Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Hy Lạp

[MINH HUỆ 23-07-2021] Ngày 17 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức nhiều hoạt động trên Quảng trường Syntagma ở Athens, Hy Lạp để đánh dấu 22 năm của cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc. Nhiều cư dân địa phương và khách du lịch đã hỏi các học viên về Pháp Luân Đại Pháp và ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt vấn nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Hy Lạp là cái nôi của nền văn minh phương Tây. Quảng trường Syntagma là quảng trường trung tâm của Athens và tọa lạc ngay cạnh Quốc hội Hy Lạp. Nó gần với nhiều tàn tích văn hóa và là trung tâm chính trị và văn hóa của người dân Hy Lạp. Do đó, đây là một địa điểm có ý nghĩa và quan trọng để các học viên Pháp Luân Đại Pháp tổ chức những hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và phản bức hại một cách ôn hòa.

2021-7-22-greece-syntagma-square_01--ss.jpg

2021-7-22-greece-syntagma-square_02--ss.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp biểu diễn các bài công pháp

2021-7-22-greece-syntagma-square_03--ss.jpg

2021-7-22-greece-syntagma-square_04--ss.jpg

2021-7-22-greece-syntagma-square_05--ss.jpg

Cư dân địa phương và du khách tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp

Một số học viên đã biểu diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, và một số phát tặng tài liệu thông tin và giải đáp câu hỏi của mọi người.

Nhiều người hỏi các học viên: “Pháp Luân Đại Pháp là gì?” và “Tại sao ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Đại Pháp?” Đối với người dân sống ở một quốc gia dân chủ mà nói, họ sẽ cảm thấy kinh hoàng khi một cuộc đàn áp tàn bạo như vậy lại tồn tại ở Trung Quốc. Nhiều người bày tỏ sự quan tâm với tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công sau khi đọc các tấm áp phích và trò chuyện với các học viên.

2021-7-22-greece-syntagma-square_06--ss.jpg

2021-7-22-greece-syntagma-square_07--ss.jpg

2021-7-22-greece-syntagma-square_08--ss.jpg

Người dân địa phương ký tên thỉnh nguyện chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp

Một người phụ nữ đến từ Ukraine nói với các học viên rằng cô ấy đã học tiếng Trung Quốc ở Bắc Kinh và đã chọn cho mình một cái tên Trung Quốc là “A Nhã”. Cô ấy rất kinh ngạc khi biết đến cuộc bức hại.

Cô nói: “Tôi từng sống ở Bắc Kinh nhiều năm nhưng chưa bao giờ nghe nói về Pháp Luân Đại Pháp”. Một học viên nói với cô ấy rằng các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc bị kiểm duyệt và mọi người không có quyền tự do ngôn luận. Vì vậy, thật khó để mọi người biết về Pháp Luân Đại Pháp. A Nhã đồng ý và nói rằng khi cô ấy ở Trung Quốc, cô ấy không thể sử dụng một số phần mềm. Cô rất cảm thông với các học viên đang bị bức hại ở Trung Quốc và nói rằng bản thân đồng ý với lý niệm “Chân-Thiện-Nhẫn” của Pháp Luân Công. Một học viên đã tặng cô ấy một bông hoa sen bằng giấy và A Nhã đã buộc nó vào ba lô của mình. Cô nói: “Cảm ơn bạn đã nói với tôi những điều này. Chúc các bạn mọi điều tốt đẹp nhất!”

Một cảnh sát đang làm nhiệm vụ tên là Costa cho biết: “Các bài công pháp trông giống như võ thuật, nhưng theo một cách thức ôn hòa hơn.” Anh ấy rất cảm thông sau khi biết các học viên ở Trung Quốc bị cưỡng bức mổ cướp nội tạng sống. Anh không ngạc nhiên về hành động của ĐCSTQ và nói: “Vì ở Trung Quốc là ĐCSTQ chấp chính, nên Pháp Luân Đại Pháp trở thành một trong những mục tiêu bị bức hại”.

Một học viên giải thích rằng mục đích của việc tổ chức các hoạt động như ngày hôm nay là để nhiều người nhận thức về cuộc bức hại đang xảy ra ở Trung Quốc, vạch trần sự tà ác của ĐCSTQ và để nhiều người hơn nữa lựa chọn thiện lương và chấm dứt cuộc bức hại. Anh Costa cầm tờ thông tin chân tướng mà người học viên đã đưa cho anh và nói rằng anh sẽ đọc nó cẩn thận. Khi hoạt động kết thúc, anh Costa bước tới chào tạm biệt các học viên. Costa cũng hỏi về các địa điểm luyện công tập thể ở địa phương và nói rằng anh ấy hy vọng sẽ gặp lại họ.

Một phụ nữ Hy Lạp đứng bên những tấm áp phích một hồi lâu và sau đó nói với một học viên: “Tôi đã luôn cho rằng ‘Nhẫn’ là một hệ tư tưởng thời hiện đại. Tôi không bao giờ nghĩ rằng người của thời cổ đại cũng có khái niệm ‘Nhẫn’”. Cô ấy hỏi về cách tải các bài giảng của Nhà sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, và nói rằng cô ấy hy vọng sẽ có thể hiểu Pháp Luân Đại Pháp nhiều hơn nữa.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/23/428582.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/26/194273.html

Đăng ngày 30-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share