Bài viết của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-07-2021] “Các người là kẻ giết người! Các người ngược đãi cha tôi tàn nhẫn như thế, một ngày nào đó, các người đều phải nhận quả báo!” Con gái của ông Trịnh Thủ Quân khóc khi nói với những cai tù đã tra tấn cha cô đến chết trong tù.

Cảnh tượng này xảy ra tại bệnh viện liên kết với Nhà tù Đông Lăng ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh vào ngày 20 tháng 8 năm 2008. Ông Trịnh, một học viên Pháp Luân Công 45 tuổi ở huyện Liêu Trung (thuộc chính quyền của thành phố Thẩm Dương), bị đánh đập đến chết chỉ hai tuần sau khi bị đưa vào nhà tù.

Vợ của ông Trịnh nhận được một cuộc điện thoại từ nhà tù vào sáng hôm trước (ngày 19 tháng 8), yêu cầu bà đến bệnh viện vì chồng bà đang hấp hối. Bà vội vã chạy đến nhà tù nhưng lại bị chặn ở bên ngoài. Vào 8 giờ tối tối hôm đó, bà nhận được cuộc gọi thứ hai thông báo chồng bà đã qua đời.

Đến sáng ngày 20 tháng 8, bà và con gái bà mới được phép nhìn thi thể của chồng bà. Họ tan nát cõi lòng khi nhìn thấy thi thể tàn tạ, biến dạng của ông. Đầu ông sưng ụ, bụng chướng, mặt bầm tím, hai tay nắm chặt như thể đang đấu tranh.

Con gái của ông Trịnh chất vấn những cai tù, “Các người bảo cha tôi chết vì bệnh tật. Tại sao trên người ông ấy không có một chút vết tích nào của việc chữa trị, thậm chí là một lỗ kim? Hồ sơ bệnh án cho biết lúc cha tôi vào bệnh viện vào sáng ngày 19, ông hoàn toàn tỉnh táo. Thế mà các người lại báo cho chúng tôi là ông đã chết.” Cai tù không còn lời nào để bào chữa. Họ tiến hành hỏa táng thi thể ông Trịnh mà không cần sự đồng ý của gia đình ông.

Rõ ràng là những người cai tù này đã sát hại những người vô tội không chút e dè.

Phải chăng trường hợp của ông Trịnh là trường hợp cá biệt? Không. Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, vô số học viên Pháp Luân Công bị bắt, bỏ tù, tra tấn bất hợp pháp, thậm chí bị thu hoạch nội tạng khi họ vẫn còn sống. Hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đã được xác nhận là bị tra tấn dã man cho đến chết.

Anh Phạm Học Quân, 30 tuổi, cư dân phố Vi Hà, quận Hoàng Cô, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Anh chết tại nhà tù Hoa Tử ở thành phố Liêu Dương, tỉnh Liêu Ninh, vào ngày 12 tháng 9 năm 2004. Những người chứng kiến ​​thi thể anh cho biết hộp sọ của anh bị khoét vào, có một lỗ ở lưng và một vết cắt dài trên đùi anh. Sau đó, người thân của anh tiết lộ rằng anh bị mổ cướp nội tạng trong khi vẫn còn sống, sau đó bị giết chết.

Ông Tiêu Hồng Mô đến từ thành phố Quảng Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, bị tra tấn dã man tại Nhà tù Đức Dương tỉnh Tứ Xuyên. Vào ngày 25 tháng 7 năm 2009, ông bị tiêm một loại thuốc không rõ chủng loại, khiến ông bất tỉnh và mất kiểm soát. Ông bị đưa đến Bệnh viện Cảnh sát Đa khoa tỉnh Tứ Xuyên ở thành phố Thành Đô vào ngày 27 tháng 7 năm 2009, và chết ở đó vào giữa tháng 3 năm 2010, ở tuổi 47.

Có gần 5.000 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết đã được xác minh. Có câu nói rằng mạng người là trân quý nhất. Cán bộ hành pháp nước nào được phép giết người tùy tiện? Cảnh sát và cai tù Trung Quốc dám giết các học viên đều chỉ vì Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, đã phát động cuộc bức hại và ra lệnh “giết không tha”, và “đánh chết được tính là tự sát”.

ĐCSTQ chà đạp luật pháp và vi phạm nhân quyền

ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công suốt 22 năm qua mà không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào. Hành vi quấy rối, bắt giữ, giam giữ và kết án các học viên Pháp Luân Công của chúng vi phạm pháp luật. Một số thẩm phán của ĐCSTQ công khai nói, “Chúng tôi nói về chính trị nhưng không nói về luật.” ĐCSTQ vi phạm nhân quyền và giết người vô tội.

Tra tấn và ngược đãi

Theo các bằng chứng về cuộc bức hại được báo cáo trên trang Minh Huệ, các học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn dã man. Một số hình thức tra tấn thân thể các học viên phổ biến nhất là đánh đập, sốc điện bằng dùi cui điện, bức thực, phơi mình dưới cái nóng gay gắt hoặc giá rét thấu xương, cưỡng bức phá thai, hãm hiếp, làm bỏng, nhốt trong lồng nhỏ, còng tay trong thời gian dài và tiêm thuốc gây nguy hiểm. Còn rất rất nhiều hình thức tra tấn nữa; có đến hơn 100 hình thức tra tấn được ghi nhận. Các học viên Pháp Luân Công còn bị cưỡng bức thu hoạch nội tạng, lao động nô lệ và ngược đãi tinh thần dưới hình thức tẩy não.

Tiêm thuốc không rõ nguồn gốc

ĐCSTQ cưỡng chế tiêm thuốc, gồm cả thuốc tâm thần, một cách đại trà nhằm ép các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của họ. Ngay cả các bệnh viện tâm thần cũng tham gia vào cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công với hình thức bức thực, tiêm thuốc và sốc điện.

Trại Lao động Nữ Bạch Mã Lũng ở tỉnh Hồ Nam là một trong những trại lao động bức hại tàn nhẫn các học viên Pháp Luân Công bằng thuốc. Nhiều học viên không chịu từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công bị giao cho các bác sỹ trong bệnh xá của trại lao động. Họ bị cưỡng chế tiêm một lượng lớn Thorazine, một loại thuốc an thần mạnh được sử dụng để điều trị bệnh nhân tâm thần, khiến hàng trăm học viên bị mất trí nhớ và khả năng nhận thức. Một số bị tê liệt toàn thân, một số suy sụp tinh thần sau khi tiêm, và một số tử vong trên đường về nhà.

Thu hoạch nội tạng sống

Thu hoạch nội tạng sống là “một tội ác chưa từng có trên hành tinh này” và Giang Trạch Dân là đạo diễn chính cho bộ phim tàn bạo này. Bất chấp lời kêu gọi của những người có chính nghĩa và chính phủ trên khắp thế giới, nạn thu hoạch nội tạng sống vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay, dù đã bị phơi bày ra thế giới từ tháng 3 năm 2006.

Những sự thật này đủ để thế giới thấy được bản chất hủy diệt của ĐCSTQ. Nó hãm hại người tốt một cách vô nguyên tắc, hoàn toàn vô nhân tính.

Thiên lý không đổi

ĐCSTQ tự cho nó quyền thế tối thượng, coi thường luật pháp và vi phạm mọi thủ tục pháp lý trong cuộc bức hại Pháp Luân Công. Tuy nhiên, trong văn hóa phương Tây và Trung Quốc đều tin vào thiện ác hữu báo, ai cũng không thoát được.

Trang web Minh Huệ đưa tin về những trường hợp quả báo của hơn 20.000 quan chức ĐCSTQ vì tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công. Do thông tin bị kiểm soát gắt gao, nhiều trường hợp vẫn chưa được báo cáo.

Nhiều kẻ hành ác đã nhận quả báo đều là cán bộ của Phòng 610, cơ quan hành pháp, viện kiểm sát, tòa án và ủy ban chính trị và pháp luật.

Môn Chấn Lượng, Giám đốc Phòng 610 ở thị trấn Cao Kiều, huyện Nghi Thủy, tỉnh Sơn Đông, bị xuất huyết não vào ngày 16 tháng 5 năm 2021 và qua đời vào chiều ngày 27 tháng 5. Từ tháng 7 năm 1999, Môn đã tích cực tham gia cuộc bức hại Pháp Luân Công. Nhiều học viên Pháp Luân Công địa phương bị bỏ tù và lục soát nhà theo chỉ thị của Môn.

Đỗ Phượng Tường là trưởng ban xét xử của Tòa án quận Khai Lỗ ở Nội Mông. Khi còn đương nhiệm, ông ta ngạo mạn và công khai nói rằng ông ta có thể tùy ý kết án các học viên Pháp Luân Công. Sau đó, ông ta bị ung thư và đột ngột qua đời vào năm 2018.

Trần Ái Đảng, từng làm việc cho Cục Công an Huyện Kiến Xương ở tỉnh Liêu Ninh, đã tích cực tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công để được tiền thưởng và thăng chức. Trong nhiệm kỳ làm trưởng đồn cảnh sát ở thị trấn Đầu Đạo, Anh Tử, huyện Kiến Xương, ông ta đã chỉ đạo bắt giữ một số học viên Pháp Luân Công. Ngày 24 tháng 5 năm 2012, Trần bị đau tim và qua đời ngay sau đó.

Bài viết này chỉ nêu một vài trường hợp quả báo như vậy như một lời nhắn nhủ về luật nhân quả cho những người phạm điều sai trái. Nhiều người bức hại Pháp Luân Công bị quả báo dưới hình thức như chết vì đột nhiên mắc bệnh hoặc tai nạn giao thông. Mặc dù các trường hợp tử vong có thể là ngẫu nhiên, nhưng nhiều học viên Pháp Luân Công tin rằng việc các quan chức tham gia vào cuộc bức hại là một nguyên nhân chính dẫn đến cái chết bất ngờ của họ.

Trang Minghui.org đăng một thông báo vào cuối tháng 5 năm 2019, kêu gọi các học viên Pháp Luân Công “lập tức thu thập, tổng hợp và gửi cho Minghui.org thông tin về thủ phạm, người nhà và tài sản của họ, để định danh và xác minh danh tính.” Việc thu thập danh sách này nhằm mục đích chấm dứt cuộc bức hại, gìn giữ những điều tốt đẹp và bảo vệ công lý.

Kể từ đó, trang Minghui.org duy trì việc đăng danh sách các thủ phạm tham gia cuộc bức hại Pháp Luân Công. Danh sách này được đăng trên một trang web có liên kết với trang Minh Huệ, gồm tổng cộng 105.580 thông tin cá nhân của thủ phạm và tội ác đã gây ra đối với các học viên Pháp Luân Công.

Cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 22 năm của ĐCSTQ bị cộng đồng quốc tế lên án rộng rãi. Các quan chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (DOS) đã thắt chặt việc xét duyệt thị thực đối với những các thủ phạm nhân quyền. Họ có thể từ chối cấp thị thực cho những người vi phạm nhân quyền và những người bức hại tín ngưỡng tôn giáo. Dư Huy, Giám đốc Phòng 610 ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, và gia đình ruột thịt của ông ta, đã bị từ chối nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Còn nhiều thủ phạm của cuộc bức hại Pháp Luân Công có thể bị từ chối cấp thị thực hoặc nhập cảnh.

Cuộc bức hại tàn khốc của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công là tội ác diệt chủng và chống lại nhân loại. Phán quyết cuối cùng là ĐCSTQ sẽ sớm diệt vong. Các học viên Pháp Luân Công trân quý sinh mệnh và chân thành hy vọng những thủ phạm còn tham gia vào cuộc bức hại sẽ sớm nhận ra bài học từ những trường hợp này.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/22/428314.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/23/194224.html

Đăng ngày 29-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share