Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp người phương Tây

[MINH HUỆ 06-07-2021] Kính chào Sư phụ từ bi vĩ đại! Chào các bạn đồng tu!

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2013, mấy năm sau thì tham gia công việc điều phối một phiên bản ngôn ngữ của Minh Huệ. Tôi muốn chia sẻ những khảo nghiệm mà mình đã gặp trên con đường tu luyện cũng như thể ngộ về những điều đó.

Đột phá trạng thái học Pháp không thấy được Pháp lý cao hơn

Tôi đã tu luyện mấy năm, cảm thấy mấy năm này rất dài, vì khi tôi bắt đầu tu luyện, tôi chưa bao giờ nghĩ mình có thể kiên trì trong thời gian lâu như vậy, ở đây tôi rất cảm kích sự gia trì và khích lệ của Sư phụ. Sau đó, theo năm tháng tu luyện ngày càng dài, có một giai đoạn tôi cảm thấy mặc dù mình đang đọc “Chuyển Pháp Luân” nhưng không thấy được Pháp lý cao hơn. Việc học Pháp đối với tôi mà nói, dường như trở thành bài tập về nhà phải làm hàng ngày, và tôi chỉ đọc câu chữ bề mặt mà không thấy được nội hàm thâm sâu hơn.

Tôi biết trạng thái này không đúng. Tôi rất muốn đột phá nhưng làm thế nào cũng không đột phá được. Một lần, khi tôi lại suy nghĩ về vấn đề này, một đoạn Pháp trong quyển “Chuyển Pháp Luân” bỗng nhiên xuất hiện trong đầu não tôi.

Sư phụ giảng:

“Như vậy chúng ta phàm khi luyện công chưa xung qua quan được, khí không xuống, [thì] chúng ta hãy thử tìm nguyên nhân ở tâm tính, có phải là vướng ở tầng ấy một thời gian lâu quá không; cần phải thực sự đề cao tâm tính! Khi chư vị thực sự đề cao tâm tính, chư vị sẽ thấy nó có thể xuống. Chư vị chỉ một mực nhấn mạnh vào biến hoá công của bản thân mình mà không nhấn mạnh vào chuyển biến tâm tính của mình; nó có thể đang đợi tâm tính chư vị đề cao, [rồi] mới phát sinh biến đổi toàn diện được.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ rằng, chỉ khi đề cao tâm tính mới có thể đề cao toàn bộ. Tôi biết bỏ đi tâm chấp trước là nội dung chủ yếu trong tu luyện của chúng ta. Vậy vì sao tôi không có thể ngộ sâu hơn khi đọc “Chuyển Pháp Luân”, vì sao tôi không thể nhìn thấy Pháp lý sâu hơn? Chỉ có một đáp án, đó chính là tôi ngộ ở một tầng thứ trong thời gian quá lâu. Hoặc nói cách khác, trên thực tế, căn bản là tại tầng thứ đó tôi không tu bỏ đi chấp trước vốn nên bỏ?

Vậy điều gì đã chướng ngại tôi, khiến bản thân không ý thức ra được chấp trước vẫn chưa bỏ ấy? Tôi nhớ khi mình mới bắt đầu tu luyện, bản thân tràn đầy nhiệt huyết tu luyện. Khi ấy tôi không ngừng phát hiện ra tâm chấp trước của bản thân, nỗ lực trừ bỏ chúng, sau đó liên tục đề cao trong tu luyện. Nhưng, thuận theo năm tháng trôi qua, tôi ngày càng khó nhận ra tâm chấp trước của bản thân.

Khi tôi hướng nội tìm, muốn tìm ra điều gì đã dẫn đến trạng thái này, thì tôi ý thức được mình đã dưỡng thành nhận thức sai lầm này trong vô thức. Chủng quan niệm này âm thầm sinh ra, nên rất khó cảnh giác. Tôi ngộ rằng chủng quan niệm này chính là sự ngạo mạn.

Kiểu ngạo mạn này hình thành như thế nào? Thuận theo năm tháng tu luyện, tôi nghĩ rằng mình không còn chấp trước lớn nữa, do đó khi gặp một số khảo nghiệm, tôi đã không tìm tâm chấp trước ẩn giấu phía sau khiến mình động tâm. Vì vậy tôi cảm thấy nếu mình tìm ra tâm chấp trước, thì chẳng phải thừa nhận rằng trước đây mình đã không hướng nội tìm hay sao? Nói cách khác, chẳng phải những năm qua tu cũng như không hay sao? Vậy nên tôi cứ dừng mãi ở một tầng thứ, không thể phát hiện ra chấp trước mà mình nên vứt bỏ trong tầng thứ này.

Tôi nhận ra rằng đôi khi một người tu luyện cần khiêm tốn và khiêm nhường hơn, sau nhiều năm tu luyện như vậy, vẫn có thể hướng nội tìm, tìm thấy thiếu sót và chấp trước của bản thân. Tôi hy vọng thể ngộ này có thể giúp bản thân thăng hoa trong tu luyện, để bản thân có thể nhìn thấy được Pháp lý cao hơn trong khi học Pháp.

Bỏ đi chấp trước vào thời gian

Từ khi tôi bắt đầu tu luyện, tôi luôn cảm thấy “sắp kết thúc” rồi. Thực chất, cảm giác này đã có trước khi tôi tu luyện, nó theo tôi như hình với bóng trong suốt những năm tu luyện. Đôi khi cảm giác này có tác dụng thúc đẩy, nhưng đôi khi lại tạo thành chướng ngại trên con đường tu luyện của tôi.

Sư phụ giảng:

“Sư phụ giảng những điều này là bảo mọi người rằng, hôm nay chúng ta đã đến bước cuối cùng rồi. Tôi có thể nói minh xác với chư vị rằng, an bài từ đầu của Sư phụ chính là năm nay kết thúc bức hại, (mọi người vỗ tay nhiệt liệt) trước sau 20 năm. Tuy cuối cùng cựu thế lực nhúng tay làm thay đổi một số việc, nhưng than trong lò đều hết rồi, sức lửa ấy cũng không đủ nữa, nên việc này cũng sắp kết thúc rồi; vì thế mọi người càng phải làm cho tốt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019)

Khi tôi nghe Sư phụ giảng như vậy, cảm giác sắp kết thúc ấy càng mãnh liệt hơn nữa. Cảm giác này bắt đầu hình thành một chủng chấp trước, hơn nữa bắt đầu gây nên những phiền phức trên con đường giảng chân tướng và tu luyện của tôi.

Không lâu sau Pháp hội, Minh Huệ Net công bố quyển sách mới“Báo cáo Minh Huệ: Cuộc bức hại Pháp Luân Công 20 năm ở Trung Quốc”bản tiếng Anh. Nhóm biên dịch chúng tôi quyết định dịch báo cáo này sang ngôn ngữ nước chúng tôi. Do tôi cảm thấy sắp kết thúc nên quyết định dịch báo cáo này càng sớm càng tốt.

Kiểu chấp trước thời gian này khiến công việc biên tập của tôi vừa vội vàng vừa hời hợt. Vì vậy đã không chú ý đến một số tiểu tiết. Chúng tôi rất nhanh hoàn tất việc biên dịch và biên tập, cũng rất nhanh chuẩn bị in ấn. Khi đó, một vị đồng tu hỏi tôi liệu có cần cô ấy giúp hiệu đính lại một lần nữa không, tôi nói không cần vì chúng tôi sắp in luôn rồi.

Để in báo cáo này thành sách, tôi cần tìm một số đồng tu muốn tài trợ in. Tôi đã hỏi riêng hai đồng tu thường hỗ trợ quỹ cho hạng mục của chúng tôi, nhưng tôi đã không nhận được câu trả lời trong một thời gian dài. Điều này thật lạ, vì họ thường trả lời rất nhanh. Thời điểm đó tôi cảm thấy rất dày vò vì báo cáo đã chuẩn bị để in rồi, nhưng tài trợ chưa có nên không thể in được. Tôi nghĩ, tiếc là mình không có nhiều tiền, nếu không thì mình có thể tự in.

Trong thời gian này, tôi bắt đầu giúp biên tập cho hạng mục truyền thông khác. Tôi vốn cho rằng mình có năng lực biên tập rất tốt, nhưng sau khi được huấn luyện, tôi mới nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều điều cần học hỏi. Tôi thấy mình khá hời hợt trong việc kiểm tra văn bản, không đủ chú ý đến tiểu tiết.

Sau đó tôi đọc một bài chia sẻ trên Minh Huệ với tiêu đề “Đừng chấp vào dự ngôn, đừng tăng thêm hối hận không cần thiết”, bài viết này đã khiến tôi bỏ đi những chấp trước vào thời gian ở một mức độ nhất định. Bình thường tôi thích đọc các bài dự ngôn, cũng thích đọc các bài chia sẻ của đồng tu về thời gian kết thúc Chính Pháp. Trong bài viết “Đừng chấp vào dự ngôn, đừng tăng thêm hối hận không cần thiết” đề cập đến phát biểu của một đồng tu khác nhìn thấy một số điều liên quan đến Chính Pháp có thể kết thúc vào một ngày nào đó.

Sau khi đọc xong bài viết này, tôi cảm thấy Chính Pháp kết thúc vào thời gian nào đã không còn quan trọng nữa. Ngoài ra, tôi thấy mình cũng không còn chấp trước vào thời gian, có thể sinh sống bình thường trên thế giới này rồi. Tâm tôi đã bình tĩnh lại. Nhiều dự ngôn như vậy, nhưng tất cả dự đoán đều không chuẩn xác, có thể một số dự ngôn sẽ trở thành sự thật, cũng có thể không. Điều này đã không còn quan trọng, vì tôi cảm thấy mình đã không còn chấp trước vào thời gian giống như trước đây.

Lúc này, một vị đồng tu nói với tôi rằng, cô ấy nghĩ nên kiểm tra lại báo cáo Minh Huệ ấy một lần nữa. Và tôi đã đồng ý. Tôi nghĩ, nếu chúng ta muốn thức tỉnh lương tri của những nhân vật quan trọng trong giới tinh anh nơi xã hội này, chúng ta nên gửi đến họ một báo cáo chất lượng cao. Thật trùng hợp, khi tôi đồng ý biên tập lại báo cáo này, rất nhanh sau đó, một vị đồng tu thường giúp tài trợ cho hạng mục chúng tôi đã liên lạc với tôi, nói rằng anh ấy có quỹ để in báo cáo Minh Huệ rồi. Tôi rất vui khi nghe, nhưng tôi trả lời rằng muốn đợi thêm một thời gian, vì tôi cần dùng kỹ năng biên tập đã nâng cao của mình để kiểm tra lại toàn diện báo cáo một lần nữa.

Đầu tiên phải bảo đảm tu luyện và luyện công

Từ khi bắt đầu tu luyện, mỗi ngày tôi không thể luyện một mạch từ đầu tới cuối hết năm bài công pháp. Tôi luôn coi việc giảng chân tướng quan trọng hơn luyện công. Về sau, cách nghĩ này phát triển thành kết quả là, nếu tôi luyện công vượt quá một giờ, liền cảm thấy bản thân đang lãng phí thời gian, và thời gian này dùng để giảng chân tướng thì tốt hơn.

Trong tâm tôi hiểu rằng trạng thái này không đúng, nhưng chỉ nói thôi chứ không thể đột phá. Tôi không biết tại sao mình cứ mãi không thể đột phá. Tôi cho rằng, nếu Pháp Luân đang luyện chúng ta, sau khi chúng ta nâng cao tâm tính, thì đức sẽ diễn hóa trở thành công, vậy vì sao còn cần luyện công mỗi ngày? Mỗi ngày luyện công không tới hai giờ đồng hồ, như vậy sẽ không đủ gia cường cơ chế này phải không? Với suy nghĩ như vậy, sáng sớm tôi thà dùng nhiều thời gian hơn để dịch và làm những việc giảng chân tướng khác, chứ không luyện hoàn tất năm bài công pháp.

Sư phụ giảng:

“Tôi nghĩ rằng, làm một người tu luyện, chư vị vẫn là nên đặt Đại Pháp ở vị trí số một, nhưng chư vị cũng cần làm tốt công tác của chư vị, chư vị cần tận sức làm cho tốt, còn nói về thu xếp thế nào, cụ thể ấy thì vẫn cần tự chư vị an bài. Chư vị nói ‘tôi quá bận rồi nên không đọc sách nữa’, thế cũng bằng như không tu nữa, ‘tôi chính là hoàn toàn ở trong công tác rồi’, vậy chư vị chính là người thường rồi. Chỉ là thu xếp chưa tốt quan hệ này thôi sao? Vậy chư vị hãy an bài cho tốt, đây là việc rất đơn giản. Thực ra trong «Chuyển Pháp Luân» tôi đã giảng rất rõ ràng rồi. Học Pháp cho tốt, trong tu luyện tuyệt sẽ không ảnh hưởng chư vị gì cả, trái lại làm công tác hay học tập sẽ chỉ mất một nửa công sức mà được gấp đôi.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Từ đoạn Pháp này, tôi hiểu rằng học Pháp có thể giúp người tu luyện làm được sự bán công bội, mất một nửa công sức mà được gấp đôi. Tôi cũng hiểu điều này bao gồm cả luyện công, vì luyện công cũng là một bộ phận tổ thành trong tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Chỉ khi chúng ta ưu tiên đặt việc trở thành người tu luyện chân chính ở vị trí thứ nhất, chúng ta mới có thể mang lại kết quả tốt đẹp cho công việc hạng mục Đại Pháp, mới có thể cứu độ chúng sinh. Nếu không, sức tác động trong công việc của chúng ta sẽ thấp, và chúng ta dễ bị can nhiễu hơn, cuối cùng tất cả những gì chúng ta làm sẽ không đạt được hiệu quả to lớn trong việc cứu độ chúng sinh.

Hiện nay tôi vẫn khó thực hiện được việc luyện hết năm bài công pháp, vì tôi vẫn chưa hoàn toàn bỏ được chấp trước vào lối nghĩ muốn làm nhiều việc. Ngoài ra, thỉnh thoảng tôi cũng còn lười. Nhưng có đoạn thời gian tôi từng kiên trì luyện công nhiều hơn mỗi ngày. Lúc ấy tôi cảm thấy tâm mình tĩnh hơn, khả năng chú ý tập trung hơn, tinh lực tràn đầy hơn, và khi làm việc cũng sáng tạo hơn. Tất cả những điều này đều giúp cho hạng mục giảng chân tướng được tốt đẹp hơn. Chưa kể sau khi luyện công, tôi phát hiện mình càng có thể nhận rõ ra đằng sau khảo nghiệm là nhân tố gì đang khởi tác dụng, và những khảo nghiệm này đang nhắm vào chấp trước căn bản nào, mà điều này rất tốt cho việc tu luyện của bản thân.

Tầng thứ hữu hạn, có chỗ nào không phù hợp với Pháp, mong từ bi chỉ chính.

Cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!

(Bài chia sẻ tại Pháp hội Minh Huệ Net 2021)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/6/【明慧法会】在工作中修炼提高-在提高中做好工作-427780.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/7/193983.html

Đăng ngày 18-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share