Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Úc
[MINH HUỆ 11-07-2021]
Kính chào Sư phụ tôn kính!
Chào các bạn đồng tu.
Trong kinh văn Giảng Pháp tại Pháp hội Minh Huệ Net mười năm, Sư phụ nhiều lần nhắc tới Minh Huệ Net có tầm ảnh hưởng quan trọng, và cũng đề cập tới Minh Huệ Net là vĩ đại. Để phát huy thật tốt tác dụng của Minh Huệ Net vào giai đoạn tối hậu này và cứu nhiều người hơn, thì trạng thái tu luyện và tiêu chuẩn viết bài của phóng viên trở thành nhân tố rất trọng yếu.
Mặc dù trong nhiều năm qua bản thân tôi viết các loại báo cáo và kiểm tra các bài viết của phóng viên bản địa, nhưng tiêu chuẩn nghiệp vụ vẫn còn cách khá xa so với yêu cầu. Mấy hôm nay tôi vẫn đang hướng nội, đã tìm thấy tâm an dật, tâm tự mãn, tâm hoan hỷ, tâm cầu danh cầu lợi. Ngoài ra, đối với tính khẩn cấp trong việc cứu người, về cơ bản vẫn còn nói trên miệng, làm theo quán tính, trong tâm chưa có thực sự rung động; lực độ, hiệu quả, sức ảnh hưởng của bài viết và suy xét còn rất nông cạn. Những thiếu sót này cũng là do trạng thái tu luyện buông lơi trong thời gian lâu.
1. Ý thức được tính nguy hiểm của việc buông lơi tu luyện, trừ bỏ tâm sợ bị tà ác lôi đi
Mấy năm trước, phóng viên ở Queensland, Tây Úc và New Zealand lần lượt rời khỏi nhóm phóng viên Minh Huệ Net ở Úc và New Zealand vì một số lý do, do đó chúng tôi đành phải chiêu mộ và đào tạo người mới. Điều phối viên của nhóm phóng viên Úc và New Zealand hết sức dụng tâm tìm người và đào tạo, nhờ vậy mà các thành phố chủ yếu ở Úc và New Zealand đều có phóng viên đưa tin, hơn nữa tiêu chuẩn báo cáo đưa tin của các phóng viên ở Úc và New Zealand đề cao rất nhanh. Chúng tôi kiên trì mở các buổi họp trực tuyến định kỳ hàng tuần, đó là cách làm rất trọng yếu để duy trì nhóm này mà chúng tôi học được từ tổ phóng viên tổng bộ. Chính vì có đội ngũ này, mà trong hai năm nay châu Úc mấy lần tổ chức các hoạt động quy mô lớn trên toàn quốc, chúng tôi có thể kịp thời đưa tin toàn diện, bên cạnh đó là báo cáo hoạt động trong những ngày kỷ niệm quan trọng và phỏng vấn học viên, các thành phố đều có thể kịp thời theo dõi, phản ánh khá toàn diện về tình huống tu luyện của chỉnh thể học viên Úc châu cũng như tiếng nói ủng hộ của các giới ở Úc châu đối với việc phản bức hại Pháp Luân Công.
Ấn tượng sâu sắc nhất là lần báo cáo về Pháp hội hàng năm ở Úc diễn ra trong hai ngày vào năm 2019. Mấy tuần trước khi mở Pháp hội, điều phối viên bắt đầu thảo luận về kế hoạch đưa tin và những sắp xếp tương ứng. Mọi người thông qua thảo luận trong buổi họp định kỳ đều khá rõ về chức trách của mình. Điều phối viên cũng gửi cho chúng tôi bản kế hoạch chi tiết. Từ khâu chuẩn bị, chụp ảnh, phỏng vấn, ghi hình, phiên dịch và viết bài cuối cùng, chúng tôi đã công bố bản báo cáo chính và những báo cáo phụ theo như kế hoạch. Dưới sự gia trì của Sư phụ, chúng tôi đã phỏng vấn những người có duyên phận với Đại Pháp. Sự thành công của việc đưa tin sự kiện lần này đã khích lệ chúng tôi rất nhiều, và chúng tôi cũng nhận thức được sức mạnh phối hợp chỉnh thể.
Thế nhưng, việc buông lơi trong tu luyện đã khiến tôi thoát ly chỉnh thể và bị tà ác dùi vào sơ hở. Sự tình này xảy ra như sau.
Khoảng tháng 6 năm 2020, nước Úc bắt đầu chuẩn bị cho sự kiện tưởng niệm ngày 20 tháng 7 trực tuyến. Họ cũng bắt đầu chiến dịch thỉnh nguyện thu thập chữ ký từ các chính trị gia Úc thông qua gửi thư kêu gọi chấm dứt bức hại. Vì nước Úc đang trong giai đoạn giãn cách xã hội nên tôi đã đưa ra vài ý kiến khác nhau làm thế nào để liên lạc với những nhân vật quan trọng. Tôi đã có những niệm đầu tiêu cực trong suốt buổi họp hàng tuần của nhóm chúng tôi. Tôi đã không nhận ra đây là cơ hội để tôi mở rộng tâm mình. Tôi đã phớt lờ những lời đề xuất của điều phối viên và từ chối gánh vác công tác huấn luyện vì lý do mình quá bận. Tôi thoát khỏi nhóm chat và nói rằng mình không nên tham gia vào buổi họp hàng tuần nữa.
Buổi tối hôm đó, tôi bắt đầu thấy đau ở một bên phổi và ho dữ dội. Tôi ngộ ra tâm tính mình có vấn đề. Nhưng tôi cứ nhất quyết cho rằng người điều phối và các học viên khác có sai sót. Tôi cũng không yêu cầu cho mình vào lại nhóm chat và không tham gia buổi họp. Mặc dù cơn đau biến mất sau khi tôi nhận ra mình đã sai và cũng đã tham gia lại vào nhóm sau khi hoàn thành những báo cáo cho ngày 20 tháng 7, nhưng sơ hở tâm tính bị tà ác dùi vào vẫn chưa khiến tôi chú trọng đến tính nghiêm túc trong tu luyện. Kỳ thực tôi có quá nhiều lỗ hổng trong tu luyện, ví như tôi đã dừng học thuộc Pháp sau hơn một tháng, không chăm chỉ luyện công trong thời gian dài, thân thể xuất hiện trạng thái lão hóa rõ rệt.
Sư phụ giảng:
“Trong các đệ tử Đại Pháp [ai] mà không tinh tấn, [ai] đi sang cực đoan, [thì hãy] lập tức quy chính bản thân, chân tâm học Pháp và tu luyện, vì các vị đang ở trong nguy hiểm nhất.” (Lý tính)
Kỳ thực, tôi cũng thuộc dạng đang ở trong nguy hiểm, trên bề mặt là cố gắng làm việc nhưng rất buông lơi trong tu luyện. Nếu tôi không chịu tỉnh ngộ thì có thể thấy được hậu quả. Nhưng mấy hôm nay tôi cảm thấy rõ ràng bản thân mình có tâm sợ hãi – tâm sợ bị tà ác lôi đi. Mấy tuần trước lúc đồng tu chỉ ra vấn đề trong tu luyện của tôi, cô ấy đã từng nhắc tới giấc mơ của mình: “Hai chúng ta cùng với một đồng tu nữa, ba người chúng ta cùng nhau ngồi trên một chiếc xe, chạy đến giữa đường thì xảy ra tai nạn, bạn bị văng ra phía sau cửa kính xe, va đập vào tường rất mạnh.”
Nghe đồng tu kể xong lúc đó, trong tâm tôi liền ngộ ra mình phải lập tức cải biến trạng thái của bản thân, nhưng tôi vẫn chưa nhận ra tâm sợ hãi phát sinh khi đó (kỳ thực đồng tu đã nhắc nhở nhưng tôi không có chú ý). Kết quả là, tôi đã hai lần nằm mơ thấy mình gặp nguy hiểm. Tôi đang lái xe trên đường ngược chiều, phía đối diện có chiếc xe đạp và một hàng xe tải lớn. Đường xá rất đông xe. Nếu tôi muốn tránh xe tải thì sẽ tông vào xe đạp. Tôi bèn nảy ra ý nghĩ, cách sống sót duy nhất là mình bay lên trời. Nhưng cảnh tượng tông xe không có xuất hiện trong giấc mơ của tôi.
Cảnh tượng dòng xe đông đúc xông về trước đã để lại ấn trượng khá sâu trong tôi. Tôi còn nhớ rất rõ về nó, tôi tự hỏi: “Lẽ nào có nhiều người như vậy đều muốn lấy mạng mình?” Mấy hôm nay, trong lúc luyện công, tôi phải liên tục bài trừ tâm sợ hãi, sau đó Sư phụ đã mượn miệng của đồng tu để nhắc nhở tôi, tâm sợ hãi cũng là hữu cầu, tôi ngộ ra mình cần phải giao phó hết thảy cho Sư phụ và chỉ lo tu tốt bản thân là được rồi.
Tranh thủ thực tu cần thể hiện ra hành động cụ thể. Một trong số đó là nghiêm túc đối đãi với yêu cầu của điều phối viên trong tổ phóng viên, đảm nhận công tác huấn luyện viết bài cho những đồng tu thích hợp. Nhóm phóng viên có một đồng tu người Việt, do đó tôi cần phiên dịch toàn bộ tài liệu huấn luyện cho đồng tu. Khi tôi quy chính tâm thái thì tâm tính cũng đề cao lên. Tôi không còn suy nghĩ tiêu cực về những việc đòi hỏi rất nhiều thời gian để làm nữa. Bên cạnh đó, tôi còn hy vọng đồng tu trong nhóm phóng viên có thể cùng nhau đề cao trong một đoạn thời gian ngắn và tiêu chuẩn bài viết của chúng tôi có thể đạt được yêu cầu cơ bản. Tài liệu huấn luyện bao gồm những lý thuyết cơ bản và một loạt những bài chia sẻ về cách viết bài trên Minh Huệ Net. Tôi cũng chia sẻ với các đồng tu trong nhóm phóng viên về nội dung huấn luyện mới của tổng bộ.
2. Trừ bỏ tâm cầu danh
Năm ngoái còn có một việc để lại ấn tượng rất sâu trong tôi. Thông qua việc này, tôi đã thấy được tâm chấp trước vào danh của mình rất mạnh.
Tháng 4 năm 2019 là dịp kỷ niệm 20 năm Sư phụ giảng Pháp ở Sydney. Chúng tôi nghĩ nhóm phóng viên nên viết một bài chia sẻ tương tự loạt bài “Hồi ức về Sư phụ”. Sau khi đề xuất ý kiến, mọi người ai nấy cũng phối hợp và lên lịch phỏng vấn các đồng tu. Tôi là người phỏng vấn nhiều nhất, tổng cộng có 5 đồng tu. Tôi còn nhớ cuộc phỏng vấn với một điều phối viên ở Queensland mất rất nhiều thời gian, viết bài xong thì đi tham vấn ý kiến của đồng tu. Tóm lại, các đồng tu trong nhóm phóng viên và tôi đều dồn hết tâm sức cho bài viết này.
Nhưng sau khi gửi bài viết đi, chúng tôi không thấy phản hồi gì hết. Lúc đó, người biên tập chính của tổng bộ hiếm khi tham gia buổi họp hàng tuần của chúng tôi với lý do thời gian quá muộn. Lo rằng bài viết sẽ bị từ chối, nên tôi không dám hỏi người biên tập về nó. Rõ ràng là tôi đã có tâm hoan hỷ và tâm cầu danh mạnh mẽ trước khi bài viết được đăng lên.
Thời gian cứ thế trôi qua, nhưng tôi vẫn chưa thấy bài viết được đăng lên. Sau ngày kỷ niệm Pháp hội Sydney, tôi bắt đầu hướng nội. Tôi biết ắt phải có lý do nào đó mà bài viết không được đăng vào đúng dịp. Khi đó, tôi không có tìm xem mình chấp trước chỗ nào, mà chỉ nghĩ là: Có lẽ nội dung bài viết có chỗ không thích hợp, ví dụ như có một số nội dung không nên viết ra, hoặc là các đồng tu nhận phỏng vấn phản ánh ra trạng thái tu luyện chưa tốt v.v.
Một năm sau, tâm cầu danh của tôi tiếp tục phình to. Tôi thấy rất vui sướng miễn là những bài do mình viết được đăng lên ở vị trí nổi bật. Nhưng nếu những bài báo cáo được viết bởi các nhóm ở thành phố khác được đăng lên đầu, thì tôi lại cảm thấy không công bằng và tỏ ra ghen tị. Tôi biết tâm tật đố là thứ rất nguy hiểm trong tu luyện, nên tôi lập tức phát chính niệm để loại bỏ nó. Nhưng tôi vẫn dung dưỡng tâm cầu danh để nó tiếp tục phình to. Mỗi lần gửi bài, bất kể đó là bài báo cáo ở địa phương hay là bài chia sẻ của đồng tu nhờ tôi chỉnh sửa, thì tôi đều trông ngóng nhìn thấy chúng được đăng lên ở vị trí nổi bật.
Mãi cho đến dịp 13 tháng 5 năm ngoái, bài viết của chúng tôi đã được đăng lên trong loạt bài “Chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp” với một vài chỉnh sửa. Tôi vô cùng ngạc nhiên. Tôi bắt đầu nhìn lại chính mình và tự hỏi vì sao Sư phụ an bài như vậy. Lần này, tôi đã nhìn thấy tâm cầu danh mạnh mẽ của mình. Từ đó trở đi, tôi không còn để tâm vào việc bài viết của mình có được đăng lên đầu mục hay không nữa. Chỉ cần nó được đăng lên là tôi thấy biết ơn rồi.
Sư phụ giảng:
“Bản thân công tác không khiến họ đề cao thì không được đâu, sự đề cao của tâm tính của họ mới là ở vị trí số một, thăng hoa của họ mới là vị trí thứ nhất. Nếu tâm của họ là thuần tịnh, có thể nhận thức được vấn đề, rồi lại đi làm công tác kia, thì công tác ấy mới là thần thánh hơn nữa. Do đó chúng ta có các học viên làm công tác không thành thì chính là vì họ làm khi ôm đồm rất nhiều tâm, không buông tâm này tâm kia. Họ chấp trước vào việc của bản thân cũng vậy, vì việc của Pháp tạo thành chấp trước cũng vậy, cứ miễn là họ có một cái tâm, vậy sẽ thông qua trong công tác để nó biểu hiện ra. Nhất là khi tâm đó không tốt, bèn càng không để họ làm thành, do đó chướng ngại ấy của họ bèn lớn, là vì không thể để họ dùng tâm bất thuần tịnh kia làm công việc thần thánh được. Nếu có thể dùng tâm thuần tịnh để làm việc thần thánh, thế mới là thật sự thần thánh.” (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998])
Có lẽ là vì tôi đã nhận ra chấp trước và dùng tâm thái thuần tịnh hơn để làm báo cáo Minh Huệ nên các đồng tu cũng chủ động giúp đỡ tôi. Kể từ đoạn thời gian đó, người phụ trách Phật Học hội nước Úc cũng trực tiếp liên hệ với tôi khi cần làm những bài báo cáo quan trọng.
Lời kết
Trong tu luyện, tôi phải nhanh chóng đuổi kịp với những học viên khác. Tôi mong rằng từ đây về sau mình có thể tinh tấn hơn nữa và tiếp tục đóng góp cho nhóm phóng viên ở Úc và New Zealand.
Đệ tử cảm ơn Sư tôn từ bi cứu độ và bảo hộ!
Cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn đồng tu!
Hợp thập!
(Bài chia sẻ tại Pháp hội Minh Huệ năm 2021)
(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/7/11/427804.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/12/194051.html
Đăng ngày 27-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.