôi mới bắt đầu tu luyện, tôi đã đọc hầu hết các bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện. Thời gian trôi qua, tôi chỉ lướt qua các tựa đề và chỉ đọc những bài mà tôi cảm thấy thú vị. Dần dần, tôi ngừng đọc các bài chia sẻ về tu luyện. Tôi phát hiện ra tôi có cảm giác mình tu luyện tốt hơn những người khác.

Sư phụ giảng:

“Người luyện công giảng âm dương cân bằng; thân thể vị ấy toàn là mùi dầu cây tùng, mà vẫn tưởng rằng bản thân mình luyện tốt ghê lắm”. (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)

Tôi cảm thấy Sư phụ đang nói về tôi. Sau khi tham gia Minh Huệ, tôi bắt đầu đọc nhiều bài chia sẻ về tu luyện hơn trước. Tôi nghĩ rằng Sư phụ đã điểm hóa cho tôi rằng tôi cần đọc những bài như vậy thường xuyên hơn.

Tu luyện bản thân thật tốt để đạt được kết quả tốt hơn

Khi tôi học Pháp tốt hoặc trạng thái tu luyện của tôi tốt, quá trình làm các việc thường diễn ra rất suôn sẻ. Khi tôi ở trạng thái tu luyện tốt, tôi cảm thấy những người dịch không giỏi cũng trở thành chuyên gia cũng như không có nhiều lỗi để tôi sửa. Nhưng nếu tôi chểnh mảng trong việc học Pháp và dùng tư duy người thường, thì ngay cả những bài viết do các học viên có năng lực thực hiện cũng cần phải sửa nhiều và tôi phải mất nhiều thời gian để đọc lại chúng.

Sư phụ giảng:

“Trải qua kinh nghiệm bấy nhiêu năm, mọi người đều có thể hội sâu sắc; đệ tử Đại Pháp ở các ngành các nghề, kể cả đệ tử Đại Pháp [làm] kênh thông tấn, đều giống nhau, đang tranh thủ hết sức về [phương diện] tu luyện chính mình, rất nhiều việc đều làm ít công to. Cho nên chúng ta không thể lơ là tu luyện. Đây là việc ở vị trí số một”. (Pháp hội Tân Đường Nhân và Đại Kỷ Nguyên năm 2018)

Tôi có một mong muốn sâu sắc rằng thông qua việc học Pháp, công việc hiệu đính của tôi sẽ suôn sẻ hơn và tôi cần phải học Pháp bằng một tâm trí thuần tịnh hơn.

Trên đây là một số kinh nghiệm tu luyện của tôi. Mong các đồng tu chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.

Con xin tạ ơn Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!

Hợp thập!

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/8/427782.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/9/194004.html

Đăng ngày 15-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share