Bài viết của Arnaud H
[MINH HUỆ 06-06-2021] (Tiếp theo Phần 2)
Đương nhiên, ở đây viết rất đơn giản, nhưng trên thực tế tiến trình lịch sử cụ thể vô cùng phức tạp. Chỉ dựa trên danh sách các cuộc chiến lớn nhỏ đủ kiểu, liên tiếp không ngớt, thì cũng đủ làm người ta hoa cả mắt. Bất kể là về vị trí địa lý, hình thái xã hội, cơ cấu kinh tế hay rất nhiều phương diện khác, đều có thể phân tích những lý do bên ngoài dẫn đến sự suy tàn của Hy Lạp cổ đại, nhưng mọi thứ đều gắn liền với lòng dân. Trong lịch sử, những trường hợp mà lòng người bị ma biến, dẫn đến phán đoán và quyết sách sai lầm, cuối cùng dẫn đến hủy diệt thì rất nhiều. Vì vậy, người Hy Lạp cổ đại tưởng chừng như bị người La Mã cổ đại đánh bại, nhưng đằng sau biểu hiện bề ngoài đó, nó cũng phản ánh Thiên ý rằng, sự sa đọa dẫn đến diệt vong.
Thần thoại La Mã không có nhiều câu chuyện và truyền thuyết kỳ lạ như Thần thoại Hy Lạp, đặc biệt là ở thời kỳ đầu. Trong những ngày đầu của nền văn minh La Mã cổ đại, các vị Thần nguyên thủy không có trải nghiệm cá nhân, không có hôn nhân và con cái. Họ không giống các vị thần Hy Lạp chút nào, các vị thần La Mã thời kỳ đầu chỉ có Thần tính trạng thái tĩnh, mà không có hành vi, có tính cách nhân tính hóa như trong Thần thoại Hy Lạp, bởi vậy không có nhiều ghi chép về hoạt động của họ, điều này khiến người thời ngày nay hiểu về Thần thoại La Mã tương đối ít.
Khi người La Mã lấy được đất đai của Hy Lạp, họ đã tiếp thu nền văn minh do Hy Lạp để lại, vì vậy, trong quá trình dần dần hội nhập văn hóa, người ta quen dùng các vị thần La Mã đối ứng với các vị thần Hy Lạp, do đó các vị thần Hy Lạp sau này và các vị thần La Mã lẫn lộn với nhau, nên nhiều khi xuất hiện tình trạng vị Thần giống nhau, chỉ về tên gọi thì dùng 2 cái tên phiên dịch mà thôi.
Với sự phát triển của lịch sử và sự hội nhập không ngừng của các dân tộc và văn hóa, người La Mã cổ đại ngày càng chịu ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp, và dần dần họ biên tạo ra những câu chuyện… Theo quy luật “thành, trụ, hoại, diệt”, La Mã cổ đại cũng tất yếu đi vào suy vong. Khi những tư tưởng bại hoại trở thành phong tục dân gian, hoặc thậm chí là các hình thức tôn giáo, thì sức tàn phá đạo đức của chúng thật đáng kinh ngạc. Ví dụ, Lễ Ma men “Bacchanalia”, được truyền từ Hy Lạp đến La Mã, đã nhanh chóng biến thành một lễ hội ma quỷ với chủ đạo là say rượu và loạn dâm, lại được đặt cho cái tên “thần thánh”. Cho dù sau đó nó đã bị cấm bởi các quan chức La Mã vào năm 186 trước Công nguyên, nhưng nó vẫn hoạt động bí mật trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, cho dù cái tên nghe hay đến đâu, ngay cả dưới cờ hiệu của “Thần”, thì những thứ hủ bại sẽ không tồn tại được lâu, thậm chí sẽ bị Trời giáng tai họa. Bài viết “Diễn giải mỹ thuật trong hai trăm năm sau thời kỳ Phục hưng”, đã trích dẫn các ví dụ về sự hủy diệt hoàn toàn của Pompeii do băng hoại đạo đức, vì vậy sẽ không nhắc lại chúng trong bài viết này.
Mặc dù nội dung ở đây đã nói về sự suy tàn của văn hóa, nhưng trên thực tế, văn hóa con người là có tồn tại âm và dương, có chính có phụ. Phần sau chúng ta sẽ nói về một số phần tích cực và tươi sáng của văn hóa Hy Lạp cổ đại, nhưng bản thân văn hóa loài người là sự pha trộn giữa tích cực và tiêu cực, khiến cho các thế hệ sau khó phân biệt giữa thiện và ác.
Nhiều bộ phận trong nền văn hóa Hy Lạp đã bị biến chất thực sự đã đưa con người đến tiêu cực. Hy Lạp cổ đại thời kỳ cuối, vì đạo đức bại hoại nên đã bị hủy diệt, nhưng các quốc gia của nền văn minh Hy Lạp cổ đại cũng rời khỏi vũ đài lịch sử không có nghĩa nền văn hóa đó bị tuyệt diệt. Sức sống của nó vẫn ngoan cường như cỏ dại, vẫn khởi tác dụng trong lịch sử nhân loại, thậm chí kéo dài đến ngày nay.
Có thể thấy trong lịch sử, những tư tưởng mà người La Mã cổ đại coi nó như kẻ thù và muốn tiêu diệt nó, nhưng sau khi đánh bại Hy Lạp, họ dần dần chấp nhận nó vì sự phong phú đa dạng của nó. Cơ Đốc giáo cổ đại coi tư tưởng Hy Lạp là tà giáo, là dị giáo, và muốn tiêu diệt nó, nhưng một số nội dung tích cực trong văn hóa Hy Lạp cổ đại được gắn với các lý thuyết tôn giáo, thậm chí trở thành một phần của Thần học. Sau Cải cách tôn giáo, nhiều giáo phái nhắc lại rằng các học thuyết nên được thanh lọc, và những thứ không có trong Cơ Đốc giáo nên bị loại bỏ. Nhưng nó đã kết hợp chặt chẽ với nhau và liên quan chặt chẽ đến văn hóa, nghệ thuật, triết học, khoa học, chính trị và nhiều phạm trù khác. Cho đến ngày nay, nó vẫn có mối liên hệ mật thiết với hình thái chính trị, hệ thống kinh tế, khái niệm nhân văn và nền tảng văn minh và những sự việc cụ thể khác không tiện nói thêm. Ngay cả những người ủng hộ đồng tính luyến ái, giải phóng tình dục, loạn luân và các lối sống khác trong xã hội cũng có thể truy ngược lại thời Hy Lạp, họ cho rằng đó là “truyền thống” được lưu truyền từ thời cổ đại, và nhiều quốc gia đã thông qua luật để bảo vệ nó…
Được tài trợ bởi Giáo hoàng Pius PP. VI, bức tượng bán thân của thần Zeus được khai quật ở Otricoli vào năm 1775. Trong nhiều thế kỷ, Giáo hội Công giáo đã thu thập được một số lượng lớn các kho tàng di tích văn hóa ngoại giáo, tượng bán thân này hiện nằm trong Bảo tàng Vatican. (Hình ảnh trên mạng)
Trên thực tế, nếu nhìn kỹ những tác phẩm kinh điển được truyền lại từ thời Hy Lạp cổ đại cho đến nay, thì sẽ thấy có nhiều học giả và triết gia Hy Lạp cổ đại rất bất bình với những Thần thoại hỗn loạn thời bấy giờ. Ví dụ, Xenophanes, một nhà triết học và nhà thơ nổi tiếng vào thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên, rất ghét việc các nhà thơ và nhà viết kịch chuyển thể Thần thoại, cho rằng họ đang báng bổ các vị Thần, và bịa ra những câu chuyện dối trá xúc phạm các vị Thần. Từ thời một thế kỷ sau thời Thánh Socrates, có thể thấy từ các trước tác như cuốn “Lý tưởng quốc” (Republic) và các tác phẩm khác do đệ tử Plato của ông để lại, có thể thấy họ rất tôn trọng đối với Homer và các nhà thơ cổ đại.
Đương nhiên, đây là bài viết mô tả lại sự tiến hóa bề mặt văn hóa từ lý thuyết thông thường, nhưng thực tế, bất kỳ sự vật bề mặt nào cũng có nguồn gốc cơ bản và lý do sâu xa. Vì vậy, đối với bộ mặt thật của lịch sử, bao gồm các hành vi cụ thể của những người tham gia lịch sử thời kỳ nhân – Thần đồng tại, một số điều khó có thể nói đầy đủ trong thời kỳ đa văn hóa và phức tạp này. Có lẽ phải đến khi màn sương mù tương lai tan hết thì sự thật của lịch sử mới thực.
(Còn tiếp)
(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/6/混乱的神话与传统的哲思(3)-426401.html
Đăng ngày 29-06-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.