Bài viết của Arnaud H

[MINH HUỆ 10-06-2021] (Tiếp theo Phần 4)

Từ “triết học” chữ Latin là “Philosophia”, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại “φιλοσοφία”, là sự kết hợp của “Philos” nghĩa là tình yêu, và “Sophia” nghĩa là trí tuệ, có nghĩa là “tình yêu trí huệ”. Điều này tương tự như “từ bi” và “huệ ngộ” trong Phật giáo, hay “tình yêu” trong Cơ Đốc giáo, chỉ là nó được thể hiện theo những cách khác nhau dưới những bối cảnh văn hóa khác nhau mà thôi. Nói cách khác, tất cả chúng đều là tu luyện theo các pháp môn khác nhau.

Người hiện đại thường quen nhìn người xưa dưới góc độ người hiện đại. Đặc biệt là một số “nhà duy vật” khi xem xét về quan điểm của Thales “nước là nguồn gốc của vạn vật”, thì đoạn chương thủ nghĩa nói rằng, ông là “chủ nghĩa duy vật” mà quên đi một cách có chọn lọc lời nói của vị hiền triết này là “vạn vật đều có linh tính”.

Trên thực tế, sau khi một người tu luyện khai trí khai huệ, thì đối với vạn sự vạn vật đều có một cái nhìn sâu sắc, và có một tầm hiểu biết vượt xa người thường về cả vĩ mô và vi mô. Có thể thấy rằng 2600 năm trước, Thales, người đưa ra chủ trương hai điểm này đã chứng ngộ, khai mở trí huệ.

Thales cũng tin rằng, trái đất được đặt trên mặt nước, điều này gợi nhớ đến ghi chép của Phật gia rằng Núi Tu Di (Sumeru) ở trên mặt nước. Nếu chú ý một chút đến tầng tầng vũ trụ và các không gian khác được mô tả trong kinh sách, thì sẽ khiến người ta ngạc nhiên trước những khái niệm rộng lớn và tất cả các chi tiết bao trùm vạn vật của nó.

Nhiều người hiện đại nói: “Tôi không hiểu tại sao người xưa lại có trí tưởng tượng phong phú đến vậy.” Họ thực sự cho rằng, những mô tả về các không gian khác trong hàng vạn cuốn kinh Phật và Đạo tạng đều là do người xưa hư cấu biên tạo nên. Cần phải biết rằng, một người có khả năng logic bình thường không thể quy kết mọi thứ vào trí tưởng tượng của người xưa, bởi vì môi trường xã hội cổ đại rất đơn giản, tư duy của người xưa cũng đơn giản hơn người hiện đại, thì cũng không thể có khả năng tưởng tượng vượt hơn bình thường như thế được. Những nội dung chi tiết tường tận của các không gian khác, cũng như sự nhất quán nhấn mạnh của các tôn giáo trên thế giới, chính là những điều mà các nhà thuyết giáo và những người tu luyện nhìn thấy, nghe thấy và trải nghiệm.

Tác phẩm “Phaedo” của Plato ghi lại trái đất ở không gian khác được Thánh nhân Socrates mô tả chi tiết trước khi qua đời, gồm sự cấu thành của quả cầu, màu sắc của đất, sự rực rỡ của cây cối, hình dạng của đá quý và các chi tiết khác. Nhưng những đoạn văn lớn này, về cơ bản bị các học giả triết học hiện đại bỏ qua. Nhân loại được tạo ra bởi khoa học hiện đại, ngay cả những nội dung mà họ nhìn thấy tận mắt mà còn coi chúng như thể không tồn tại, thế thì làm sao họ có thể hiểu được chân lý của “tình yêu trí huệ”?

Trong cuốn “Siêu hình học” (Metaphysica) của mình, Aristotle đã giải thích sự hiểu biết về nước từ góc độ Thần thoại: “Một số người nghĩ rằng, ngay cả những người cổ đại cách xa ngày nay, trong mô tả ban đầu của họ về Thần, cũng có những quan điểm tương tự về tự nhiên. Chẳng hạn, họ cho rằng Thần Oceanus, (vị Thần cai quản đại dương sông ngòi bao quanh tất cả các vùng đất trên thế giới) và Thần Thetis (nữ thần biển cả ban đầu) là cha mẹ của sự sáng tạo thế giới. Trong các câu chuyện, các vị Thần thường chỉ vào nước và thề, và gọi nó là “Styx” (Styx, con gái của hai vị Thần nói trên). Đối với sự vật mà nói, những gì lâu đời nhất cũng được kính trọng nhất, và nó là thứ thiêng liêng nhất được dùng để thề”.

Đoạn văn này của Aristotle đề cập đến phả hệ Thần thoại phiên bản của Homer. Styx là con gái của hai vị Thần nguyên thủy Hy Lạp, Oceanus và Thetis, cai quản sông Styx. Mặc dù thuộc về các Thần Titan cổ đại, Styx đã đứng về phía Zeus trong cuộc chiến Titan (Titanomachy). Sau chiến thắng, tên cô đã trở thành biểu tượng của sự linh thiêng và danh dự trong các vị Thần trên đỉnh Olympus, vì vậy sau này các vị Thần lấy tên Styx để thề. Theo Homer, lời thề nhân danh Styx là lời thề thiêng liêng nhất, và bất kỳ vị Thần nào vi phạm lời thề này sẽ bị trừng phạt.

Trong quan niệm của con người ngày nay, vật chất là bản thân vật chất. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu các tác phẩm của người xưa bằng quan niệm hiện đại, thì sẽ hiểu sai hoàn toàn về vật chất được đề cập trong triết học Hy Lạp cổ đại. Đặc biệt bắt đầu từ thời Xô Viết, một số triết gia Hy Lạp cổ đại bị gán cho là “chủ nghĩa duy vật” một cách có chủ ý. Họ đều là người tín Thần, các vật chất và nguyên tố mà họ nói đến đều liên quan mật thiết đến các vị Thần, tuyệt đối không thể tách chúng ra thành hai thứ để xem xét độc lập được.

Quan điểm triết học tiêu biểu nhất là thuyết bốn nguyên tố của Hy Lạp cổ đại cách đây khoảng 2500 năm, tức là bốn nguyên tố cơ bản “đất, nước, lửa và khí” cấu thành thế giới. Nhiều người cho rằng đây là “chủ nghĩa duy vật”. Nếu đúng như vậy, thì ở Ấn Độ cổ vào thời Đức Phật Thích Ca cũng nói về “tứ đại” là “đất, nước, lửa và gió”, chúng có giống nhau không? Nó cũng được coi là “chủ nghĩa duy vật”?

Ở Hy Lạp cổ đại, một số lý thuyết về nguyên tố đã tồn tại trong lĩnh vực tôn giáo hoặc tu hành học thuật từ rất lâu (người xưa không có khái niệm học thuật hiện đại, và việc nghiên cứu học thuật và khám phá chân lý được coi là việc tu hành đến gần đến với Thần linh). Theo ghi chép lịch sử triết học thì lý thuyết bốn nguyên tố này là của nhà triết học và thầy chiêm bói Hy Lạp cổ đại Empedocles vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, lý thuyết này được suy diễn ra từ nền tảng lý luận Thần học Hy Lạp cổ đại. Tóm lại, nó xuất phát từ bốn vị Thần chính: Thần Zeus, vị Thần Vương, hiện thân của nguyên tố “Lửa”, vì ông phụ trách bầu trời, ánh sáng và sấm sét. Thần Hera, vị Thần Hoàng Hậu, là mẹ của sự sống, nghĩa là nguyên tố “Khí”. Thần Biển Poseidon, người anh em của vị Thần Vương, tượng trưng cho nguyên tố “Nước”. Còn người anh em khác của Thần Zeus là Diêm Vương Hades cai quản cõi âm, và cũng là người thống trị các khoáng chất dưới lòng đất, vì vậy tương ứng với nguyên tố “Đất”.

Có thể thấy, các sự vật khác nhau đều được cấu tạo bởi các yếu tố vật chất này, và ở các mức độ khác nhau, có các yếu tố Thần linh khác nhau tham gia vào. Lấy một ví dụ đơn giản với các vật liệu nghệ thuật quen thuộc, chẳng hạn như bột màu. Các loại bột màu ban đầu về cơ bản có nguồn gốc từ khoáng chất dưới lòng đất và chứa các nguyên tố Đất. Trong quá trình xay nghiền bột này từ nguyên liệu thô, nó cần được nước rửa sạch, làm sạch bằng phương pháp lỏng, thêm chất kết dính, v.v., sẽ chứa nguyên tố Nước. Khi sản xuất bột màu, cần phải trải qua quy trình nung và làm khô trong khí, nên có yếu tố Lửa và yếu tố Khí tham gia. Do đó, bột màu bao gồm có Đất, Nước, Lửa và Khí tạo thành. Và vì có Thần đứng sau những yếu tố này, nên chất liệu màu có đặc tính liên hệ với Thần ở phía sau. Thế nên người xưa cho rằng những đồ vật do Thần làm ra hoặc do Thần dạy con người tạo ra, thì cần phải sử dụng cho đúng đắn, chẳng hạn như dùng để vẽ Thần linh. Người ta ca ngợi sự vĩ đại của các vị Thần thông qua các bức tranh, có thể câu thông với Thần tính trong các đặc điểm của các chất liệu màu này.

图:四大元素在宏观宇宙空间的示意图,由英国学者弗拉德(Robert Fludd)绘制于1617年。图示以地球为基准,由内而外逐层标示了土(Terra,即图中最下方的地球)、水(Aqua)、气(Aer)、火(Ignis)四大元素在太空中的范围与顺序【注:四元素的排序在不同的理论与层次中会有所不同】。古典元素宇宙观在古代音乐和美术理论中曾长久盛行,此图将其注入了音乐的和声学中,描绘了音乐通过四元素特定的声学结构能做到对自然和宇宙的表达。

Sơ đồ của bốn nguyên tố trong không gian vũ trụ vĩ mô được vẽ vào năm 1617 bởi học giả người Anh Robert Fludd. Hình này dựa trên trái đất và bốn nguyên tố: Đất (Terra, trái đất thấp nhất trong hình), Nước (Aqua), Khí (Aer) và Lửa (Ignis) được đánh dấu từng lớp từ trong ra bên ngoài. [Lưu ý: thứ tự của bốn yếu tố sẽ khác nhau trong các lý thuyết và cấp độ khác nhau]. Yếu tố vũ trụ học cổ điển đã phổ biến trong âm nhạc cổ đại và nghệ thuật trong một thời gian dài. Bức tranh này đưa nó vào sự hài hòa của âm nhạc, mô tả rằng âm nhạc có thể thể hiện ra thiên nhiên và vũ trụ thông qua cấu trúc âm thanh cụ thể của bốn yếu tố.

Lý luận bốn nguyên tố đã tồn tại ít nhất hai nghìn năm trong quá khứ. Ngay cả trong thời kỳ Phục hưng, màu sắc dựa trên bốn nguyên tố có thể được tìm thấy trong hội họa của Leonardo da Vinci, so với màu sắc của Michel -Eugène Chevreul hay Jean-Georges Vibert vốn nổi tiếng trong giới nghệ thuật phương Tây cận đại, rõ ràng là nó cổ phác hơn nhiều.

(Còn tiếp)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/10/426403.html

Đăng ngày 18-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share