Bài viết của phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 25-07-2021] Ngày 20 tháng 7 năm nay ghi dấu 22 năm cuộc kháng nghị ôn hòa của Pháp Luân Công đối với cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bắt đầu vào ngày này năm 1999. Bà Ketty Nivyabandi, Tổng thư ký Tổ chức Ân xá Quốc tế Canada, đã ra tuyên bố để lên án cuộc bức hại.
Bà cho biết mặc dù Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về chống tra tấn vào năm 1988, nhưng nước này vẫn giam giữ các học viên Pháp Luân Công một cách tùy tiện, xét xử bất công và tra tấn họ.
Trong tuyên bố, bà Nivyabandi viết: “Lời kêu gọi của chúng tôi đối với chính phủ Trung Quốc vẫn cấp bách như cách đây 22 năm. Chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm trong việc bảo vệ nhân quyền của mọi người dân ở Trung Quốc.”
Bức hại leo thang và nạn thu hoạch nội tạng không thể chối bỏ
Dựa trên thông tin trực tiếp từ trang Minghui.org, có ít nhất 9.691 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ và sách nhiễu bất hợp pháp vào năm 2019. Con số này đã tăng lên đến 16.084 vào năm 2020, và riêng nửa đầu năm 2021 đã ghi nhận 12.761 trường hợp bị bắt giữ và sách nhiễu. Số lượng ngày càng tăng cho thấy rằng ĐCSTQ đã tăng cường bức hại ngay cả trong đại dịch.
Dữ liệu từ các nguồn khác cũng xác nhận điều này. Trong một hội nghị trực tuyến của Hiệp hội các Bác sỹ Chống Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng (DAFOH) hồi tháng 11 năm 2020, ông Weldon Gilcrease, phó giáo sư từ Đại học Utah, cho biết ĐCSTQ là chế độ duy nhất tiến hành cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Ông cũng nhận thấy tội ác này không dừng lại trong thời gian đại dịch. Theo các tài liệu y tế được công bố, thời gian chờ để được ghép phổi ở Trung Quốc chỉ mất ba đến bốn ngày. Thời gian tìm tạng phù hợp nhanh như vậy là không thể lý giải được, trừ khi có một số lượng lớn người “đang chờ bị giết”.
Hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng được phơi bày lần đầu tiên vào năm 2006, từ đó đến nay có nhiều nguồn bằng chứng độc lập đã xác nhận điều này. Trong một cuộc kháng nghị gần đây của các học viên Pháp Luân Công ở Washington DC vào ngày 16 tháng 7, bà Nina Shea, một thành viên cấp cao và giám đốc Trung tâm Tự do Tôn giáo tại Viện Hudson, cho biết, ĐCSTQ đã phủ nhận và che đậy hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng trong 15 năm qua, “nhưng bây giờ họ hoàn toàn không thể chối bỏ được nữa”.
Bà Nina Shea, thành viên cấp cao và giám đốc Trung tâm Tự do Tôn giáo tại Viện Hudson, phát biểu tại một cuộc mít-tinh ở Washington D.C., ngày 16 tháng 7 năm 2021
Sau đó, bà Nina Shea trích dẫn một báo cáo của các chuyên gia Nhân quyền Liên Hợp quốc, được công bố ngày 14 tháng 6 năm nay, xác nhận hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Báo cáo dẫn lời kể của nhân chứng: “Sau khi kiểm tra mẫu máu và siêu âm, các bác sỹ phẫu thuật mổ lấy tim, thận, gan và giác mạc của những người bị giam giữ [cả học viên Pháp Luân Công và các tín đồ tín ngưỡng khác]. Bà nói thêm rằng ĐCSTQ còn hỗ trợ thành lập tổ đặc nhiệm chống buôn bán nội tạng của Tổ chức Y tế Thế giới rồi thao túng để khiến các báo cáo về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng bị bác bỏ vì còn gây tranh cãi.
“Diệt chủng là sự phá hủy một phần của cộng đồng tôn giáo, chẳng hạn, với mục đích tiêu diệt cộng đồng đó, và tôi nghĩ không còn nghi ngờ gì nữa, rằng những điều đã xảy ra với Pháp Luân Công trong những thập kỷ qua đáp ứng tiêu chí đó”, bà tiếp tục. “Cuộc diệt chủng này đã vi phạm quyền con người kinh hoàng nhất và nó đã khắc sâu trong trái tim người Mỹ”.
Mỹ: Đạo luật lưỡng đảng nhằm chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc
Tội ác phản nhân loại của ĐCSTQ đã giúp thế giới nhận rõ bản chất của chế độ này. Nhiều quốc gia đang thực thi các luật để ngăn chặn sự tàn bạo của ĐCSTQ. Ngày 16 tháng 12 năm ngoái, ông Tom Cotton, Thượng Nghị sỹ Hoa Kỳ thuộc Đảng Cộng hòa từ Arkansas, đã thông báo rằng ông và hai nghị sỹ, Chris Smith (R-New Jersey) và Tom Suozzi (D-New York), đã đưa ra một dự luật lưỡng đảng để hạn chế nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc. Trong cuộc mít-tinh ở Washington D.C. vào ngày 16 tháng 7 năm 2021, nhiều quan chức đắc cử đã bày tỏ sự ủng hộ đối với dự luật còn được gọi là Đạo luật Chấm dứt Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng này.
Trong bức thư gửi tới buổi mít-tinh, Hạ nghị sỹ Vicky Hartzler của Missouri cho biết Hạ viện đã thông qua Nghị quyết 343 vào năm 2016 nhằm kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng tàn bạo và trả tự do cho tất cả các học viên Pháp Luân Công. “Mặc dù đây là một bước đi đúng hướng, nhưng cần phải làm nhiều hơn nữa. Đó là lý do tại sao gần đây, tôi đã đồng bảo trợ cho nghị quyết HR 1592, Đạo luật Chấm dứt Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng, để tìm cách chống lại nạn buôn người quốc tế với mục đích cưỡng bức thu hoạch nội tạng”, bà viết. “Điều cực kỳ thiết yếu là những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng này phải chấm dứt và tất cả các tôn giáo thiểu số ở Trung Quốc không còn bị bức hại nữa.“
Ông Johnnie Moore, cựu ủy viên Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) và là một nhà lãnh đạo Cơ Đốc giáo, nhận định rằng chính phủ Hoa Kỳ nên ban hành luật để ngăn chặn nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức ĐCSTQ có liên quan. Ông giải thích: “Điều ĐCSTQ lo ngại nhất không phải là Hoa Kỳ, mà là người dân Trung Quốc. Thực ra, các học viên Pháp Luân Công là những người tốt mang lại lợi ích cho đất nước, và cho bất cứ nhà cầm quyền nào. Khi số lượng học viên vượt quá số lượng thành viên của ĐCSTQ, ĐCSTQ đã coi các học viên là mối đe dọa, thay vì coi họ như tài sản quý của xã hội.” Ông nói: “Cuộc bức hại đã kéo dài 22 năm và ĐCSTQ vẫn đang tiếp tục cuộc đàn áp, điều này không chỉ khiến Trung Quốc rơi vào tình thế khó khăn mà còn đẩy ĐCSTQ vào con đường không thể quay đầu trở lại.”
Ông cho biết, khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công cách đây 22 năm, thế giới đã im lặng. Nếu mọi người chú ý đến cuộc bức hại vào 22 năm trước, thì bây giờ sẽ có nhiều người hơn được cứu. Ông kêu gọi tất cả các quốc gia cùng chung tay để chấm dứt tội ác của ĐCSTQ, đây không chỉ là việc làm đúng đắn mà còn là một quyết định lớn lao.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó đã công bố lệnh trừng phạt đối với ông Moore vào ngày 26 tháng 5, cấm ông và gia đình đến Trung Quốc Đại lục, Hồng Kông và Macao. Ông Moore sau đó trả lời rằng ông rất vinh dự khi bị ĐCSTQ trừng phạt vì đã lên tiếng cho các nhóm và cộng đồng bị đàn áp.
“ĐCSTQ không hiểu được sự khác nhau giữa ‘sự thật’ và ‘dối trá’, nhưng đây là một số sự thật mà chúng ta cần biết: Họ yếu hơn những gì họ muốn chúng ta tin về họ. Một liên minh toàn cầu, vượt qua các đảng phái chính trị và chính phủ Hoa Kỳ, đang được thiết lập để buộc họ phải nhận tội. Vạn Lý Trường Thành của sự hợp tác này là một lời hứa đối với thế hệ tương lai, rằng chúng ta sẽ không giao thế giới của mình cho ĐCSTQ để biến những người vô tội thành nạn nhân như họ mong muốn”, ông viết trên Twitter.
Canada: Từ Dự luật S-204 đến Các lệnh trừng phạt Magnitsky
Ông Garnett Genuis, Nghị sỹ Canada, người đồng bảo trợ cho dự luật S-204 nhằm chấm dứt nạn buôn bán nội tạng người, cho biết nhiều nghị sỹ trong đó có ông đã đưa ra các kiến nghị tại Hạ viện kêu gọi chính phủ sử dụng các biện pháp trừng phạt Magnitsky nhắm vào những người liên quan đến cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công. “Đây không chỉ là một biện pháp mang tính tượng trưng; khi những người vi phạm nhân quyền biết họ sẽ bị trừng phạt, họ sẽ không dám làm điều ác nữa!”, ông nhận xét trong một sự kiện tại Edmonton vào hôm 17 tháng 7.
Ông Garnett Genuis, Nghị viên Canada, phát biểu tại cuộc mít-tinh, ngày 17 tháng 7 năm 2021
Ông cũng kêu gọi chính phủ Canada cần có phản ứng mạnh mẽ hơn. “Để thực sự áp dụng các biện pháp trừng phạt này tùy thuộc chủ yếu vào chính phủ Canada và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Đây là điều mà chính phủ Canada có thể thực hiện để giải quyết và chống lại cuộc bức hại kinh hoàng đang diễn ra đối với các học viên Pháp Luân Công, bao gồm cả nạn cưỡng bức thu hoạch và buôn bán nội tạng”, ông tiếp tục. “Tôi đã tham gia với các học viên Pháp Luân Công, các nghị sỹ khác, và nhiều người đồng tình đến từ nhiều thành phần xã hội, cùng vận động để chấm dứt cuộc bức hại này.”
Ngoài ra, ông Genuis đã cùng với 33 nghị sỹ khác viết thư cho Thủ tướng Trudeau, thúc giục chính phủ Canada công khai lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công và áp dụng các biện pháp trừng phạt rộng rãi hơn đối với các cá nhân người Trung Quốc tham gia vào cuộc bức hại. Trong một video, ông nói: “Các học viên Pháp Luân Công chỉ cố gắng truyền rộng nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. Tôi rất vui khi được đứng bên sát cánh cùng các bạn trong những nỗ lực quan trọng này.”
Hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế
Tòa án Luận tội Trung Quốc, một tòa án nhân dân độc lập ở London được thành lập để điều tra nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc, đã công bố kết quả vào ngày 17 tháng 6 năm 2019. Bồi thẩm đoàn kết luận rằng ĐCSTQ đã thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc trong nhiều năm, và sự tàn bạo này vẫn đang tiếp diễn.
Báo cáo viết: “Dựa trên nhiều nguồn thông tin, người ta cáo buộc rằng các tù nhân lương tâm đã bị giết ‘theo đơn đặt hàng’ nhằm mục đích mổ lấy và sử dụng nội tạng của họ cho các ca phẫu thuật cấy ghép mang lại nhiều lợi nhuận. Trên thực tế, ĐCSTQ đã phạm tội tra tấn và phản nhân loại. Cho đến nay, không ai nghi ngờ về phán quyết này và nhiều chính phủ bao gồm Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Canada đã trích dẫn nó như một tài liệu tham khảo pháp luật.
Ngày 7 tháng 6, thống đốc bang Texas vào đã ký Nghị quyết đồng thuận 3 (SCR3) của Thượng viện, về “Lên án hành vi thu hoạch nội tạng không tự nguyện của Trung Quốc”. Nghị quyết này đã được đề xuất tại Thượng viện vào tháng 1 năm nay. Nó đã được thông qua tại Thượng viện vào tháng Tư và tại Hạ viện vào tháng Năm.
Ngày 13 tháng 7 năm 2021, Quận Brazoria ở khu vực đô thị Houston mở rộng, tiểu bang Texas, đã thông qua một nghị quyết ủng hộ các học viên Pháp Luân Công. “Hệ thống cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc không tuân thủ yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới về tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc trong quá trình thu mua nội tạng”, nghị quyết viết. “Một báo cáo của tổ chức Ngôi Nhà Tự do (Freedom House) kết luận rằng có những bằng chứng đáng tin cậy cho thấy vào đầu những năm 2000, học viên Pháp Luân Công bị giam giữ đã bị giết hại trên quy mô lớn để lấy nội tạng của họ”. Theo đó, “Tòa án của Ủy viên Quận Brazoria đã đồng ý với Nghị quyết đồng thuận 3 của Cơ quan Lập pháp Texas (SCR3) và bày tỏ sự ủng hộ đối với các học viên Pháp Luân Công vì sự cống hiến của họ cho những người đã thiệt mạng, cho quyền tự do và các quyền khác về tôn trọng tín ngưỡng và thực hành đức tin, đồng thời nâng cao nhận thức chung.”
Dự luật Du lịch Ghép tạng và Trưng bày Tử thi đã được đề xuất tại thượng viện của lưỡng viện Vương quốc Anh vào đầu năm nay nhằm nghiêm cấm tội ác kinh hoàng về thu hoạch và buôn bán nội tạng. Là một “dự luật để sửa đổi cho Đạo luật Mô người năm 2004 liên quan đến việc chấp thuận các hoạt động vì mục đích cấy ghép bên ngoài Vương quốc Anh và chấp thuận cho các thi thể nhập khẩu được phép trưng bày”, dự luật này đã được thông qua lần đọc thứ hai vào ngày 16 tháng 7.
Tháng 8 năm 2020, Ngoại trưởng Úc Marise Payne đã bày tỏ lo ngại về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc sau khi nhận được bản kiến nghị từ các học viên Pháp Luân Công, trong đó kêu gọi chính phủ Úc giúp ngăn chặn nạn thu hoạch nội tạng tàn bạo. Bà cho biết, Sở Ngoại vụ và Thương mại đang theo dõi chặt chẽ tình hình.
Ngày 7 tháng 12 năm 2020, một tiểu ban của Ủy ban Hỗn hợp Thường trực về Ngoại giao, Quốc phòng và Thương mại của Nghị viện Úc, đã công bố một báo cáo có tiêu đề “Tội phạm, tham nhũng và trừng phạt: Úc có nên tham gia phong trào Magnitsky Toàn cầu không?”
Báo cáo dài 192 trang đưa ra 33 khuyến nghị. Ở đầu danh sách: “Tiểu ban khuyến nghị Chính phủ Úc ban hành luật trừng phạt nhắm vào mục tiêu cụ thể là các vi phạm nhân quyền và tham nhũng, tương tự như Đạo luật Magnitsky của Hoa Kỳ năm 2012”.
Trong số các biện pháp khác: “Tiểu ban khuyến nghị rằng các biện pháp trừng phạt bao gồm hạn chế về thị thực/ đi lại, hạn chế quyền tiếp cận tài sản và hạn chế quyền truy cập vào hệ thống tài chính của Úc”.
Các luật mới dự kiến sẽ được đề xuất vào đầu năm 2021. Đây được coi là bước tiến lớn nhất của Úc về các vấn đề nhân quyền trong vài thập kỷ qua. Sau khi được thông qua, những luật này sẽ giúp cảnh báo mọi người về những rủi ro của hoạt động du lịch nội tạng ở Trung Quốc. Nó cũng sẽ khuyến khích các chuyên gia y tế thông báo cho bệnh nhân những thông tin đó.
Biểu ngữ trong cuộc diễu hành ở San Francisco, California, hôm 17 tháng 7 năm 2021
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/24/“今天与22年前一样紧迫”-428617.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/25/194260.html
Đăng ngày 01-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.