Bài viết của phóng viên Minh Huệ thường trú tại Úc

[MINH HUỆ 24-07-2020] Ngày 20 tháng 7 năm nay ghi dấu 21 năm từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại trên toàn quốc đối với Pháp Luân Công, một môn tu luyện ôn hòa theo trường phái Phật gia dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Để tưởng niệm sự kiện này, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Úc đã tổ chức một cuộc mít-tinh trực tuyến kêu gọi “Chấm dứt 21 năm bức hại Pháp Luân Công” vào hôm 20 tháng 7 năm 2020.

Các Thượng nghị sỹ Liên bang, thành viên của Nghị viện, thành viên Hội đồng Lập pháp Tiểu bang, luật sư, giáo sư, lãnh đạo các nhóm tư vấn chính sách, các nhà lãnh đạo cộng đồng và các nhà hoạt động nhân quyền đã phát biểu qua hội nghị trực tuyến. Năm quan chức đắc cử đã gửi thư hoặc video được ghi hình trước đó. Gần 300 khán giả đã theo dõi trực tiếp cuộc mít-tinh này.

f86b55b4d21023ab2d40d57a88be5af6.jpg

Các quan chức đắc cử tham gia cuộc mít tinh trực tuyến. (hàng trên, từ trái sang phải) ông Eric Abetz, Thượng nghị sỹ Đảng Tự do bang Tasmania, bà Concetta Fierravanti-Wells, Thượng nghị sỹ Đảng Tự do bang New South Wales (NSW), và bà Janet Rice, Thượng nghị sỹ bang Victoria; (hàng giữa) ông Adam Bandt, nghị sỹ liên bang của bang Victoria, đồng thời là Lãnh đạo của Đảng Xanh Úc, ông Tim Wilson, nghị sỹ của bang Victoria, ông Alex Antic, Thượng nghị sỹ của bang Nam Úc, và ông George Christensen, nghị sỹ bang Queensland; (hàng dưới) ông Fred Nile, thành viên Hội đồng Lập pháp bang New South Wales và lãnh đạo của Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo, ông Bernie Finn, thành viên Hội đồng Lập pháp bang Victoria, ông Edward O’Donohue, thành viên Hội đồng Lập pháp bang Victoria, và ông Robin Scott MLC, thành viên Hội đồng Lập pháp bang Tây Úc.

Các quan chức đắc cử đã lên tiếng phản đối hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại kéo dài 21 năm. Họ khen ngợi lòng can đảm và sự kiên trì của các học viên Pháp Luân Công khi đối mặt với cuộc bức hại của ĐCSTQ. Sau đây là trích đoạn các bài phát biểu.

Thượng nghị sỹ bang Tasmania: Sự bền bỉ của các học viên Pháp Luân Công đã truyền cảm hứng

18b43bf3f1033903bd8141492104f932.jpg

Ông Eric Abetz, Thượng nghị sỹ Đảng Tự do bang Tasmania, đăng một bức ảnh và thông tin về buổi mít tinh trực tuyến trên trang Facebook của mình.

Thượng nghị sỹ Eric Abetz là một trong những người đầu tiên ký vào bản tuyên bố chung kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công được công bố trực tuyến hồi tháng 7 vừa qua. Hiện có hơn 600 quan chức đắc cử ở 30 quốc gia đã ký vào bản tuyên bố, được đăng trên trang web của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp.

Ông phát biểu trong buổi mít-tinh trực tuyến: “Buổi mít-tinh hôm nay là một lễ tưởng niệm nhằm tưởng nhớ những nạn nhân đã và đang phải chịu sự tàn bạo của một chế độ độc tài cộng sản, mà vấn đề về nhân quyền là điều cần được nói đến tại các hội nghị quốc tế, chứ không chỉ trong nước.”

Ông nói tự do tín ngưỡng là một quyền cơ bản, và các xã hội dân sự cần tôn trọng và duy trì những quyền tự do này.

“Vậy nên, không có gì đáng ngạc nhiên khi hôm nay các nghị sỹ đến từ tất cả các đảng phái ở Úc phối hợp cùng các học viên Pháp Luân Công để giúp đỡ những học viên đang phải chịu đựng bức hại tàn bạo dưới bàn tay của chế độ độc tài Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

“21 năm bức hại và tàn bạo thật kinh hoàng. Nhưng chúng ta phải đối mặt với nó bởi trong khi chúng ta phát biểu tại cuộc mít-tinh trực tuyến ngày hôm nay, các học viên Pháp Luân Công vẫn đang phải chịu đựng. Họ bị tước quyền tự do, gia đình thân quyến của họ bị đe dọa, và họ bị giết hại phi pháp như giết người để lấy nội tạng do nhà nước hậu thuẫn.”

Ông cảm ơn Tòa án Trung Quốc do Ngài Jeffery Nice QC đứng đầu đã xác nhận hành vi thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ do nhà nước hậu thuẫn. Ông kêu gọi hành động nhằm chấm dứt sự tàn bạo này.

“Sau 21 năm chịu sự bức hại tàn ác có hệ thống và kéo dài này, chứng kiến ý chí và quyết tâm của các học viên Pháp Luân Công là điều rất được khích lệ. Ý chí kiên cường của những người khi đối mặt với sự bức hại thật đáng kinh ngạc. Trách nhiệm của những người may mắn được hưởng các quyền tự do cơ bản là phải sát cánh cùng với những người bị bức hại và can đảm trợ giúp họ.”

“Chúng ta cần phải lên tiếng. Chúng ta cần phải hành động. Chúng ta cần phải làm chế độ cho độc tài cộng sản Trung Quốc xấu hổ nhằm chấm dứt sự đàn áp tôn giáo và tất cả các hành vi man rợ với mục đích dập tắt việc thực hành tín ngưỡng ở Trung Quốc, và tất nhiên, bao gồm cả các học viên Pháp Luân Công.“

“Tự do cuối cùng sẽ chiến thắng. Dù là chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản hay các chế độ độc tài và áp bức khác, tự do sẽ chiến thắng vì nó phải chiến thắng. Các bạn hãy yên tâm, các bạn sẽ sớm nhận được tin tức từ các đồng nghiệp của tôi, tôi sẽ cùng các bạn chứng kiến cuộc chiến giành tự do này cho đến phút cuối cùng.”

1be56e0f3497953f536eb49b75a4424d.jpg

Bà Concetta Fierravanti-Wells, Thượng nghị sỹ Đảng Tự do bang New South Wales (NSW)

Thượng nghị sỹ Fierravanti-Wells cho biết bà đã luôn lo ngại trước thực tế là các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại và thậm chí bị thu hoạch nội tạng sống chỉ vì đức tin của họ.

Trong các bài phát biểu tại Nghị viện, bà đã nhiều lần nêu và lên án hành vi coi thường nhân quyền vì lợi ích thương mại và liên tục cảnh báo các đồng nghiệp của mình về hậu quả của việc nhượng bộ trước ĐCSTQ.

Thượng nghị sỹ Fierravanti-Wells cho biết chế độ ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về đại dịch virus corona.

Bà nói: “Người dân Úc sẽ không chấp nhận việc kinh doanh bình thường với Đảng Cộng sản Trung Quốc.” Bà chỉ ra rằng những người từ mọi thành phần xã hội ở Úc nhận thức rõ hơn về tội ác của ĐCSTQ hơn bao giờ hết. Bà cho hay, hiện tại, hơn bao giờ hết, chúng ta cần duy trì một thái độ kiên quyết và mạnh mẽ trong việc lên án ĐCSTQ.

Thượng nghị sỹ bang Victoria: Hợp nhất lực lượng công lý nhằm chống lại ĐCSTQ

9a076de45d0a5739ace01bbfbfd74fc6.jpg

Thượng nghị sỹ Janet Rice

Thượng nghị sỹ Janet Rice cảm ơn những người tổ chức cuộc mít-tinh trực tuyến nhằm ghi dấu 21 năm ngày ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công. Bà quan tâm đến tình trạng nhân quyền của các học viên Pháp Luân Công bởi vì sự đối xử tàn nhẫn mà các học viên phải chịu ở Trung Quốc là điều mà mọi người ở thế giới tự do nên chú trọng.

Bà cho biết ngay cả khi dịch bệnh bùng phát và mọi người đều bị cách ly ở nhà, chúng ta nên nghĩ đến các học viên Pháp Luân Công, những người khốn khổ hơn chúng ta rất nhiều. Thượng nghị sỹ Rice là người công khai lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công từ năm 2006.

“Là con người mà nói, những gì đang xảy ra khiến điều này quan trọng đối với chúng tôi. Không quan trọng là nó cách hàng nghìn km bên kia đại dương. Không quan trọng là tôi chưa từng đến Trung Quốc. Nhưng là con người, những gì đang diễn ra ở Trung Quốc quan trọng đối với chúng tôi và trách nhiệm của chúng tôi là phải tiếp cận và làm mọi điều chúng tôi có thể vì công lý,” bà nói.

Bà cho hay bà cũng muốn chúc mừng các học viên Pháp Luân Công vì sự kiên trì và giữ vững đức tin của họ trong 21 năm qua. Các học viên đã thể hiện giá trị nổi tiếng Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công.

Bà cho biết có nhiều bằng chứng cho thấy những hành vi tàn bạo của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công vẫn tiếp tục xảy ra ở Trung Quốc.

Thượng nghị sỹ Rice nhận thấy người dân Trung Quốc rất xuất sắc và cuộc bức hại người Trung Quốc của chế độ ĐCSTQ là quá dài. ĐCSTQ cho rằng nó có quyền lực và bắt nạt những người khác trên khắp thế giới.

Bà cho biết: “Chúng tôi không thể để tình trạng này tiếp tục. Chúng tôi biết ở Úc rất khó để nhận ra chúng tôi có đủ sức mạnh để thực sự đứng lên chống lại chính quyền cộng sản Trung Quốc hay không, nhưng chúng tôi phải làm điều đó khi cộng tác với những người hoạt động dân chủ và công lý trên khắp thế giới. Chúng ta phải tiếp tục kiên trì và làm việc cùng nhau cho đến khi đạt được công lý.”

04fd75b18ff03e8e1983c73ef6fc68cf.jpg

Ông Adam Bandt, nghị sỹ của bang Victoria, đồng thời là Lãnh đạo Đảng Xanh Úc

e2fe1afd8ec6686f60586b4308798559.jpg

Thư từ nghị sỹ Adam Bandt

Ông viết trong thư: “Đảng Xanh Úc kiên quyết thúc đẩy và ủng hộ nhân quyền trên khắp thế giới. Các cuộc tấn công nhân quyền xảy ra ở bất cứ nơi đâu đều là tấn công vào nhân loại chung của chúng ta.”

“Chúng tôi đặc biệt lên án cuộc bức hại đang diễn ra đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp, việc này cũng cần được Chính phủ Úc thừa nhận và lên án.”

“Sự nhất quán và không thay đổi trong các nỗ lực ngoại giao và các cuộc điều tra độc lập về vi phạm nhân quyền nên là ưu tiên hàng đầu cho mối quan hệ hiện nay của Canberra với Bắc Kinh.”

4c3392fd95cae16be8f650bec7798548.jpg

Thượng nghị sỹ Alex Antic gửi một tuyên bố qua video lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ.

Ông Alex Antic, Thượng nghị sỹ của bang Nam Úc đã gửi một tuyên bố qua video và vieo này đã được phát tại cuộc mít-tinh trực tuyến. Thượng nghị sỹ Antic cũng đã ký vào bản tuyên bố chung kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Ông cho biết, trong mấy tháng gần đây, cộng đồng quốc tế đã nhận thức rõ hơn về các hành vi của ĐCSTQ. Ông hy vọng áp lực từ cộng đồng quốc tế sẽ buộc ĐCSTQ phải tuân theo pháp quyền và trả tự do cho các học viên Pháp Luân Công cùng các tù nhân lương tâm khác.

935109ee330cf38771fa31ba9581fe55.jpg

Nghị sỹ George Christensen

Ông George Christensen, nghị sỹ bang Queensland phát biểu rằng nước Úc có tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng và tự do hội họp. Những giá trị phổ quát này thuộc về tất cả mọi người, kể cả người dân Trung Quốc.

“Nếu các vị không tuân thủ những giá trị đó, thì về cơ bản các vị không phải là một chính phủ hợp pháp. Mà các vị là một đám lưu manh, và chúng tôi biết Đảng Cộng sản Trung Quốc là một đám lưu manh. Họ không thích Pháp Luân Công; Họ không thích tín đồ Cơ Đốc giáo; Họ không thích Phật tử; Họ không thích người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.”

“Điều đó có một số lý do. Một nửa trong số họ bị bức hại là bởi vì tất cả những người đó đều giữ đức tin có sức mạnh lớn hơn, sức mạnh lớn hơn Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ sẽ không chấp nhận điều đó và đó là lý do tại sao lại có cuộc bức hại những người có đức tin, bao gồm cả các học viên Pháp Luân Công.“

“Có vô số hành vi tàn bạo đến từ Trung Quốc, vô số hành vi đi ngược trật tự thế giới và khá tà ác đến từ Trung Quốc đã được nói trước đây: áp bức Hồng Kông, vi phạm chủ quyền ở Biển Đông, thậm chí các hành động nhắm vào nước Úc như hack hệ thống máy tính và những hành động tương tự khác.”

Ông tin rằng đã đến lúc phải hành động chống lại ĐCSTQ, chẳng hạn như thông qua Đạo luật Magnitsky ở Úc để xử phạt các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và các quan chức Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế và nhân quyền.

c1e64ddf4594bc6727e9e46e7fc93fe0.jpg

Ông Tim Wilson, Nghị sỹ của bang Victoria

2e273461e232d90bb35a5b79bf300f9f.jpg

Thư của Nghị sỹ Tim Wilson

Ông Tim Wilson, Nghị sỹ của bang Victoria đã viết một bức thư để tưởng nhớ 21 năm các học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại ở Trung Quốc.

Trong thư, Nghị sỹ Wilson nêu rõ: “Đối với một chính phủ gây dựng tên tuổi bằng cách đàn áp những người có tư tưởng tự do và cưỡng bức bá quyền văn hóa, cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ là khắc nghiệt nhất.”

“Tất cả người Trung Quốc đáng được tự do thực hành tín ngưỡng mà không bị bắt bớ tùy tiện, tra tấn và mất mạng. Các quyền tự do về tín ngưỡng và tư tưởng không được chính phủ Trung Quốc cho phép – nhưng chúng là quyền đương nhiên đối với mỗi người và do đó không thể chỉ trích.”

“Tôi nhấn mạnh lại sự ủng hộ của tôi đối với quyền tự do tập luyện mà không bị phân biệt đối xử của cộng đồng Pháp Luân Công và lên án những nỗ lực tàn bạo của ĐCSTQ nhằm ‘tiêu diệt’ đức tin của họ.”

Thành viên Hội đồng Lập pháp bang NSW: Các học viên Pháp Luân Công đấu tranh cho quyền tự do của người dân Trung Quốc

48d774953e76b5de9aeed22a75cef214.jpg

Ông Fred Nile, thành viên Hội đồng Lập pháp bang New South Wales

Ông Fred Nile, thành viên Hội đồng Lập pháp bang New South Wales, đặt câu hỏi trong bài phát biểu của mình tại buổi mít-tinh: “Điều gì đang xảy ra với công dân Trung Quốc bởi chính chính phủ của họ?. Đưa các học viên vào tù, bắt họ lao động khổ sai, và thực hiện ghép tạng lấy từ những người đang sống khiến họ phải chết – giết hại chính công dân của họ để lấy nội tạng.”

Ông nói rằng ông ủng hộ cộng đồng Pháp Luân Công và những gì họ làm. Ông khích lệ các học viên Pháp Luân Công kiên trì và không bỏ cuộc. Ông nói các học viên Pháp Luân Công đang đấu tranh cho quyền tự do của người dân Trung Quốc.

4381e5673a84d24b721d5ecf14cd074d.jpg

Ông Bernie Finn, thành viên Hội đồng Lập pháp bang Victoria

Ông Bernie Finn, thành viên Hội đồng Lập pháp bang Victoria, đã phát biểu trong buổi mít-tinh trực tuyến nhằm lên án cuộc bức hại và nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ.

Ông Finn nói: “Chính phủ Trung Quốc tiếp tục cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công và rất nhiều người khác trên khắp Trung Quốc. Đó là điều mà không ai trong chúng ta có thể ngồi yên đó và cho phép xảy ra. Tôi muốn những người đấu tranh cho quyền tự do ở Trung Quốc biết rằng tôi đứng về phía họ. Tất nhiên là tôi muốn các bạn, các học viên Pháp Luân Công, biết rằng tôi nhất định sát cánh cùng các bạn.”

ce4dee2f5cf6d8e7e128b5beee34840a.jpg

Ông Edward O’Donohue, thành viên Hội đồng Lập pháp bang Victoria, kêu gọi “Trung Quốc tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế của mình, tôn trọng đức tin của người dân, tôn trọng các quyền tự do và tự do cá nhân.”

af45d9285a2be6659fd17c6ea352a9be.jpg

Ông Robin Scott MLC, thành viên của Hội đồng Lập pháp bang Tây Úc.

Trong bài phát biểu qua video của mình, ông Robin David Scott MLC, thành viên Hội đồng Lập pháp bang Tây Úc, đã khen ngợi các học viên vì sự kiên trì chống lại cuộc bức hại của họ và lên án sự tàn bạo của ĐCSTQ.

Ông Scott cho biết: “ĐCSTQ coi Đại Pháp là một mối đe dọa đối với hệ tư tưởng của đảng cộng sản, và họ đã đe dọa để phá hủy buổi mít-tinh ôn hòa này. Ngay cả ở thành phố Perth đây, ĐCSTQ, được đại diện bởi tổng lãnh sự quán, cũng đang cố gắng ngăn chặn các hoạt động do các học viên Đại Pháp tổ chức. Và nó luôn thể hiện quyền lực của nó.“

“Chính phủ Trung Quốc đang sử dụng các trại lao động để thực hiện các hành vi vi phạm nhân quyền kinh hoàng như cưỡng bức lao động, tra tấn, hành quyết và thu hoạch nội tạng. Chúng ta phải tiếp tục chiến đấu. Dù chỉ có thể cứu được một mạng người cũng là đáng giá. Tôi muốn chúc mừng tất cả các bạn vì đã tiếp tục cuộc đấu tranh này.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/24/409533.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/2/186146.html

Đăng ngày 18-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share