Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại London
[MINH HUỆ 23-07-2020] Ngày 20 tháng 7 năm 2020, các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở London đã tổ chức một số hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp kéo dài 21 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Các quan chức chính phủ, các chuyên gia và nhiều người đã đến để bày tỏ sự ủng hộ của họ trong các hoạt động, bao gồm hoạt động kháng nghị ôn hòa, lễ thắp nến tưởng niệm tại Đại sứ quán Trung Quốc và hội nghị trực tuyến với tiêu đề: “Nhận thức về Đảng Cộng sản Trung Quốc: Bài học cho một thế giới tự do”.
Kháng nghị, luyện công tập thể và thắp nến tưởng niệm tại Đại sứ quán Trung Quốc
Các học viên đã tổ chức kháng nghị ôn hòa trên vỉa hè đối diện Đại sứ quán Trung Quốc vào ngày 20 tháng 7. Họ đã duy trì việc kháng nghị này liên tục 24 giờ tất cả các ngày trong tuần tại Đại sứ quán Trung Quốc trong 18 năm qua.
Lễ thắp nến tưởng niệm tại Đại sứ quán Trung Quốc vào buổi tối
Việc kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc đã duy trì liên tục trong 18 năm. Vào ngày 20 tháng 7, thêm nhiều học viên đã tham gia kháng nghị, và do tình hình đại dịch virus corona, các học viên đã chia thành các nhóm nhỏ để tuân thủ yêu cầu giãn cách xã hội của chính phủ.
Khi hoàng hôn lặng lẽ buông xuống tại London, các học viên đã tổ chức lễ thắp nến tưởng niệm để tưởng nhớ các học viên đã qua đời trong cuộc bức hại.
Cô Hiểu Đồng nhẹ nhàng nâng ngọn nến trên tay, và nghĩ về Trung Quốc, nơi mẹ cô vẫn đang phải chịu án tù ba năm rưỡi vì mang theo tờ rơi Pháp Luân Đại Pháp.
Bên cạnh cô là Minh Huệ, cha cô vừa được ra tù sau 15 năm vì đã căng một biểu ngữ với thông điệp “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Minh Huệ đã gọi điện cho ông nhiều lần nhưng hiếm khi có thể nói chuyện với ông mà không bị cắt ngang bởi sự kiểm duyệt của ĐCSTQ.
Cô Danilla quay video cảnh kháng nghị bằng điện thoại để chia sẻ với bạn bè trên mạng xã hội của mình
Cô Danilla sống gần Đại sứ quán Trung Quốc, và cô thấy các học viên kháng nghị ở đó hàng ngày. Cô phát biểu: “Một cuộc kháng nghị ôn hòa trong 21 năm! Điều đó thật đáng kinh ngạc, và tôi khâm phục các bạn. Chúng ta phải cho nhiều người hơn nữa biết đến. Điều đó rất quan trọng!“
Cô Danilla đọc các bảng thông tin và ký vào bản kiến nghị nhằm chấm dứt cuộc bức hại. Cô nói thêm: “Cuộc bức hại này là hoàn toàn sai trái! Những người công tâm nên ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp, ngăn chặn cuộc bức hại và ngăn chặn việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng!”
Học viên Yulia (bên phải)
Cô Yulia bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công cách đây ba năm. Cô muốn cho thế giới biết đến vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp, cũng như sự tàn bạo của ĐCSTQ. Cô thấy buồn khi thấy chính quyền cộng sản Trung Quốc đã tẩy não nhiều thế hệ người Trung Quốc, nhưng cô cũng vui khi thấy nhiều người đã nhận ra sự nguy hiểm khi đứng về phía ĐCSTQ.
Các chuyên gia vạch trần bản chất tà ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Hội nghị trực tuyến: “Nhận thức về Đảng Cộng sản Trung Quốc: Bài học cho một thế giới tự do”
Ngày 20 tháng 7, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Vương quốc Anh cũng đã tổ chức một hội nghị trực tuyến. Hội nghị do bà Rosemary Byfield, đại diện của Hiệp hội chủ trì. Trong bài phát biểu khai mạc, bà Rosemary Byfield đã nói về cuộc bức hại có hệ thống đối với Pháp Luân Công và những hình thức tra tấn vô nhân đạo mà các học viên đã phải chịu đựng trong suốt 21 năm qua. Bà đã giới thiệu một ấn phẩm mới của Minh Huệ: Cuộc bức hại Pháp Luân Công 20 năm ở Trung Quốc.
Bốn khách mời phát biểu tại hội nghị gồm có: Luật sư nhân quyền quốc tế David Matas; cựu Giám đốc cao cấp về Kế hoạch Chiến lược, Hội đồng An ninh Quốc gia, Robert Spalding; đồng sáng lập và phó Chủ tịch Ủy ban nhân quyền của Đảng Bảo thủ Vương quốc Anh và là người sáng lập của Hong Kong Watch Benedict Rogers; và nhà bình luận kiêm doanh nhân Hồng Kông Elmer Gongyi Yuen.
Từ những bằng chứng thu thập được trong các cuộc điều tra từ năm 2006 về tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc, ông David Matas đã nhắc khán giả rằng tội ác của ĐCSTQ là không có giới hạn và việc che đậy của nó là có hệ thống. Ông lưu ý rằng ĐCSTQ đã mở rộng cuộc bức hại và áp bức ra cả nước ngoài, một minh chứng rất quan trọng để cộng đồng quốc tế nhìn nhận và chống lại nó.
Các quan chức đắc cử ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp
Nghị sỹ Jim Shannon đã phát biểu tại Quốc hội, hối thúc chính phủ chú ý đến cuộc bức hại đang diễn ra đối với Pháp Luân Đại Pháp. Trong phần trả lời của mình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Raab cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về vấn đề này.
Vào ngày 18 tháng 7 năm 2020, 606 nhà lập pháp từ 30 quốc gia đã ký một tuyên bố chung lên án cuộc bức hại “có hệ thống và tàn bạo” kéo dài 21 năm đối với môn tu luyện ôn hòa Pháp Luân Công, và kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc lập tức chấm dứt cuộc bức hại.
26 nghị sỹ Anh đã ký vào tuyên bố này, gồm có Thượng Nghị sỹ Alton của Liverpool; Thượng Nghị sỹ Rt. Hon Lord Hunt của Kings Heath; Nghị sỹ Fiona Bruce; Nghị sỹ Kate Osamor; Nghị sỹ Henry Smith; và nhiều nghị sỹ khác.
Vào ngày 20 tháng 7, Liên minh Nghị viện về Trung Quốc (IPAC) đã đưa ra một tuyên bố Nhân kỷ niệm 21 năm cuộc bức hại Pháp Luân Công, trong đó có nêu: “Chúng tôi nhắc nhở thế giới về những tội ác mà các học viên tiếp tục phải chịu đựng, và hối thúc thế giới đứng lên và lên tiếng để chấm dứt những áp bức như vậy, chấm dứt việc miễn trừng phạt các thủ phạm, và vì công lý, trách nhiệm, nhân quyền và nhân phẩm cho tất cả người dân Trung Quốc.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/23/409457.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/30/186102.html
Đăng ngày 10-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.