Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 18-05-2021] Một buổi sáng nọ, tôi đi làm ở tiệm gà rán, lúc đến nơi nhìn thấy đồng nghiệp đã vào làm sớm hơn mười phút so với mọi ngày. Tôi nhìn đồng hồ thì thấy còn khoảng bảy phút nữa mới đến giờ làm việc. Tôi nghĩ sao mọi người mở cửa sớm vậy? Mọi khi thường mở cửa trễ hơn. Sẵn tiện, tôi bèn hỏi: “Hôm nay sao mọi người mở cửa sớm vậy?” Cửa hàng phó đưa tin nhắn điện thoại của ông chủ cho tôi xem. Bởi vì toàn bộ đồng nghiệp trong tiệm đều là người Trung Mỹ (gốc Tây Ban Nha), nên mọi người giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh. Tuy tôi nghe không hiểu cho lắm, nhưng tôi biết là có khách gọi món và họ muốn đến lấy đồ ăn sớm một chút. Tôi nghĩ mình phải tăng tốc làm việc mới được.

Một lát sau, ông chủ (người Hoa) đến cửa tiệm. Ông ấy cởi áo khoác ra, đeo tạp dề và bắt tay vào làm cùng với chúng tôi. Hiếm khi ông chủ đích thân ra tay thế này. Chỉ cần ông ấy bắt tay vào làm, thì mọi việc trong bếp sẽ làm rất nhanh. Mọi người cắm đầu làm việc, không ai nói chuyện với ai, chỉ nghe thấy tiếng nồi niêu xoong chảo xèo xèo không ngớt.

Làm việc đến khoảng 11 giờ 20 phút trưa, bên trái dạ dày của tôi thấy hơi đau. Cơn đau không phải là đau quặn như bình thường, mà là trướng lên, tê, đau và khó chịu ở một vùng lớn bằng một nắm tay, nó trướng lên từng hồi. Do nhóm học Pháp nhỏ của chúng tôi học thuộc Pháp hàng ngày, hôm đó chúng tôi đang học đến phần “Tẩu hỏa nhập ma” trong bài giảng thứ sáu, nên đoạn Pháp của Sư phụ tự nhiên hiện ra trước mắt tôi:

”Một tình huống khác là khi luyện công khí ứ tắc ở chỗ nào đó mà không thông; khí lên đỉnh đầu không xuống được, họ liền sợ quá. Thân thể con người là một tiểu vũ trụ, đặc biệt [trong] công pháp Đạo gia khi vượt quan, thì sẽ gặp chuyện phiền phức này; vượt [quan] không qua được, thì khí quanh quẩn ở chỗ ấy. Không chỉ có đỉnh đầu, chỗ khác cũng như thế, nhưng, [nơi] nhạy cảm nhất của con người là đỉnh đầu.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi bèn nghĩ xem ra khí đang bị tắc ở dạ dày. Thế nhưng, cảm giác đau ngày càng mãnh liệt khiến tôi có chút chịu không nổi. Toàn thân tôi mềm nhũn, cảm thấy cả người trống rỗng, rất yếu, hai chân không còn chút sức lực, đứng không vững, hai tay cũng bủn rủn.

Đến khoảng 11 giờ 40 phút trưa, cơn đau dạ dày càng dữ dội hơn, đầu tôi mướt mồ hôi, tôi thấy mình không gắng gượng được nữa. Tôi nhớ Sư phụ giảng:

”Người luyện công trong tương lai tu luyện sẽ không thoải mái, thân thể xuất hiện nhiều công, đều là những thứ rất mạnh mẽ [chuyển] động qua lại trong thân thể chư vị, làm cho chư vị khó chịu thế này, khó chịu thế kia. Nguyên nhân chư vị không thoải mái chủ yếu là chư vị cứ lo sợ thân thể bản thân mình bị bệnh nào đó; kỳ thực ở trong thân thể xuất hiện những thứ rất mạnh mẽ, xuất ra đều là công, đều là công năng, còn có rất nhiều thể sinh mệnh.“ (Chuyển Pháp Luân)

Đặc biệt là câu Pháp “… các loại trạng thái đều xuất hiện” (Chuyển Pháp Luân) không ngừng lặp lại trong tâm trí tôi. Tôi bèn cắn răn nhẫn chịu, lúc này mồ hôi chảy đầm đìa; mặt, cổ, lưng và ngực ướt sũng mồ hôi. Chiếc áo sơ mi tôi đang mặc ướt sũng, dính cả vào người.

Tôi xé một miếng khăn giấy lớn để thấm mồ hôi. Miếng khăn giấy cũng ướt nhẹp. Lúc này, tôi thực sự cảm thấy mình không còn chút sức lực nào. Tôi muốn xin nghỉ giải lao một chút. Nhưng tôi lại nghĩ, ông chủ đã sắp xếp mọi việc đâu vào đó, nếu mình rút ra giữa chừng thì sẽ làm hỏng cả quá trình và đem đến phiền phức cho người khác. Người luyện công chúng ta cần nghĩ cho người khác, không thể rút lui giữa chừng.

Nhưng do toàn thân mềm nhũn, đau không chịu nổi nên niệm đầu muốn xin nghỉ giải lao cứ nổi lên. Nó không ngừng hối thúc tôi mau mở miệng xin nghỉ. Tôi liên tục khắc chế nó, rồi lại cắn răn nhẫn chịu. Tốc độ làm việc của tôi không chậm đi chút nào. Khi đó tôi cảm thấy thân thể trống rỗng, giống như đang treo lơ lửng giữa không trung. Tôi nghĩ nếu thực sự xảy ra tình huống tay mình không cầm nổi cái nồi lớn, thì mình sẽ cố dùng chút sức còn lại để kéo cái nồi ra ngoài, không để cho bột và cánh gà rơi vào trong chảo dầu. Vì nếu chúng rơi vào chảo dầu, nước ở trong bột tiếp xúc với dầu ăn đang sôi sẽ khiến dầu bắn tung tóe làm bỏng mọi người, nhà bếp cũng bị bao trùm trong hơi nước ngùn ngụt. Tôi nghĩ tình huống của mình sẽ không đến nỗi như vậy. Hơn nữa, cái này không phải là bệnh, mà là tiêu nghiệp trong tu luyện. Sư phụ giảng:

”… tiêu nghiệp sẽ thống khổ; làm sao có thể tăng công một cách nhẹ nhàng thoải mái kia chứ!” (Chuyển Pháp Luân)

Đến 12 giờ trưa, cửa hàng phó gọi tôi đến và mở tủ giữ nóng thức ăn cho tôi xem. Vừa nhìn vào trong, tôi thấy tủ đã chất đầy đồ ăn và không còn chỗ chứa thêm nữa. Nếu là ngày thường thì đến 12 giờ trưa, nhiều lắm cũng chỉ có 6 nồi thức ăn ở trong. Vậy mà hôm nay, ông chủ có mặt ở tiệm buôn bán rất nhanh, tôi cũng không rõ là ông ấy đã bán được bao nhiêu suất ăn trong nửa giờ đồng hồ. Tôi nghĩ ít nhất chúng tôi đã bán xong 2, 3 nồi. Tính ra tôi đã làm ít nhất được 7 nồi trong khi cắn răng chịu đau, như vậy là nhiều hơn 1, 2 nồi so với lúc bình thường. Khi này, cửa hàng phó bèn giơ ngón tay cái lên khích lệ tôi. Tôi nghĩ cuối cùng mình đã hoàn thành công việc nên mình có thể nghỉ ngơi một lát.

Tôi vừa thả lỏng thì liền thấy cả người ướt sũng, hai cẳng chân đổ mồ hôi ròng ròng, toàn thân đầy mồ hôi. Tôi lấy tay ôm chỗ dạ dày bị đau và chỉ cho cửa hàng phó xem mồ hôi trên đầu, sau lưng và trước ngực mình. Tôi còn nói với ông ấy là hai chân mình cũng đổ mồ hôi. Sau đó, tôi xin phép ông ấy cho mình nghỉ ngơi một lúc. Ông ấy ra hiệu cho tôi đi hỏi ý ông chủ. Tôi đến gặp ông chủ và nói: “Ông chủ ơi, tôi bị đau dạ dày. Ông nhìn này, toàn thân tôi ướt sũng mồ hôi. Ông cho tôi nghỉ giải lao một giờ đồng hồ nhé!” Ông chủ nói ngay: “Được, được.” Tôi quẹt thẻ, rồi ra ngoài xe ngồi nghỉ.

Đến lúc lên xe, trước tiên tôi cài chuông báo giờ làm việc sau khi nghỉ giải lao. Tôi định cài đến 1 giờ 5 phút trưa. Ai ngờ vừa mở điện thoại lên, tôi đã thấy hiển thị sẵn chuông báo 1 giờ 5 phút cài vào hôm qua rồi. Điều này nói rõ rằng Sư phụ đã sớm an bài tốt mọi việc diễn ra hôm nay. Xem như không có trật tự, nhưng thực ra là có trật tự phi thường. Sự việc hôm nay xảy ra ngẫu nhiên, nhưng nó không tồn tại ngẫu nhiên.

Trên xe, tôi ngả ghế ra nằm, lúc này dạ dày vẫn còn đau, tôi trằn trọc qua lại, không biết nên để chân thế nào cho vừa, người vừa đau, tâm cũng loạn. Tôi vừa chợp mắt một chút thì ông chủ đi đến, ông hỏi tôi: “Lần này cậu uống thuốc nhé! Cậu vẫn chưa uống thuốc sao?” Tôi tự tin trả lời: “Tôi không uống thuốc. Không sao đâu, một tiếng nữa bảo đảm tôi sẽ khỏi.” Tôi nhấn mạnh mấy chữ “Không sao đâu!” với ông ấy. Sau khi ông chủ sờ tay vào chỗ dạ dày của tôi, thì ông ấy rời đi.

Tôi nhớ Sư phụ giảng:

”Như vậy chúng ta phàm khi luyện công chưa xung qua quan được, khí không xuống, [thì] chúng ta hãy thử tìm nguyên nhân ở tâm tính, có phải là vướng ở tầng ấy một thời gian lâu quá không; cần phải thực sự đề cao tâm tính!” (Chuyển Pháp Luân)

”Chư vị chỉ một mực nhấn mạnh vào biến hoá công của bản thân mình mà không nhấn mạnh vào chuyển biến tâm tính của mình; nó có thể đang đợi tâm tính chư vị đề cao, [rồi] mới phát sinh biến đổi toàn diện được.” (Chuyển Pháp Luân)

Khi này tôi từ từ nhớ lại, ý tứ của tâm tính là gì nhỉ? Đại khái tôi nhớ tâm tính bao gồm đức, bao gồm Nhẫn, bao gồm ngộ, bao gồm xả, còn có cả chịu khổ v.v. Đối chiếu những phương diện này, tôi tự hỏi mình làm chưa tốt ở chỗ nào? Tôi đã tìm ra hai phương diện thiếu sót trong gia đình và tu luyện.

Lúc này, tôi bắt đầu đọc thuộc “Luận ngữ”, nhưng do dạ dày còn đau và tâm náo loạn, nên tôi không thể đọc thuộc đến hết. Tôi nhớ trong bài chia sẻ có đồng tu nói rằng đả tọa có thể giải trừ thống khổ. Tôi bèn ngồi dậy đả tọa. Tôi mở cửa xe ra, bật nhạc luyện công lên và bắt đầu ngồi đả tọa. Khi tôi đả tọa đến động tác chuyển tay thứ hai thì ông chủ lại đến, lúc này chuông báo giờ làm cũng reo, như vậy là vừa đúng một tiếng đồng hồ, và dạ dày của tôi không còn cảm thấy đau nữa.

Tôi hứa với ông chủ nghỉ giải lao một tiếng đồng hồ, quả nhiên đúng một tiếng đồng hồ tôi đã khỏe lại, thật sự là quá thần kỳ! Tôi ngồi đả tọa với tay phải ngửa lên, tay trái úp xuống, nét mặt tường hòa. Ông chủ nhìn tôi cũng cảm thấy an tâm. Ông nói: “Tốt quá, cậu ngồi dậy rồi sao.” Sau đó ông ấy rời đi. Lúc tôi song thủ kết ấn, cửa hàng trưởng và cửa hàng phó đều đến xem tôi thế nào, sau khi nhìn thấy bộ dạng của tôi thì họ cũng an tâm. Họ giơ ngón cái lên khích lệ, vỗ vỗ vào vai tôi, rồi quay vào trong cửa hàng.

Đả tọa xong, tôi đi vào trong bếp ăn chút gì đó, rồi quay lại làm việc. Tuy vẫn còn hơi đau, nhưng tôi thấy không có vấn đề gì khi làm việc. Các đồng nghiệp của tôi đã chứng kiến được sự thần kỳ của Đại Pháp. Lúc này, bầu không khí trong phòng náo nhiệt hẳn lên. Mọi người đều vui đùa, bắt chước tư thế ngồi đả tọa của tôi. Có người còn học theo động tác luyện công thường ngày của tôi. Mọi người ai nấy cũng giơ ngón cái lên khích lệ tôi. Cửa hàng trưởng hỏi tôi có còn thấy đau hay không. Tôi trả lời là còn đau một chút. Tuy là không cho phép nhân viên ngồi trong lúc làm việc, nhưng ông ấy vẫn bảo tôi ngồi xuống nghỉ. Tôi không ngồi, nhưng có một nhân viên cứ đẩy tôi ngồi xuống ở đó. Tôi chỉ tay vào camera trên trần nhà và nói: “Ông chủ kìa!”

Tôi nhắc anh ấy là ông chủ ở nhà đang xem camera đó. Cửa hàng trưởng tỏ ý với tôi: “Cậu không cần phải lo. Cậu cứ ngồi đó là được.” Lúc này, một nhân viên khác lấy ra một chiếc khăn, hai tay căng nó lên, đứng ở bên cạnh tôi, rồi cố tình che khăn lên đầu tôi làm trò, ý của anh ấy là để cho ông chủ không thể nhìn thấy tôi. Hành động hài hước này của anh ấy đã khiến cho mọi người cười to. Trước khi tôi ra về, cơn đau dạ dày đã hoàn toàn biến mất.

Trải nghiệm lần này của tôi xảy ra khi nhóm học Pháp nhỏ của chúng tôi đang học thuộc phần “Tẩu hỏa nhập ma” trong sách Chuyển Pháp Luân. Tôi nghĩ đây là Sư phụ kiểm tra xem tôi học thuộc Pháp có hiệu quả hay không, nó là một bài trắc nghiệm nhỏ an bài cho tôi, đồng thời cũng là một lần cơ hội thực tập an bài cho tôi. Là để xem tôi có hiểu Pháp hay không, có ghi nhớ Pháp hay không, và có thể ứng dụng hay không, cũng là xem tôi có thể thực tu hay không. Đồng thời, Sư phụ đã lợi dụng cơ hội lần này để giúp tôi trừ bỏ một khối nghiệp lực to lớn. Đệ tử cảm ân Sư phụ từ bi vĩ đại.

Tôi có hai thể ngộ thông qua trải nghiệm lần này như sau.

1. Chiểu theo yêu cầu của Pháp mà làm. Lúc chúng tôi học thuộc Pháp đến chỗ này, trong khi tôi vẫn còn nhớ rõ, Sư phụ đã an bài cho tôi cơ hội tăng công và tiêu nghiệp lần này. Tuy tôi thường đọc đến chỗ này, nhưng nếu không học thuộc Pháp thì cũng không có ấn tượng sâu sắc đến thế, lý giải cũng không thấu tỏ. Lần này, lời dạy của Sư phụ không ngừng triển hiện ra. Nếu như không phải tôi vừa mới học thuộc xong đoạn Pháp này thì sẽ không nhớ rõ như vậy. Có lẽ sự việc mà tôi gặp phải là do niệm đầu bất chính, hoặc cho rằng nó là bệnh, thế nên mới phiền phức như vậy. Nhưng lúc Sư phụ an bài cho tôi cái này, thì Ngài đã giúp tôi dung luyện một lần, cũng là một khảo nghiệm nhỏ dành cho tôi, nhằm để giúp tôi củng cố hiệu quả của việc học thuộc Pháp. Việc này cũng khiến tôi càng thể ngộ ra chỗ tốt của học thuộc Pháp, tăng cường tín tâm và quyết tâm học thuộc Pháp.

2. Niệm đầu nhất định phải chính. Sư phụ giảng:

”Chúng ta giảng rằng, tốt xấu xuất tự một niệm của người ta, sai biệt ở một niệm ấy đưa đến hậu quả khác nhau.” (Chuyển Pháp Luân)

”… nếu như bà nằm tại đó nói: ‘Ái chà, tôi hỏng rồi, chỗ này bị rồi, chỗ kia bị rồi’. Nếu thế thì đã có thể gân đứt xương gãy, tê bại rồi.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi nghĩ là một người thường, trong tình huống này, cơn đau dữ dội như thế thì họ nhất định sẽ đi bệnh viện. Nếu như khi đó niệm đầu của tôi bất chính, cho rằng đó là bệnh, thì có lẽ sẽ đem đến hậu quả khác, thậm chí có thể là kết quả xấu tệ hơn nữa. Sư phụ giảng:

”Là người luyện công chư vị cứ mãi cho rằng đó là bệnh, trên thực tế chư vị đúng là đang cầu [nó]; chư vị cầu bệnh, cái bệnh ấy sẽ có thể nhập vào.” (Chuyển Pháp Luân)

”Bởi vì tâm tính của chư vị đã giáng hạ xuống đến cơ sở của người thường, mà người thường đương nhiên sẽ mắc bệnh.” (Chuyển Pháp Luân)

Do đó, tôi thể ngộ là trong bất cứ tình huống nào, chúng ta đều phải nghĩ tới bản thân là người luyện công, niệm đầu nhất định phải chính.

Bên trên là một chút thể ngộ của cá nhân tôi, nếu có chỗ nào chưa phù hợp với Pháp, mong quý đồng tu từ bi chỉ chính.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/5/18/424421.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/31/194358.html

Đăng ngày 12-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share