Bài viết của các học viên Pháp Luân Công ở Áo, Bỉ và Ý

[MINH HUỆ 23-07-2020] Pháp Luân Công là môn tu luyện dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Nhưng do sự phổ biến và các giá trị truyền thống của môn tu luyện này mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bức hại các học viên Pháp Luân Công kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, đến nay đã kéo dài 21 năm.

Hơn 4.500 học viên Pháp Luân Công được xác nhận đã bị mất đi sinh mạng vì cuộc bức hại, tuy vậy, con số thực tế có thể còn cao hơn gấp nhiều lần. Hàng trăm ngàn học viên đã bị giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức, bị tra tấn về cả thể xác lẫn tinh thần và thậm chí còn bị giết hại để lấy nội tạng.

Hàng năm, vào khoảng những ngày xung quanh ngày 20 tháng 7, ngày bắt đầu cuộc bức hại, các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới thường tổ chức nhiều hoạt động tưởng niệm sự kiện này, nhằm nâng cao nhận thức về tình hình ở Trung Quốc. Các cựu quan chức và các quan chức đương nhiệm, các nghị sỹ, các ủy viên của các cơ quan lập pháp nhà nước và nhiều quan chức cao cấp khác đã công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công và lên án cuộc bức hại. Dưới đây là những báo cáo từ Áo, Bỉ và Ý.

Các quan chức đắc cử ở Áo ủng hộ Pháp Luân Công

Trong thời gian từ ngày 18 tới ngày 21 tháng 7, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một chuỗi các sự kiện để ghi dấu 21 năm phản bức hại. Sáu quan chức đã gửi thư ủng hộ tới các học viên Pháp Luân Công và lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ. Một ủy viên hội đồng thành phố Vienna đã phát biểu tại sự kiện ngày 21 tháng 7.

Các học viên đã tổ chức mít tinh trước Quảng trường Stephansplatz vào ngày 18 tháng 7 và thắp nến tưởng niệm ở trước Cột Tưởng niệm Cái chết đen nổi tiếng trên phố Graben để tưởng nhớ những học viên đã qua đời trong cuộc bức hại. Họ cũng tổ chức mít tinh và thắp nến tưởng niệm trong suốt 24 giờ trước Đại sứ quán Trung Quốc vào ngày 20 tháng 7.

Sự ủng hộ của các Ủy viên Hội đồng Quốc gia và Ủy viên Hội đồng thành phố Vienna

4ff026befa343653171b9244a6bfe609.jpg

Tiến sỹ Gudrun Kugler, Ủy viên hội đồng Quốc gia

“ĐCSTQ vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng và có hệ thống đối với các học viên Pháp Luân Công”, Tiến sỹ Gudrun Kugler, Ủy viên Hội đồng Quốc gia (MNC) đã viết trong thư.

“Vì vậy, chúng ta cần phối hợp để chấm dứt cuộc bức hại tàn khốc này. Tôi rất lấy làm vui khi được ủng hộ người dân trong việc phản đối tội ác thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ, và vì vậy vào ngày 23 tháng 6, tôi đã đệ trình một dự luật lên Ủy ban Nhân quyền. Dự luật này đã được tất cả các đảng ủng hộ và thông qua”.

d9998fac4e4c754c6b1553856ead132e.jpg

Tiến sỹ Ewa Ernst-Dziedzic, Ủy viên Hội đồng Quốc gia và Ủy ban Nhân quyền

Tiến sỹ Ewa Ernst-Dziedzic, Ủy viên Hội đồng Quốc gia và Ủy ban Nhân quyền đã viết: “Các bạn có thể yên tâm rằng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ các bạn đạt được mục tiêu chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp vô nhân đạo này. Tôi sẽ không ngừng nhắc nhở các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng Hiệp ước Quốc tế về các Quyền Chính trị và Dân sự cũng sẽ áp dụng đối với các quốc gia độc tài”.

91083c4c16a809396ae8743f581b516b.jpg

Bà MNC Petra Bayr, phát ngôn viên về vấn đề phát triển toàn cầu

Bà MNC Petra Bayr, phát ngôn viên về phát triển toàn cầu đã viết: “Tự do văn hóa và tín ngưỡng là các quyền con người. Tự do ngôn luận cũng như vậy. Nhân quyền được áp dụng phổ biến đối với tất cả mọi người và không có ngoại lệ, mỗi quốc gia đều phải tôn trọng”.

a38bb07f82c8f218a1d5798ab7aefe2f.jpg

Ông MNC Faika El-Nagashi, phát ngôn viên về vấn đề xã hội dân sự

Ông NC Faika El-Nagashi, phát ngôn viên về vấn đề xã hội dân sự đã viết: “Những vi phạm nhân quyền trên thế giới là có tính hệ thống. Mục đích là để duy trì quyền lực, dập tắt sự chỉ trích thông qua sợ hãi, và ngăn chặn những thay đổi của hệ thống. Tình hình nhân quyền ở Trung Quốc đang rất đáng lo ngại- điều này đã được ghi nhận một cách toàn diện trong những năm qua”.

f486676e0016170695e89a26ffb0391f.jpg

MNC Petra Wimmer, phát ngôn viên của Đảng Xã hội Dân chủ về các vấn đề gia đình

MNC Petra Wimmer, phát ngôn viên của Đảng Xã hội Dân chủ về các vấn đề gia đình đã viết: “Tôi gửi lời chia buồn tới thân nhân của những học viên Pháp Luân Đại Pháp đã bị thiệt mạng trong khi bị tra tấn, bị cầm tù, giam giữ trong các trại tập trung hoặc trong hoạt động buôn bán nội tạng bất hợp pháp. Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế có thể đánh thức sự chú ý của người dân đối với vấn đề này, qua đó gia tăng áp lực với chính quyền Trung Quốc để ngăn chặn cuộc bức hại này”.

ee2583180ad244972809e7893acf205b.jpg

Ông Christoph Wiederkehr, Ủy viên Hội đồng thành phố Vienna, trong thư đã lên án cuộc bức hại

c616d21fee7f8eac8ba048c9f0651a57.jpg

Hungerländer, Ủy viên hội đồng Thành phố Vienna, phát biểu tại sự kiện 22 tháng 7

Công chúng ủng hộ nỗ lực của các học viên nhằm chấm dứt cuộc bức hại

Các học viên Pháp Luân Công đã biểu diễn các bài công pháp, thu thập chữ ký thỉnh nguyện và tái hiện lại tội ác thu hoạch nội tạng sống do chính quyền cộng sản Trung Quốc hậu thuẫn nhằm đề cao nhận thức về tội ác tàn bạo này.

“Điều này thật điên rồ! Tôi không thể nghĩ rằng những việc như vậy lại có thể xảy ra”, một người đàn ông đến từ Hungary nói về tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ. Ông nói rằng ông sẽ giúp nhiều người hơn nữa biết về tội ác này.

9a4ca40879c509295619ce59cd66b2ad.jpg

Tái hiện lại tội ác thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của ĐCSTQ

de9cccb951e3a4c127af363e0b2e5268.jpg

1da285b03636ae0a9dce94c62277b067.jpg

Trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Công

c9063df8807797ee3d7b399da6c97b30.jpg

Các hoạt động của các học viên thu hút sự chú ý của người qua đường

cadb1e5d7f265659fa737dfde6b12ab6.jpg

Ký tên vào bản kiến nghị phản đối cuộc bức hại

8f5890a9cbebdaf080554fabf9302541.jpg

Một học viên phát biểu trước Đại sứ quán Trung Quốc

Các sự kiện ở Bỉ

Các học viên đã tổ chức nhiều hoạt động phản bức hại ở Brussels vào ngày 16 tháng 7. Hơn 600 cựu Nghị sỹ cùng các Nghị sỹ đương nhiệm và các thành viên của cơ quan lập pháp nhà nước đến từ 36 quốc gia đã ký một bản tuyên bố chung lên án cuộc bức hại.

Một số quan chức của Bỉ cũng đồng ký tên, gồm có Nghị sỹ Nghị viện Châu Âu của Bỉ Petra De Sutter, các Thượng nghị sỹ của Nghị viện Bỉ: Mark Demesmaeker, Bert Anciaux, và Freya Perdaens, các Nghị sỹ thuộc Hạ viện: Michael Freilich, Tom Van Grieken, và Nahima Lanjri.

7b2daa42f25b7a5089811cce60a14a14.jpg

04e516716df454b9829428784e8456fa.jpg

145836cf9cbf66e6a7864b186156cbe1.jpg

Các học viên trò chuyện với khách bộ hành về Pháp Luân Công và cuộc bức hại trước Nghị viện Châu Âu

Một học viên đại diện cho Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Bỉ đã nói về việc chính phủ Bỉ đang trợ giúp các học viên như thế nào: “Thượng viện Bỉ đã thông qua Nghị quyết 162 lên án tội ác thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công và các dân tộc thiểu số của ĐCSTQ”.

Một người đàn ông tên Joel cho biết: “Tôi là một người Do Thái. Tôi nghĩ không ai nên bị bức hại vì tín ngưỡng hay vì một lối sống nào đó. Điều đó là không đúng. Tôi có một vài người bạn đến từ Tây Tạng, Trung Quốc, và ở đó có bức hại.

“Vấn đề đối với Trung Quốc đó là bạn không biết điều gì đang diễn ra ở đó do sự kiểm duyệt thông tin của ĐCSTQ. Đó là lý do tại sao nhiều người ở Châu Âu không biết gì về cuộc bức hại ở Trung Quốc. Cuộc bức hại này không nên diễn ra”.

Các học viên đã tổ chức kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc vào buổi chiều cùng ngày.

09a98cb8ebeb5e837c4f7909f3ebe76a.jpg

cae19ee33b9de21b4b505b0bb10a7d7a.jpg

Các học viên kháng nghị trước Đại sứ quán Trung Quốc

Sự ủng hộ của các quan chức cao cấp của Ý

Các học viên Pháp Luâ Công đã kháng nghị trước Đại sứ quán Trung Quốc và Quảng trường Montecitorio bên cạnh Hạ Nghị viện Ý vào các ngày 20 và 21 tháng 7.

Một số Nghị sỹ đã tham dự sự kiện ngày 21 tháng 7. Bên cạnh đó, 24 Nghị sỹ của Nghị viện Ý và nhiều quan chức cao cấp khác đã ký một bản tuyên bố chung với hơn 600 quan chức cao cấp ở hơn 30 quốc gia.

Ông Lucio Malan, Thượng Nghị sỹ của Forza Italia và đồng chủ tịch của Liên minh Liên Nghị viện về Trung Quốc, cho biết: “Hành động khủng bố cực đoan sử dụng nội tạng con người để buôn bán thật không thể tin được, thực sự khủng khiếp và thậm chí cũng thật khó có thể nói ra được. Nhưng chúng ta phải tìm hiểu về nó bởi vì sự thật này có thể giúp chúng ta hiểu ra rằng một chính quyền nếu không có sự tôn trọng người dân thì có thể làm bất cứ điều cực đoan nào”.

Cùng tham dự mít tinh còn có ông Giulio Maria Terzi di Sant’Agata, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ý, Nhà ngoại giao cao cấp và Chủ tịch của Ủy ban Toàn cầu về Quy định Pháp luật (GCRL). Cũng như một số cựu Nghị sỹ và Nghị sỹ đương nhiệm khác, ông cũng lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Báo cáo liên quan bằng tiếng Trung:

https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/24/409513.html

https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/26/409629.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/23/409470.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/3/186173.html

Đăng ngày 19-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share