Bài viết của Chương Vận, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 22-07-2021] 22 năm trước, kể từ lúc Giang Trạch Dân lớn giọng hô hào “tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng ba tháng”, Pháp Luân Công không những không bị tiêu diệt, mà còn hồng truyền rộng rãi đến hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới. Rất nhiều người hữu duyên đã có thể phá trừ hoang ngôn và bước vào tu luyện. Anh Mục Xuyên là một học viên Pháp Luân Công hiện đang làm công việc sáng tác mỹ thuật cho tập đoàn truyền thông tại Toronto. Anh chia sẻ câu chuyện của mình dưới hoàn cảnh Trung Cộng nói dối rợp trời những năm đó, bản thân anh từ một tín đồ Cơ Đốc bước vào tu luyện Pháp Luân Công trong quãng thời gian du học ở Canada.

Ra nước ngoài du học, thuận lợi làm tam thoái

Anh Mục Xuyên tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật Trung ương Trung Quốc. Năm 2011, anh sang Canada (Toronto) du học. Cậu bạn thân họ Mã, cũng là bạn học cùng lớp với anh Mục, đã nói cho anh hiểu ý nghĩa của việc làm tam thoái. Anh Mục nói: “Người bạn này rất có duyên với tôi. Chúng tôi là bạn thời trung học lúc còn ở Trung Quốc. Lúc thi vào Học viện Mỹ thuật Trung ương, tôi và cậu ấy lại học chung lớp. Đến Canada, chúng tôi lại là đồng nghiệp của nhau.”

Anh nói tiếp: “Tôi học ngành thiết kế hoạt hình ở nước ngoài. Một hôm, sau khi kết thúc giờ học, cậu bạn này khuyên tôi làm tam thoái. Do trước đây trong quá trình học tập ở Trung Quốc, tôi có tìm hiểu về việc Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phá hoại các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa sau khi nó lên nắm chính quyền, cho nên tôi không có ấn tượng tốt về ĐCSTQ. Vì vậy, tôi làm tam thoái rất suôn sẻ.”

“Thế nhưng, về việc tu luyện Pháp Luân Công thì không có suôn sẻ như vậy. Bởi vì trước đây tôi từng là một tín đồ Cơ Đốc, tôi thường cùng mẹ đi lễ nhà thờ từ thời tiểu học. Trong tâm tôi vẫn giữ lý niệm thâm căn cố đế về “một vị Thần” bên Cơ Đốc giáo, cho nên rất khó chấp nhận tu luyện Pháp Luân Công.”

Nút thắt trong tâm dần dần được mở ra

Thời đó, anh Mã thường hay tìm anh Mục nói chuyện. Anh Mục kể lại: “Cậu ấy thường khuyên giải tôi tiếp nhận Đại Pháp từ tầng diện tín ngưỡng và những đạo lý mà cậu ấy ngộ được trong Đại Pháp. Tuy tôi từ nhỏ đã tin Cơ Đốc giáo, nhưng trong quá trình trưởng thành khi học mỹ thuật, tôi cũng có tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là những thứ của Phật giáo và Đạo giáo. Thêm vào đó, tính cách của tôi không phải quá cố chấp nên qua nhiều lần nói chuyện, nút thắt trong tâm tôi cuối cùng dần dần cũng được mở ra.”

Thực ra, thời đó có một điều khiến anh Mục xúc động nhất là, anh Mã đã bỏ hút thuốc sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Anh Mục chia sẻ: “Tôi là người biết rõ cậu ấy hút thuốc nhiều đến mức nào. Thời chúng tôi còn ở ký túc xá, nền nhà đầy mẩu thuốc lá đến nỗi chẳng nhìn thấy nền gạch đâu nữa, và cậu ấy chính là người góp phần chủ yếu. Vậy mà sau khi tu Đại Pháp, cậu ấy có thể lập tức bỏ hút thuốc. Tôi thấy thật sự khó hiểu. Do đó, tôi tin Đại Pháp này chắc chắn có phương diện thần kỳ của nó.”

Anh Mục nói tiếp: “Cùng lúc đó, tôi cũng tự lên mạng tìm những bài viết và tin nhắn để xem ‘bình luận khách quan của bên thứ ba’. Do ở nước ngoài không bị kiểm duyệt bởi Tường lửa của ĐCSTQ, nên lúc đó tôi nghĩ mình có thể xem những nội dung khác nhau tương đối tự do. Thông thường, những nội dung mà tôi tìm được đều là bình luận chính diện của người ta về Đại Pháp, đặc biệt có một nội dung do tín đồ Cơ Đốc viết khiến tôi vô cùng xúc động.”

Anh Mục chia sẻ: “Người đó viết là: Tín đồ Cơ Đốc hãy tìm hiểu Pháp Luân Công nhiều hơn, đừng tự đóng khung mình. Năm đó, tôi nghĩ lúc Jesus truyền đạo chữa bệnh trên thế gian đã có rất nhiều người nhìn thấy kỳ tích nhưng vẫn không tin. Từ góc độ tín đồ Cơ Đốc mà nói, những người không tin này quả là ngu xuẩn. Hôm nay, Sư phụ Đại Pháp cũng bắt đầu truyền Pháp chữa bệnh cho con người, nếu như tôi không tin, thì chẳng phải tôi đã trở thành một người ngu xuẩn vô tri hay sao? Với cách nghĩ thế này, tôi muốn tiếp xúc với Pháp Luân Công.”

2021-7-20-oversea-cultivation-story_01--ss.jpg

Ảnh 1: Học viên Pháp Luân Công Mục Xuyên

Sau khi đọc sách “Chuyển Pháp Luân”, tôi không có lý do nào để không lựa chọn tu luyện

Sau này, anh Mã nhờ anh Mục giúp đỡ làm một hạng mục. Anh Mục kể lại: “Năm 2011, tôi vào làm việc cho Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV). Một hôm sau khi tan sở, mọi người thảo luận sắp xếp thời gian học Pháp bằng tiếng Anh, tôi nghe không rõ nên cứ tưởng là mọi người bàn về thời gian họp nhóm, tôi bèn nói: ‘Tôi cũng muốn tham dự vào cuộc họp của các bạn.’ Cậu bạn thân của tôi nghe thấy rất đỗi ngạc nhiên, cậu ấy vui vẻ nói rằng tôi có thể tham dự cùng mọi người.”

“Cho đến khi ngồi xuống trong ‘cuộc họp’ thì tôi mới biết là mọi người muốn cùng nhau đọc sách Chuyển Pháp Luân. Do tôi đã tự mình đề nghị tham gia vào nên nếu bỏ đi thì xấu hổ lắm. Vì vậy tôi ngồi xuống nghe. Lúc đó, tuy tôi vẫn còn xem mình là một tín đồ Cơ Đốc và không đọc theo mọi người, nhưng tôi lặng lẽ vừa nghe vừa xem sách. Nội dung trong sách đều tiến nhập vào tâm trí tôi. Tôi đã tham dự học Pháp nhóm lần đầu tiên, và còn có lần thứ hai nữa. Vì tôi đã làm quen với mọi người xung quanh, nên lúc chuẩn bị học Pháp, mọi người thường kêu tôi đi theo, còn có người cho tôi mượn sách. Tuy không ai ép tôi phải học Pháp, nhưng tôi cũng không từ chối tham dự cùng họ.”

Sau khi học Pháp lần này đến lần khác, anh Mục nhận ra: “Pháp lý của Đại Pháp thật là bác đại tinh thâm. Lúc đó tôi nghĩ một khi đã bắt đầu tu thì mình không thể từ bỏ. Tôi cảm thấy mình có lựa chọn tu luyện hay không đều có thể giải thích rõ nguyên nhân thông qua Pháp lý của Pháp Luân Công. Toàn bộ xã hội nhân loại đều có thể được giải thích bởi Đại Pháp, và tầng nhận thức này là đắc được thông qua học Pháp, vậy tôi có lý do nào để không chọn tu luyện đây? Như vậy, tôi dần dần bước vào tu luyện Đại Pháp từ năm 2011.”

Sự thần kỳ xảy đến với tôi giúp tôi tin vào tu luyện

Anh Mục Xuyên nhớ lại tình huống lúc mình vừa mới bắt đầu tu luyện: “Lần đầu tiên tôi ngồi đả tọa thì tôi đi tiêu ra máu. Tôi bị tiêu chảy trong hai ngày. Nếu như bình thường thì tôi cần đi đến bệnh viện kiểm tra. Nhưng do tôi không có bảo hiểm y tế và tình hình tài chính cũng eo hẹp (lúc đó tôi còn chưa đi làm), nên thay vào đó, tôi đã chọn ngồi đả tọa. Kỳ tích thật sự đã xuất hiện, sau khi đả tọa xong vào buổi tối, sáng hôm sau tôi không còn đi tiêu ra máu nữa. Sau đó, tôi ngộ ra là Sư phụ đang thanh lý thân thể cho mình.”

Anh Mục kể tiếp: “Có một ngày mùa đông, tôi đang đi bộ trên đường ở một vùng hẻo lánh, do tuyết rơi dày che mất lối đi bộ và trên đường gần như không có xe qua lại, nên tôi đã đi vào làn xe cơ động. Lúc tôi đang đi, đột nhiên quay đầu lại nhìn thì thấy một chiếc xe tải lớn lao nhanh về phía mình, tôi liền nhảy phốc lên đống tuyết ở lối đi bộ, và xe tải chạy vượt qua tôi. Tôi ngước đầu lên nhìn xem tài xế có giảm tốc độ khi nhìn thấy mình hay không. Kết quả là chiếc xe không hề chạy chậm lại, mà nó còn tăng tốc lên. Lúc đó tôi thấy ngạc nhiên khi nãy sao mình có thể phản ứng nhanh đến vậy! Cảm giác giống như ‘có người’ kéo tôi, nhưng lúc đó đường xá rất vắng vẻ, nhìn xung quanh không có bóng người. Tôi biết Sư phụ đã bảo hộ mình. Câu chuyện được viết trong sách Chuyển Pháp Luân đã thật sự xảy ra với chính bản thân tôi, nó giúp tôi có tín tâm kiên định hơn vào tu luyện.”

Sau khi xem phim “Lửa giả”, tôi không tin vào “tự thiêu” nữa

Sau khi xem được tin tức khác nhau ở Trung Quốc và nước ngoài về Pháp Luân Công, nó đã giúp anh Mục bắt đầu nhìn rõ về bản chất tà ác của Trung Cộng. Anh Mục nói: “Tuyên truyền tà ác nghe ở Trung Quốc chính là vụ tự thiêu giả mạo được phát sóng trên chương trình phỏng vấn tiêu điểm. Tuyên truyền loại đó thật sự khiến người ta rất sợ. Rất nhiều người đều không biết nó là lời nói dối của Trung Cộng, khi đó tôi xem cũng tin nó là thật; nhưng trong tâm tôi có một thắc mắc là, tôi nhìn thấy trong đoạn phim phỉ báng rợp trời dậy đất đó có một cảnh với tấm băng rôn viết ba chữ ‘Chân-Thiện-Nhẫn’. Tôi bèn nghĩ chẳng phải ba chữ này là điều rất tốt sao? Cớ sao họ phải nói chúng không tốt đến thế?”

Sau khi ra nước ngoài, anh Mục đã hiểu rõ toàn bộ quá trình sự việc. Anh Mục nói: “Sau khi đến Canada, tôi đã xem phim ‘Lửa giả’ và không tin vào vụ tự thiêu nữa. Đồng thời, tôi cũng nhìn thấu lời nói dối của Trung Cộng.” Vào tháng 1 năm 2002, Đài truyền hình tiếng Hoa Tân Đường Nhân ở Bắc Mỹ đã sản xuất bộ phim “Lửa giả” (False Fire) phơi bày sự thật về “vụ tự thiêu Thiên An Môn” năm 2001. Bộ phim này đã đạt giải thưởng danh dự trong Liên hoan phim Quốc tế Columbus lần thứ 51 diễn ra vào ngày 8 tháng 11 năm 2003.

Theo báo cáo của trang Minh Huệ Net, vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại đẫm máu đối với Pháp Luân Công, bắt đầu cuộc bắt giữ quy mô lớn ở khắp nơi trên toàn quốc, đồng thời tiến hành phỉ báng, phao tin đồn và đàn áp Pháp Luân Công rợp trời dậy đất thông qua truyền hình, phát thanh, báo chí trên khắp cả nước. Thời đó, rất nhiều người trong nội bộ Trung Cộng và người dân đã giữ thái độ tiêu cực về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Vì để xách động thù hận đối với Pháp Luân Công, tập đoàn Giang Trạch Dân đã lựa chọn đêm Giao thừa năm 2001 để phát sóng vụ tự thiêu Thiên An Môn giả mạo do chính nó đạo diễn nhằm lừa mị dân chúng, vu khống hãm hại Pháp Luân Công, xách động thù hận, từ đó đạt được mục đích tà ác liên tục đàn áp.

Tổ chức Phát triển giáo dục Quốc tế đã mạnh mẽ lên án “hành vi chủ nghĩa khủng bố quốc gia” của chính quyền Trung Cộng về vụ tự thiêu Thiên An Môn trong Hội nghị Liên Hợp Quốc diễn ra vào ngày 14 tháng 8 năm 2001. Phân tích đoạn phim cho thấy toàn bộ vụ tự thiêu là “màn kịch do một tay chính phủ dàn dựng”. Đoàn đại biểu của Trung Cộng đối diện với bằng chứng xác thực không thể chối cãi. Phân tích này đã được Liên Hợp Quốc ghi chép lại ngày hôm đó.

Từ sau màn ảnh đến trước màn ảnh rộng

Kể từ khi bắt đầu biết về Pháp Luân Công, anh Mục vẫn luôn làm việc cho Đài truyền hình Tân Đường Nhân ở Toronto. Anh nói: “Vì tôi học về mỹ thuật và có bằng cấp trong ngành thiết kế hoạt hình, ngay sau khi tốt nghiệp, cậu bạn thân đã trực tiếp giới thiệu tôi vào Tân Đường Nhân thực tập về mảng công việc liên quan đến mỹ thuật, và tôi đã làm việc ở đó cho đến nay.”

Trên màn ảnh rộng, anh Mục Xuyên thủ vai Lưu Hải Ba, một học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết. Trong những tháng ngày đen tối nhất khi vụ tự thiêu lừa người diễn ra, vào ngày 5 tháng 3 năm 2002, mạng truyền hình hữu tuyến ở Trường Xuân đã được chèn sóng tiết mục giảng chân tướng Pháp Luân Công. Sau khi bộ phim phơi bày sự thật về vụ tự thiêu được một nhóm học viên Pháp Luân Công chèn sóng thông qua mạng truyền hình hữu tuyến của Trung Quốc, hàng triệu người dân đã xem được chân tướng. Tuy nhiên, Giang Trạch Dân đã bí mật ra lệnh “giết không tha” và bắt giữ hơn 5 nghìn học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân. Khoảng thời gian từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 3, đã có ít nhất 6 người (bao gồm học viên Lưu Hải Ba) bị tra tấn đến chết.

Năm 2019, anh Mục Xuyên có cơ hội tham gia diễn xuất trong bộ phim “50 phút vĩnh hằng”. Bộ phim được chế tác dựa trên sự kiện có thật về vụ tự thiêu Thiên An Môn gây chấn động Trung Quốc và toàn thế giới, cùng với sự kiện chèn sóng truyền hình ở Trường Xuân, vạch trần lời dối trá của Trung Cộng, trả lại bộ mặt thật của lịch sử. Anh Mục chia sẻ: “Tôi rất tự hào khi có thể đóng vai một đệ tử Đại Pháp (vai diễn của tôi lấy hình tượng từ hai học viên Lưu Hải Ba và Lưu Vĩ Minh). Hai học viên này đều bị Trung Cộng sử dụng thủ đoạn tra tấn tàn khốc bức hại tới chết, nhưng những việc họ đã làm là để giúp người khác liễu giải chân tướng và kêu gọi trả lại sự trong sạch cho Sư phụ Lý. Đây là hành động cao cả chưa từng có trong lịch sử, nó cũng giúp tôi cảm nhận sâu sắc vai diễn của mình là một vị anh hùng.”

2021-7-20-oversea-cultivation-story_02--ss.jpg

Ảnh 2: Anh Mục Xuyên (đứng giữa) trong một cảnh quay của bộ phim “50 phút vĩnh hằng”

Anh Mục chia sẻ tiếp: “Lúc cầm di ảnh của anh Lưu Hải Ba trong cảnh cuối của bộ phim, tôi nghĩ những người tu luyện bị Trung Cộng bức hại đến chết này đã không hy sinh lãng phí. Ngoài việc tưởng nhớ họ ra, chúng tôi còn phải kể lại câu chuyện sự thật về họ để giúp cho nhiều người hơn nữa liễu giải chân tướng Đại Pháp, giúp mọi người hiểu rằng ngay cả trong thời bình, chế độ cộng sản cực quyền đã thảm sát người dân của chính nó tàn bạo đến mức độ nào.”

2021-7-20-oversea-cultivation-story_03--ss.jpg

Ảnh 3: Cảnh quay cuối trong bộ phim “50 phút vĩnh hằng”, mỗi diễn viên cầm trong tay di ảnh của học viên đã mất. Anh Mục Xuyên đang cầm di ảnh của anh Lưu Hải Ba.

Anh Mục chia sẻ: “Đối với tôi, việc góp phần diễn xuất trong bộ phim này là để tưởng nhớ và vinh danh những học viên đã hy sinh vì chân lý, đồng thời cũng giúp cho nhiều người hơn nữa minh bạch chân tướng về Pháp Luân Công. Bên cạnh đó, tôi cảm thấy thật may mắn khi diễn xuất chung với đồng tu Kim Học Triết, người đã từng tham gia chèn sóng truyền hình năm đó. Anh ấy đã may mắn sống sót rời khỏi Trung Quốc bằng cách trốn thoát sang Hàn Quốc. Anh cũng là một nhân chứng lịch sử. Điều đó càng giúp cho tôi cảm nhận được sự chân thật và sức nặng của bộ phim này.”

Lời kết

Anh Mục Xuyên đã đến Canada du học vào năm 2008. Cũng giống như các du học sinh khác, anh ấy cố gắng học tập và mở rộng tầm mắt. Đồng thời, anh cũng bắt đầu suy nghĩ độc lập về những chân tướng Pháp Luân Công mà mình nghe được, từ đó mở rộng tấm lòng, thể nghiệm được sự thần kỳ của Đại Pháp, và cũng chứng kiến quá trình phản bức hại của các học viên Pháp Luân Công.

Cuối cùng, anh Mục muốn nhắn nhủ tới tất cả các bạn du học sinh Trung Quốc: “Tôi hy vọng các bạn du học sinh Trung Quốc ở nước ngoài đều có cơ hội tìm hiểu sự thật về Pháp Luân Công, vứt bỏ thiên kiến và quan niệm, khách quan tìm hiểu về những tin tức không xem được ở Trung Quốc. Tôi gửi lời tới những người trẻ đang học ở nước ngoài, các bạn ra nước ngoài là để mở rộng tri thức. Nếu có cơ hội đứng tại góc độ khác với tuyên truyền của Trung Cộng, thì trước tiên các bạn hãy xem thử Pháp Luân Công là gì. Hãy thử tìm hiểu về mọi phương diện, như vậy đối với bản thân chỉ có chỗ tốt, chứ không có chỗ xấu nào cả.”

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/7/22/428485.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/31/194366.html

Đăng ngày 07-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share