Bài viết của Gia Bối

[MINH HUỆ 20-02-2003] Khi lên cấp 2, lớp tôi có một cô bé thân thể gầy gò nhưng thành tích học tập cực kỳ tốt, dường như mỗi lần thi cô bé đều đứng thứ nhất toàn khối. Trong lớp có một cậu bé, là hàng xóm với tôi. Cậu vô cùng đố kỵ với cô bé có thành tích học tập tốt này, thường gây ra một số phiền nhiễu cho cô bé. Một ngày nọ, tôi mời cậu hàng xóm đến nhà chơi. Sau khi cậu ra về, tôi kinh ngạc phát hiện ra, trong tập ảnh các bạn học chụp chung thì phần đầu của cô bé kia đều bị bôi đỏ bởi bút màu nước.

Thế là ký ức về sự đố kỵ này rõ ràng giống như màu đỏ chói mắt đó. Hiện nay nghĩ lại, vẫn cảm thấy có chút buồn cười. Nhưng có điều, đó cũng chỉ là cái tâm đố kỵ của cậu bé đó phát tác mà thôi. Nhưng người có tâm đố kỵ mạnh mẽ và cố chấp, một khi có chút năng lực hoặc nắm đại quyền, thì người mà bị họ đố kỵ sẽ phải chịu những thứ không chỉ là trò trẻ con như bị bôi màu ảnh chụp mà thôi. Tật đố cố chấp sẽ khiến con người trở nên ác độc, dưới sự sai khiến của tâm đố kỵ, người ta sẽ mất đi lý trí, sẽ luôn bực tức, rồi tiến đến ác độc, thậm chí tàn bạo. Trong lịch sử Trung Quốc, có vài nhân vật nổi tiếng bởi tâm tật đố. Điển hình nhất là Chu Du và Bàng Quyên.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, câu chuyện Gia Cát Lượng “3 lần chọc tức Chu Du” có lẽ mọi người đều biết rõ. Chu Du là một bậc hùng tài thanh niên đắc chí, văn võ song toàn. Năm 24 tuổi, Chu Du được trao chức Kiến thành Trung lang tướng, năm 34 tuổi, Chu Du dẫn quân phá quân Tào, lấy ít thắng nhiều, giành được thắng lợi huy hoàng trong cuộc chiến Xích Bích nổi tiếng trong lịch sử. Nhưng ông có một nhược điểm chí mạng, chính là tính cách nóng nảy, tâm hiếu thắng quá mạnh mẽ, lòng dạ hẹp hòi, kiêu ngạo nông nổi, tật đố hiền năng, tâm trạng dễ bị kích động. Đối với Khổng Minh, người có tài năng hơn mình, Chu Du luôn canh cánh trong lòng, không những không khiêm tốn học hỏi, mà lại thừa cơ hãm hại.

Sai đại chiến Xích Bích, hai nhà Tôn Lưu tranh đoạt Kinh Châu, là nơi trọng yếu có vị trí chiến lược. Khi đó Chu Du cho rằng, chiếm Kinh Châu dễ như trở bàn tay, nên đồng ý với Lưu Bị rằng, nếu Chu Du không lấy chiếm được thì sẽ để Lưu Bị chiếm. Nào ngờ, khi Du Chu và kình địch đang chiến đấu dữ dội thì Chu Du bị trúng tên. Sau đó lại trải qua mấy lần chiến đấu ác liệt mới đánh bại được Tào Nhân, nhưng Kinh Châu lại bị Khổng Minh giả dùng binh phù của quân Tào, sai Trương Phi đi đánh và chiếm được rồi. Chu Du tức giận thét lên một tiếng lớn, vết thương nứt ra. Đây là lần chọc tức thứ nhất.

Lần thứ 2, Chu Du lập kế lấy danh nghĩa kết thông gia, yêu cầu Lưu Bị đến Giang Đông thành thân với em gái Tôn Quyền, sau đó sẽ giết chết. Ai ngờ, Khổng Minh dùng kế “Lộng giả thành chân” (làm giả thành thật), khiến em gái Tôn Quyền thực sự được gả cho Lưu Bị. Khi Chu Du đuổi theo Lưu Bị trên đường trở về nước Thục, lại bị tướng Thục đánh bại. Nhìn theo con thuyền chở Lưu Bị đi xa, Chu Du cực kỳ tức giận. Lúc này, Khổng Minh lại sai binh sĩ đồng thanh hô lớn: “Chu Lang diệu kế an thiên hạ, vừa mất phu nhân lại tổn quân”, chọc đúng vào nỗi đau của Chu Du. Chu Du kêu lớn một tiếng rồi ngã lăn xuống thuyền. Đây là lần chọc tức Chu Du thứ 2.

Lần thứ 3 là Chu Du lấy danh nghĩa thu phục Tây Thục, muốn đoạt Kinh Châu, nhưng lại bị Khổng Minh biết rõ, vạch trần vở kịch của Chu Du, còn sỉ nhục Chu Du một trận. Lần này, Chu Du tức đến mức thét lên tiếng lớn, sau đó không lâu thì lìa đời. Trước khi chết, Chu Du còn ngửa mặt lên trời than rằng: “Trời sinh ra Du sao còn sinh ra Lượng”. Rõ ràng xuất phát từ cái tâm đố kỵ với Khổng Minh và tâm hư vinh cao độ, Chu Du chỉ chấp nhận ông ta nhất thiên hạ, không chịu đứng thứ 2.

Tính cách của Khổng Minh thì tốt hơn Chu Du rất nhiều. Ông là người khoan dung rộng lượng, khiêm tốn cẩn thận, cần cù hiếu học, tầm nhìn xa trông rộng. Vì bảo toàn đại cục, ông giúp Chu Du giành thắng lợi trận Xích Bích, nhưng Chu Du lại ép ông quá mức, hết lần này đến lần khác lập kế sát hại ông. Khổng Minh mới tương kế tựu kế, khiến những kế độc của Chu Du lần lượt phá sản.

So với Chu Du, sự tật đố của Bàng Quyên còn hơn một bậc, Thời Xuân Thu Chiến Quốc, Tôn Tẫn và Bàng Quyên vốn cùng là môn hạ của một vị sư phụ, ai nấy đều có sở trường riêng. Nhưng Bàng Quyên sau khi xuất sơn, đã được làm tướng quân nước Ngụy, nhưng vẫn tật đố Tôn Tẫn, sợ Tôn Tẫn tài năng hơn mình. Thế là, Bàng Quyên sinh ra cái tâm tàn độc, lừa Tôn Tẫn đến nơi hẹn, móc hai xương bánh chè, lại dùng mực thích chữ lên mặt, và giam trong tù. Từ đó, Tôn Tẫn “điên điên dại dại”, đã không thể đứng vững nữa, lại bị phá tướng. Sau này, có người tương trợ, Tôn Tẫn lén gặp sứ giả nước Tề đến thăm, thổ lộ thảm cảnh của mình. Sứ giả nước Tề kinh ngạc, sau đó cứu Tôn Tẫn và đưa về nước Tề.

Lần trốn chạy này đã chú định thắng lợi cuối cùng của Tôn Tẫn. Sau khi đến nước Tề, Tôn Tẫn đem trí tuệ và mưu lược của mình dâng lên Tề Vương, được Tề Vương tín nhiệm, được bổ nhiệm là quân sư, lập mưu kế sách lược cho tướng quân Điền Kỵ. Tôn Tẫn lúc này ngồi trong chiếc chiến xa che bởi rèm, không lộ diện mạo, nhưng lại từng bước từng bước tiếp cận mục tiêu của mình.

Trận Mã Lăng, Tôn Tẫn và Bàng Quyên quyết một trận thắng thua. Liên quân nước Ngụy và nước Triệu tấn công nước Hàn. Nước Hàn cáo nguy với nước Tề. Thế là Tề Vương sai Điền Kỵ làm đại tướng tiến quân cứu nước Hàn. Để cứu Hàn, Điền Kỵ dẫn quân tiến thẳng đến nước Ngụy, tấn công hang ổ nước Ngụy. Bàng Quyên nghe tin, đành phải rút quân khỏi nước Hàn, vội vàng quay trở lại. Lúc này, Điền Kỵ đã tiến quân sang phía Tây, Bàng Quyên gấp rút đuổi theo 3 ngày. Dọc đường thấy số lượng bếp dần dần giảm đi thì mừng lắm, cho rằng quân Tề hèn nhát, đã bỏ trốn quá nửa rồi, mà không biết là trúng kế của Tôn Tẫn.

Trên một thân cây bị gọt nửa vỏ có viết: “Bàng Quyên chết ở dưới gốc cây này”. Tôn Tẫn đợi chờ, đợi chờ thời khắc này đến… Bàng Quyên truy đuổi đến đây, tiến vào khe núi hẹp, khi trời chạng vạng sắp tối, thấy một cây đại thụ. Thế là Bàng Quyên thắp đuốc lên, để ánh sáng chiếu rõ đọc hàng chữ đó, biết rõ ngày tận thế của mình đã đến. Quả thực là ngày tận thế của Bàng Quyên, một vạn mũi tên đã kéo căng, theo mệnh lệnh định trước của Tôn Tẫn, lấy ánh sáng ngọn lửa để báo hiệu tướng sĩ mai phục bốn phía: Đã đến giờ rồi, bắn!

Bàng Quyên gục xuống, giữa vạn mũi tên bay, ông ta tự sát chết. Trước khi tự sát, ông ta để lại một câu nói rằng: “Trận này khiến tên tiểu tử này nổi danh rồi”. Tiểu tử mà ông ta nói đến, đương nhiên là Tôn Tẫn. Do đó có thể thấy, Bàng Quyên nhỏ nhen, tật đố, đến chết vẫn không thay đổi.

Qua đó có thể thấy, tâm tật đố càng giống như thanh kiếm độc 2 lưỡi, vừa uy hiếp người khác, lại độc hại chính mình. Một khi đã nhiễm tật đố, thì không thể tự thoát ra được. Từ việc Chu Du, Bàng Quyên đến chết vẫn không thay đổi tâm tật đố, có thể nhìn ra điểm này. Theo phân tích của các y học gia, tâm đố kỵ là một loại tâm lý không tốt, cực kỳ dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch. Theo suy đoán của các chuyên gia y học, những đặc điểm của Chu Du kiêu ngạo tự đại, lòng dạ hẹp hòi, tâm đố kỵ mạnh mẽ, đã khiến cơn đau tim của Chu Du liên tiếp phát tác, hết lần này đến lần khác bị kích thích tâm lý mãnh liệt, cuối cùng khiến Chu Du bị nhồi máu cơ tim cấp tính mà chết.

Ở phương Tây, câu chuyện cổ tích nổi tiếng “Nàng Bạch Tuyết” cũng đã không ngừng khuyên răn con người hết thế hệ này đến thế hệ khác rằng: Người ác độc có tâm tật đó thì kết cục rất đáng buồn.

Nhà cầm quyền Trung Quốc, từ năm 1999 đã phát động cuộc đàn áp tàn khốc đối với Pháp Luân Công, cũng là do nhân cách méo mó này: tật đố ngoan cố. Ai có thể tưởng tượng được, kẻ cầm quyền nắm đại quyền trong tay, lại tật đố mãnh liệt như vậy đối với người sáng lập Pháp Luân Công, một công dân bình thường. Pháp Luân Đại Pháp dạy con người tu luyện tu tâm hướng thiện, đồng hóa với đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ, khiến cảnh giới con người thăng hoa, thân tâm tịnh hóa. Từ tháng 5 năm 1992 đến tháng 7 năm 1999, Pháp Luân Công phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc, đến năm 1999, theo thống kê của chính quyền Trung Quốc, số người tu luyện đạt đến 70-100 triệu người. Sự phát triển nhanh chóng của Pháp Luân Công khiến Giang Trạch Dân, người bị quyền lực và ham muốn lấn át, tật đố đến mức phát cuồng. Thế là, ông ta lợi dụng quyền lực trong tay, khống chế truyền thông, bừa bãi bịa đặt, mê hoặc dân chúng. Ông ta vượt lên trên cả hiến pháp và pháp luật, lợi dụng tất cả các bộ máy quốc gia, dốc toàn bộ sức mạnh quốc gia đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cuộc bức hại này vẫn còn đang tiếp diễn.

Dân tộc Trung Hoa vì tâm tật đố của một tên hề trong tay nắm đại quyền mà đã phải trả cái giá xưa nay chưa từng có. Nó không chỉ thể hiện ra ở việc tiêu hao tài sản quốc gia cực lớn, người thiện lương bị ngược đãi giết hại và hành hạ vô cớ, mà còn thể hiện ra nền tảng đạo đức của cả dân tộc bị sụp đổ.

Nhìn từ lịch sử, những người xuất phát từ đố kỵ, độc ác, muốn hãm hại người khác, thường sẽ là “vác đá ghè chân mình”, hoặc là để tiếng xấu vạn năm, hoặc trở thành trò cười cho thiên hạ. Bất kể là Giang đã từng tự cho mình là ghê gớm siêu thường như thế nào, nhưng cuối cùng cũng không thoát khỏi sự phán xét của lịch sử và và sự trừng phạt của người dân.

(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2003/2/20/44849.html

Đăng ngày 02-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share