Bài viết của phóng viên Anh Tử, phóng viên Minh Huệ tại Ottawa

[MINH HUỆ 23-07-2021] Vào ngày 20 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công đã tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawwa, Canada đánh dấu 22 năm phản bức hại ôn hòa. Họ cũng đề nghị chính quyền Trung Cộng phải trả tự do tất cả các học viên Pháp Luân Công bị bắt giam bao gồm bà Tôn Thiến, một nữ thương gia người Canada gốc Hoa bị tuyên án 8 năm tù tại Bắc Kinh vì đức tin của mình cùng 12 công dân trong gia đình người Canada khác.

Bà Ketty Nivyabandi, thư ký Tổ chức Ân xá Quốc tế Canada đã ban hành một tuyên bố ca ngợi lòng dũng cảm và sự kiên trì của các học viên trong nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc bức hại.

77afeb0c8d7efb8391f62fbd59724659.jpg

9e2f60888c9fe5b49e5a974c02140b25.jpg

Ngày 20 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Ottawa nhằm chấm dứt cuộc bức hại

Trong tuyên bố của mình, bà Ketty Nivyabandi viết: “Và kết quả (của cuộc bức hại) là hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công bị bắt giam tùy tiện. Hơn nữa, họ còn sử dụng tra tấn, đối xử tệ bạc và cưỡng ép các học viên từ bỏ tín ngưỡng của mình. Tổ chức Ân xá Quốc tế thường xuyên nhận được các báo cáo về cái chết của các cá nhân bị giam giữ ở Trung Quốc, nguyên nhân thường do tra tấn mặc dù Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn vào năm 1988. Các học viên Pháp Luân Công tiếp tục trở thành đối tượng bị bức hại, bị giam giữ tùy tiện, bị đối xử bất công và bị tra tấn”.

“Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến tình huống của công dân Canada và học viên Pháp Luân Công bà Tôn Thiến bị bỏ tù vô cớ và chắc chắn gần như phải chịu tra tấn và đối xử tệ bạc. Bà Tôn có khả năng phải từ bỏ quốc tịch Canada dưới cưỡng bức”, bà Nivyabandi nói tiếp.

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công mở rộng đến lãnh thổ Canada, được ghi lại bởi một báo cáo mà chúng tôi đã đăng thay mặt cho Liên minh Nhân quyền Canada tại Trung Quốc. Việc quấy rối, đe dọa, sách nhiễu và bạo lực đối với các nhà hoạt động nhân quyền ở Canada, bao gồm cả các học viên Pháp Luân Công, những người đang thu hút sự chú ý đến sự vi phạm nhân quyền ngày càng tồi tệ của Trung Quốc, là sự thật. Chính phủ Canada phải tiếp nhận các đề xuất hành động của Liên minh để đảm bảo rằng Pháp Luân Công và các nhà hoạt động nhân quyền khác đang làm việc tại Canada được an toàn”, bà nói thêm.

“Lời kêu gọi của chúng tôi đối với chính phủ Trung Quốc ngày nay vẫn cấp thiết như cách đây 22 năm. Chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo nhân quyền cho tất cả người dân ở Trung Quốc,“ bà Ketty Nivyabandi viết ở cuối bức thư.

Một học viên nói: Cuộc bức hại đã lan đến Canada

6becdff9c35f6b1bc23560fa92295260.jpg

Ông William Vương nói rằng cảnh sát Trung Cộng tiếp tục gây áp lực cho gia đình ông ở Trung Quốc.

Vào tháng 8 năm 1999, ông William Vương, một kỹ sư thiết kế máy bay đã ba lần đến Bắc Kinh cùng một số học viên khác để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Họ đã giảng chân tướng cho họ hàng và bạn bè ở đó. Một vài ngày sau, họ bị báo cáo và sau đó bị cảnh sát bắt cóc từ Sở cảnh sát quận Phong Đài Bắc Kinh. Họ bị còng tay suốt quãng đường trở về nhà.

Ông Vương nói rằng thậm chí sau khi đến Canada, ông vẫn cảm thấy áp lực từ cuộc bức hại. Một thời gian ngắn sau khi đến Canada, cảnh sát Trung Cộng đã gọi đến và đe dọa bố của ông Vương. Họ nói ông Vương sẽ mất việc và không có sự nghiệp khi ông quay trở lại Trung Quốc nếu vẫn tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công tại Canada.

Hai ngày trước sự kiện ở Ottawa, cảnh sát ở Trung Quốc đã tới nhà mẹ vợ của ông và hỏi về chỗ ở của bà Vương. Việc tiếp tục quấy rối này đã gây áp lực cho gia đình ông.

Ông Vương nói rằng cuộc bức hại đã kéo dài 22 năm nhưng các học viên vẫn kiên trì phơi bày nó. Sự kiên trì của họ đã giúp nhiều người hơn tìm hiểu về Pháp Luân Công và cuộc bức hại. Sự che đậy đại dịch vi rút corona của Trung Quốc đã giúp nhiều người nhận rõ bản chất tà ác của Trung Cộng và ông cảm nhận rằng chính nghĩa sẽ chiến thắng.

Lilian Lý: Chúng tôi sẽ vẫn kiên trì, cho dù thời gian có dài bao lâu

32b4ce8a6c13867e5db95c206ada3cf9.jpg

Lilian Lý từng bị bức hại ở Trung Quốc nói rằng cuộc bức hại vẫn diễn ra rất khốc liệt ở Trung Quốc.

Bà Lilian Lý từng bị bức hại vì đức tin của mình ở Trung Quốc, nói rằng cuộc bức hại vẫn còn nghiêm trọng ở Trung Quốc. “Các học viên Pháp Luân Công vẫn bị tống giam bất hợp pháp. Thậm chí các học viên 80 tuổi vẫn bị tuyên án tù 8 đến 10 năm. Một số học viên bị tra tấn đến chết sau khi bị giam giữ chưa đến một tháng. Chúng tôi sẽ kiên trì kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại cho đến khi nó kết thúc”.

Bà Lilian bị bắt giữ hai lần và bị ép phải từ bỏ đức tin của mình ở Trung Quốc. Nhà của bà bị lục soát và tài chính cá nhân bị đánh cắp. Bà cũng bị lấy máu trong khi bị giam giữ. (Lưu ý: Người ta tin rằng ĐCSTQ thu thập mẫu máu từ các học viên để thiết lập một cơ sở dữ liệu lớn về DNA và các nội tạng phù hợp.)

Bà nói rằng tuyên truyền của Trung Cộng và các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát đầu độc người dân Trung Quốc và người dân toàn thế giới. Bà hiểu rõ bản chất vô nhân đạo của Trung Cộng đã phá hủy văn hóa truyền thống Trung Hoa, niềm tin và luân lý đạo đức như thế nào.

“Đó là lý do tại sao chúng tôi phải kiên trì giảng rõ chân tướng đến công chúng một cách lý trí và bình hòa để tất cả mọi người có thể nhận ra bản chất của Trung Cộng và không bị lừa dối bởi những lời dối trá của ĐCSTQ”.

Nghệ sĩ: Các học viên ở Trung Quốc được chào đón

df7d3bf160c107946cff46dd55868238.jpg

Bà Kathy Gillis là một họa sĩ và cũng là học viên Pháp Luân Công.

Bà Kathleen Gillis là một họa sĩ và cũng là học viên Pháp Luân Công nói rằng ĐCSTQ đang làm mọi thứ để có thể để duy trì cuộc bức hại này, không chỉ làm hại người khác mà còn hại chính mình. Thế giới đang nhanh chóng nhận ra sự tà ác của nó, vì vậy ĐCSTQ phải biết rằng ngày tàn của nó đã gần kề.

Bà Gillis nhận thấy trách nhiệm của mình là tái hiện lại một cách chân thực về các hoạt động của các học viên Pháp Luân Đại Pháp, những gì ĐCSTQ đã làm trong cuộc bức hại và những việc mà các học viên đã làm để chấm dứt cuộc bức hại. Bà đã khắc họa cuộc bức hại bằng cây bút của một người họa sỹ. Bà nói: “Chúng ta cần phải ghi lại những gì đã xảy ra để mọi người trong tương lai sẽ biết những điều mà Trung Cộng đã làm và cuộc bức hại diễn ra như thế nào. Chúng tôi không muốn cuộc bức hại này xảy ra và tái diễn thêm nữa”.

“Tôi ca ngợi sự dũng cảm và kiên trì của các học viên Pháp Luân Công đã chịu đựng sự gian khổ ở Trung Quốc”, bà Gills.

Sự giúp đỡ của người dân Ottawa

Vào ngày 22 năm đánh dấu cuộc bức hại, 35 nghị sỹ Canada đã ký vào một bức thư gửi đến Thủ tướng Justin Trudeau nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ và thông qua Đạo luật Magnitsky để trừng phạt những kẻ bức hại. Hàng trăm nghìn người dân Canada ở Ottawa cũng ký tên vào đơn thỉnh nguyện hỗ trợ các học viên Pháp Luân Công trong 22 năm phản bức hại.

Cô Julia Pica làm việc cho chính phủ nói rằng người Trung Quốc thật tuyệt vời nhưng Trung Cộng thì không. Chính phủ Canada nên có sự can thiệp nhằm chấm dứt cuộc bức hại vì ĐCSTQ đang cố gắng đàn áp bất kỳ ai tin theo tín ngưỡng của mình.

a4f430d02e8775a29adfc4123fc17028.jpg

Ông Andrei Velorunov đến từ Liên Xô cũ: Tôi biết những gì chủ nghĩa cộng sản làm.

Ông Andrei Velorunov sở hữu một phòng khám vật lý trị liệu đến từ Liên Xô cũ. Ông nói: “Tôi đến từ Liên Xô nên khá quen với những người cộng sản và những điều họ làm. Ngoài việc rao giảng tư tưởng cộng sản và nói những lời dối trá để tẩy não người dân, họ còn phạm tội mỗi ngày. Một khi lên nắm quyền, họ sẽ làm bất cứ điều gì mình muốn”.

Ông nói rằng giá trị Chân-Thiện-Nhẫn thật trân quý và mọi người “chỉ cần hành xử theo nguyên lý này hàng ngày”.

Adam J. Lalonde là một chủ doanh nghiệp nói rằng thông điệp trên tấm biểu ngữ: “Mục đích của chủ nghĩa cộng sản là muốn hủy hoại loài người” đã khiến ông cảnh tỉnh. Ông nói rằng là một người dân Canada ông tin vào tự do tín ngưỡng. “Tôi không đồng ý với tư tưởng cộng sản. Bất kể bạn ở đâu, bạn nên giữ vững niềm tin của mình và lan tỏa nó đến những người khác một cách thận trọng”.

Là người Cơ đốc giáo, ông đồng tình với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công. Ông nói: “Những giá trị này là tốt và chân thật. Bản thân tôi là người Cơ đốc giáo nên tôi đồng tình với nguyên lý này”.

Bối cảnh: Pháp Luân Công là gì?

Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) lần đầu tiên được Ngài Lý Hồng Chí truyền ra công chúng vào năm 1992 tại Trường Xuân, Trung Quốc. Môn tu luyện này đã được thực hành trên hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hàng triệu người đã chiểu theo những lời dạy dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn cùng năm bài công pháp nhẹ nhàng đã trải nghiệm sự thăng hoa cả về thể chất lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc(ĐCSTQ) đã lầm tưởng rằng sự phổ biến nhanh chóng của môn tu luyện này là một mối đe dọa đến hệ tư tưởng vô thần của Trung Cộng. Vì vậy, vào ngày 20 tháng 7 năm 1999 đã ban hành lệnh cấm môn tu luyện này.

Trang web Minh Huệ đã xác nhận hàng nghìn trường hợp tử vong của các học viên do hậu quả của cuộc bức hại trong hơn 22 năm qua. Con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Nhiều người đã bị bỏ tù và tra tấn vì đức tin của mình.

Có bằng chứng cụ thể rằng ĐCSTQ đã hậu thuẫn cho việc mổ cướp nội tạng từ các học viên bị giam giữ, những người bị sát hại để cung cấp cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng.

Dưới chỉ đạo của Giang, ĐCSTQ đã thành lập phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài pháp luật có vai trò thao túng cảnh sát và tư pháp với mục đích duy nhất là bức hại Pháp Luân Đại Pháp.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/23/428584.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/26/194272.html

Đăng ngày 01-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share