Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Vương quốc Anh

[MINH HUỆ 19-07-2021] Hôm 18 tháng 7 vừa qua, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức mít-tinh trên Quảng trường Quốc hội đối diện Tòa nhà Quốc hội ở London. Họ đã trình diễn các bài công pháp và nói với mọi người về cuộc bức hại kéo dài 22 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Các học viên đọc những bức thư ủng hộ của các quan chức đắc cử. Đồng thời, họ cũng tổ chức các hoạt động tại Bảo tàng Anh, ở khu phố Tàu, và trên Quảng trường St.Martin để nâng cao nhận thức và phản đối cuộc bức hại.

bf08b67e188598de8f55ac65ab391230.jpg

Mít-tinh tại Quảng trường Quốc hội đối diện Tòa nhà Quốc hội ở Luân Đôn hôm 18 tháng 7. Các học viên cầm di ảnh của các đồng tu bị ĐCSTQ tra tấn đến chết. Hai chữ phía trước có nghĩa là tưởng niệm.

8e57ffff7bcfd6ef04f57fb818a29dc6.jpg7e1cd314b03be2a4d28e8bc4f8ce67e0.jpgb96bb5e5efbab6a21c50f6731b1c3e87.jpg

Các học viên trình diễn các bài công pháp

c4d54c619e3655adfac9bb56f76e1e8b.jpg

Các học viên nhỏ tham gia luyện công tập thể

90e5f24a97a5c1e13b732837fd41f044.jpg

Tái hiện các phương thức tra tấn của ĐCSTQ

Các học viên đã trình diễn các bài công pháp, trưng bày các bức di ảnh tưởng niệm, dựng bảng thông tin và tái hiện các phương thức tra tấn của ĐCSTQ. Các hoạt động đã thu hút sự chú ý của người qua đường, và nhiều người đã dừng lại để tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp và ký bản kiến nghị chấm dứt cuộc bức hại.

b7cbc57dac6ad383d46939376afa1161.jpg28d990a0a0304fdbeae7a717e24ff495.jpgf95aa33b6d2630f45d3b9f4b5073e6bd.jpg21a84c06407d388c88f5a7d148dc11c6.jpg

Người dân ký bản kiến nghị chấm dứt cuộc bức hại

Sự ủng hộ từ các quan chức đắc cử

Trong lễ mít-tinh, các học viên đã đọc một số bức thư ủng hộ của các quan chức đắc cử. Nghị sỹ Wera Hobhouse đã viết: “Chân-Thiện-Nhẫn là phương thuốc giải đối với sự đàn áp của ĐCSTQ, và tôi tán dương Pháp Luân Công đã đứng lên vì những nguyên lý này.”

Nam tước Cox, một thành viên độc lập của Hạ viện, đã viết: “Chúng ta có mặt tại lễ mít-tinh này để tưởng nhớ hàng triệu học viên Pháp Luân Công đang tiếp tục phải chịu bức hại từ chính quyền cộng sản Trung Quốc chỉ vì đức tin của họ.“

“Tôi thực sự quan ngại trước những gì các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc phải gánh chịu, và tôi rất tôn trọng Pháp Luân Công.”

“Thật tiếc là tôi không thể có mặt cùng các bạn ngày hôm nay, nhưng các bạn hãy nhớ rằng tôi luôn sát cánh cùng các bạn trong hành trình tìm kiếm tự do để thực hành đức tin của các bạn ở Trung Quốc.”

Bị giam giữ và tra tấn trong Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia

dd08702a9b74d6fab4b92ca7cd702cdc.jpg

Bà Lý Dũng thuật lại việc bà bị tra tấn bằng bức thực trong khi bị giam giữ trong Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia

Bà Lý Dũng đến từ Trung Quốc và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào ngày 1 tháng 5 năm 1995. Bà đã chia sẻ những gì bản thân đã trải qua khi thỉnh nguyện ở Trung Quốc: “Vào ngày 23 tháng 12 năm 1999, hai hoặc ba đồng tu cùng tôi đã đến Quảng trường Thiên An Môn với các biểu ngữ để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp.“

“Sau khi chúng tôi đến Quảng trường Thiên An Môn, khi tôi chưa kịp hô xong câu ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ thì bị cảnh sát giữ lại. Tôi bị áp giải đến một đồn cảnh sát. Sau đó tôi bị giam trong Đồn Cảnh sát Long Sơn và bị cấm ngủ trong tám ngày. Ở đó, hai người giữ cho tôi tỉnh bằng cách véo chân tôi.”

“Sau đó, tôi bị giam trong Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia. Khi tôi tuyệt thực để phản đối việc bức hại, tôi đã bị bức thực hai lần một ngày. Lỗ mũi bên trái của tôi bị tổn thương nghiêm trọng do bị bức thực nên sau đó các lính canh đã nhét ống bức thực vào lỗ mũi bên phải của tôi.“

“Một hôm, sau khi bức thực, một lính canh đã không rút ống ra. Anh ta hỏi tôi liệu tôi có tiếp tục tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không. Tôi gật đầu. Anh ta đẩy ống vào sâu hơn. Tôi phản kháng lại. Bởi vì tôi đã học y khoa, tôi biết tôi có thể chết nếu anh ta tiếp tục đẩy ống vào sâu hơn. Anh ta dừng lại và nói rằng anh ta sẽ không rút nó ra nữa. Sau đó, tôi đã xoay sở để tự rút ống ra, và máu vương khắp nơi.”

“Sau đó tôi bị đưa đến trại tạm giam thành phố. Vì tôi không còn có thể tự chăm sóc bản thân nữa nên trại tạm giam đã từ chối nhận tôi. Tôi đã được thả tại ngoại trong thời gian chờ xét xử.”

Không thể gặp cha mẹ trong 22 năm

d568a64c462409c6c89ebad112126fc8.jpg

Học viên Vu Minh Huệ

Cô Vu Minh Huệ, 34 tuổi, bị chia cắt khỏi cha mẹ khi cô mới 12 tuổi. Cha và mẹ của cô lần lượt bị kết án 15 năm và 11 năm tù vì đức tin vào Pháp Luân Đại Pháp. Họ bị tra tấn tàn khốc.

Cô Vu phát biểu: “Năm 2016, cha tôi được trả tự do. Cuối cùng cha mẹ tôi cũng được đoàn tụ sau 17 năm xa cách. Ngày cha ra tù, tôi rất vui vì được nói chuyện điện thoại với cha mẹ. Tôi đã nghĩ rằng tôi đã lại có gia đình một lần nữa.“

“Thế nhưng, những ngày tốt đẹp không kéo dài. Chúng tôi phát hiện điện thoại đã bị nghe trộm. Có một tiếng vọng trên điện thoại. Đôi khi tôi có thể nghe thấy một giọng nói khác và thậm chí một người khác nói chuyện với tôi. Điều này giống như một tiếng còi của cảnh sát, nhắc chúng tôi rằng cha mẹ tôi vẫn đang bị giám sát. Cuộc bức hại vẫn diễn ra. Một giờ sau khi tôi nói chuyện với cha mẹ, họ đã biến mất.”

“Trước Giáng sinh năm ngoái, mẹ tôi Vương My Hồng một lần nữa bị bắt giữ phi pháp. Sau khi bị tạm giam trong năm tháng, bà bị kết án bốn năm tù.“

“Cơn ác mộng 22 năm vẫn tiếp diễn. Tôi không biết khi nào cuộc bức hại sẽ kết thúc, và khi nào gia đình tôi có thể sống như những người bình thường. Nhưng tôi cũng cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng, bởi vì, giống như các học viên Đại Pháp khác, cha mẹ tôi có một đức tin vững chắc giúp họ kiên trì.”

Người dân ký bản kiến nghị lên án cuộc bức hại

Nhiều người qua đường đã dừng lại để xem, nhận tờ rơi và ký bản kiến nghị để phản đối cuộc bức hại.

Một cặp vợ chồng trẻ đang đi bộ ngang qua đã dừng lại để trò chuyện với một học viên. Sau khi biết về cuộc bức hại và bản kiến nghị, họ nói họ sẽ ký nhưng không phải trên giấy. Họ lấy điện thoại di động ra để quét mã QR và ký trực tuyến.

e79f4d9fbe44b17674b8819bada698b4.jpg

Bà Nicola

Khi bà Nicola đi ngang qua các sự kiện, bà đã không do dự ký bản kiến nghị. Bà nói: “Tôi biết Pháp Luân Đại Pháp đang bị bức hại ở Trung Quốc. Chị dâu tôi là người Tây Tạng, vì vậy tôi biết những gì đang xảy ra ở Trung Quốc.”

Khi bà Mary Kaina đi ngang qua, bà đã bị thu hút sâu sắc. Bà giơ điện thoại di động lên để quay video các học viên đang luyện các bài công pháp, rồi đi xung quanh đó.

Khi một học viên đến gần, bà đã hỏi một số câu hỏi và tiếp tục ghi âm. “Bạn có thể cho tôi biết Pháp Luân Công là gì không? Tại sao ĐCSTQ lại bức hại môn này? Đó có phải là một nhóm chính trị không? Chân-Thiện-Nhẫn là tốt, nhưng không dễ thực hiện. Các bạn đã thực hiện như thế nào?”

Người học viên đã trả lời tất cả các câu hỏi của bà. Bà quay video trong khoảng mười phút và nói: “Tôi sẽ tải video này lên mạng để mọi người có thể xem”. Bà đã ký bản kiến nghị và nói: “Chân-Thiện-Nhẫn thật quá tốt!”

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/19/428385.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/22/194197.html

Đăng ngày 28-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share