Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Washington DC, Mỹ

[MINH HUỆ 21-06-2021] Kính chào Sư phụ tôn kính! Chào các bạn đồng tu!

Năm 2013, khi tôi ở Thái Lan đã tham gia hạng mục truyền thông Tân Đường Nhân, khi ấy tôi rất vui, nghĩ rằng vừa làm ký giả hoặc biên tập viết bài chứng thực Pháp đồng thời cứu độ chúng sinh, còn có thể nổi tiếng. Mỗi ngày tôi viết hai bài báo và tự cảm thấy hài lòng. Làm việc một thời gian, tôi nói với đồng tu xung quanh về bút danh của mình, sau khi vị đồng tu này tìm thấy bài báo tôi viết trên trang web Tân Đường Nhân thì khen ngợi, còn nói kể từ nay nhìn tôi với cặp mắt khác. Biểu hiện bề ngoài của tôi khiêm tốn nhưng thực chất trong tâm rất hiu hiu tự đắc, thường âm thầm vui sướng.

Trải qua một tháng, biên tập nói với tôi rằng, tiêu chuẩn văn phong của tôi đề cao rất chậm, không phù hợp làm biên tập, muốn tôi làm hiệu đính và sửa lỗi, đợi đến khi đề cao thì quay lại viết bài. Lúc này tôi không ngộ rằng tâm chấp trước của mình đã ảnh hưởng đến đề cao, còn bị dẫn động bởi tâm chấp trước vào sự căm phẫn bất bình và tâm oán hận, nên nghĩ trước tiên mình nén lòng vì công việc, đợi một thời gian nữa thì quay lại vị trí cũ. Khi ấy, mặc dù mỗi ngày làm công việc chỉnh sửa, đăng bài, nhưng không lúc nào không nghĩ đến việc thông qua biện pháp nào đó để quay lại làm biên tập.

Cuối cùng đến một ngày nọ, người điều phối gặp tôi, đầu tiên biểu dương thái độ làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm của tôi, sau đó hỏi tôi có muốn đảm nhận công việc ghi nhận phản hồi của khách hàng trong một khu vực hay không. Mặc dù lúc này tôi nghĩ đến Pháp mà Sư phụ giảng:

“Quyết không phải vì người này soạn bài, người khác biên tập, người kia phiên dịch, người khác thường xuyên xuất hiện trên kênh thông tin, hoặc vì sự đặc thù của công tác của họ, [thì] uy đức của họ lớn [hơn]. Tất cả đệ tử Đại Pháp tham gia vào làm kênh thông tấn này, bất kể chư vị làm hạng mục nào, thì đều như nhau.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi IX)

Nhưng tôi bị tâm chấp trước mạnh mẽ dẫn động không thể thoát ra được, cảm thấy bản thân cách vị trí biên tập ngày càng xa, mất đi tâm nhẫn nại tiếp tục làm việc ở Tân Đường Nhân. Tôi tìm một lý do đường hoàng để nói với người điều phối rằng mình không làm ở đây nữa. Người điều phối không nỡ để tôi rời đi, cô ấy bảo tôi suy nghĩ lại, qua một khoảng thời gian nữa hãy nói về việc xin nghỉ này. Nửa tháng sau, người điều phối gặp tôi, hỏi tôi suy nghĩ thế nào rồi, nếu nghĩ thông rồi thì bắt đầu làm việc. Tôi đã khéo léo từ chối, và khăng khăng rời đi.

Không lâu sau, người điều phối chịu trách nhiệm về nhân sự của một hạng mục khác đã tìm gặp tôi đề nghị tôi làm biên tập, đây quả là hợp ý tôi, cảm thấy vui mừng vì bản thân muốn gì được nấy. Lúc đầu, tôi làm tin tức thời sự, sau đó tôi làm tin tức thời sự Trung Quốc, vì vậy các bài báo của tôi thường xuất hiện trên các tiêu đề, và tỷ lệ nhấp chuột tăng lên đáng kể. Tôi bắt đầu nỗ lực làm việc để xuất hiện trên các tiêu đề. Sau đó các bài báo tôi viết thường đăng trên trang Động Thái Net, tỷ lệ nhấp chuột càng cao hơn. Nhìn thấy thứ hạng trên bảng xếp hạng truyền thông xã hội hàng tuần, trong tâm tôi có một cảm giác thỏa mãn sau những thành công này.

Năm 2014, được tổng biên tập giới thiệu, tôi đã tham gia nhóm văn hóa Thần truyền. Đặc biệt là mảng lịch sử 5.000 năm đã tác động rất lớn đến tôi. Tôi cảm thấy hầu hết lời ăn tiếng nói và cử chỉ hành vi của bản thân đều có mang yếu tố văn hóa đảng. Các vị minh quân, hiền thần và những bậc hiền đức trong lịch sử đều lưu cấp lại cho người đời sau nhân lễ nghĩa trí tín, và truyền thống Trung Hoa ấy vẫn tiếp tục trong tổ tiên của chúng ta, khí phách của những chí sĩ nhân ái đó siêu thoát khỏi đạo đức cao trong thế tục… Tôi bắt đầu xem kỹ lại tu luyện của mình, kinh nghiệm làm việc ở Tân Đường Nhân như một cái gai khắc trong tim, mọi lúc nhắc nhở tôi về sự thiếu sót trong tu luyện.

Sư phụ giảng:

“Có một số học viên, họ không chiểu theo yêu cầu tâm tính mà làm, chỉ luyện động tác không tu tâm tính; họ không thể được xem là người luyện công.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Đoạn Pháp này của Sư phụ có tác động rất lớn đến tôi, đối chiếu bản thân, ngay cả là người luyện công cũng chưa làm được, còn có thể theo Sư phụ về nhà chăng? Tôi nhận thức ra tính nghiêm khắc của vấn đề, bắt đầu chú trọng đặt công phu vào tu tâm tính. Đầu tiên, trong từng lời nói, từng hành động của bản thân, tôi đối chiếu với Pháp để quy chính bản thân, bắt đầu từ từng ý từng niệm, đồng thời quy chính cơ điểm làm việc, không bỏ qua bất cứ niệm nào âm thầm phản ánh trong não. Dần dần tôi có thể bình tĩnh vượt một số quan, trong tâm thái bình hòa mà vượt qua được một số quan và khó khăn đã quấy nhiễu tôi trong nhiều năm. Tôi không còn thở ngắn than dài nữa, không còn kiểu suốt ngày nhìn người khác không thuận mắt nữa, mà âm thầm mừng cho những điểm mạnh của đồng tu, vui vẻ câu thông với người khác. Tâm tật đố trong tôi cũng không còn mạnh nữa, dường như tìm lại được cảm giác tu luyện như thuở ban đầu.

Vào tháng 6 năm 2019, khi tôi tham gia hạng mục truyền thông Epoch Times Hồng Kông, và ngạc nhiên phát hiện rằng, nhiệm vụ của tôi lại là phối hợp làm hiệu đính và chỉnh sửa, tôi cảm thấy đây là cơ hội Sư phụ cấp cho mình. Vì để thích ứng với việc hiệu đính chữ phồn thể, tôi đã thỉnh sách “Chuyển Pháp Luân” phồn thể, hàng ngày khi tôi lên mạng, học Pháp và đọc mọi thứ đều chuyển đổi toàn bộ sang chữ phồn thể, đặt công phu vào kỹ năng cơ bản này. Tiêu chuẩn hiệu đính cũng được đề cao lúc nào không hay. Đặc biệt là vào tháng 5 năm 2020 này, vì nhân viên không đủ, mỗi ngày tôi làm việc ít nhất 10 tiếng, hơn nữa thường làm bảy ngày một tuần. Tôi cảm thấy mình đã lãng phí quá nhiều thời gian trước đây, và Sư phụ đã ban cho tôi cơ hội bù đắp tổn thất.

Một năm qua, tôi làm đủ mọi việc hiệu đính: từ các tệp thoại, phiên bản in và các bài báo trực tuyến v.v.. Bây giờ chỉ cần tôi tiến nhập vào trạng thái, một số chữ cần chỉnh sửa thường tự động lộ lên, dường như chúng rất muốn được chỉnh sửa gấp, rất sợ bị sót lại, khi tôi sửa bài, cũng đồng thời sửa đổi cả bản thân mình.

Một lần, khi tôi hiệu đính một bài dự báo về việc phát hành cổ phiếu mới, tôi bị tác giả phản đối khi thay đổi các số trong tiêu đề thành chữ hoa theo quy định. Anh ấy chỉ ra rằng thay đổi tiêu đề khiến bài viết không còn bắt mắt như ban đầu nữa. Tôi nói với anh rằng mình làm theo quy định. Thấy tôi không có ý thay đổi, người biên tập nói anh ấy có thể thay đổi. Điều này lập tức động đến tâm cầu danh, cái tâm mà tôi chưa tu chưa vững chắc, khi đó có một niệm đầu nảy lên: Mình đã sửa tiêu đề nhưng anh ấy lại thay đổi, chẳng phải làm mất mặt mình sao? Chưa kể mình chiểu theo quy định làm mà. Niệm đầu này vừa xuất ra, tôi lập tức tóm lấy nó và nói, đây không phải ta, ta không cần ngươi.

Sư phụ giáo huấn chúng ta:

“Tại Thần mà nhìn một người tu luyện ở thế gian, [thì] đúng và sai của chư vị hoàn toàn không trọng yếu; mà tống khứ tâm chấp trước nhân tâm mới là trọng yếu. Trong tu luyện chư vị buông bỏ tâm chấp trước nhân tâm như thế nào mới là quan trọng. (vỗ tay) Khi đều có thể rất thản nhiên đối mặt với ủy khuất dẫu lớn đến mấy, đều có thể bất động tâm, đều không tìm cớ cho mình, có rất nhiều việc thậm chí chư vị không cần tranh biện, bởi vì trên con đường tu luyện này của chư vị không có việc ngẫu nhiên nào cả.” (Giảng Pháp tại Manhattan [2006], Giảng Pháp tại các nơi X)

Tôi vừa bài xích tâm không để người khác nói, vừa nhắc nhở bản thân kiên định với cách làm này, ấy là đứng tại cơ điểm có trách nhiệm với Pháp, có trách nhiệm với chúng sinh, chứ không phải là chứng thực bản thân.

Sư phụ căn dặn chúng ta:

“Toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Khi tôi hữu ý bỏ đi tâm cầu danh, đó là tâm không muốn làm hiệu đính, tôi quan sát thấy mình còn có tâm cầu an dật. Mặc dầu mỗi ngày tôi làm việc 10 tiếng trên nền tảng, nhưng thực tế công việc không bận đến thế. Khi có thời gian rảnh rỗi, tôi sẽ học Pháp, luyện công, phát chính niệm, còn có thể sắp xếp sinh hoạt của bản thân một cách trật tự. Bản thân rất vui vẻ, cảm thấy mình sắp xếp ba việc mỗi ngày rất tốt, và theo sát tiến trình Chính Pháp của Sư phụ, vì vậy cảm thấy an tâm có thể theo Sư phụ trở về nhà.

Một sự cố bất ngờ xảy ra đã phá vỡ sự bình tĩnh trong tâm tôi. Một hôm, khi người tổng biên tập tìm bài báo cho trang truyền thông khác, đã chỉ ra một tiêu đề bài báo và viết rằng: Tiêu đề hơn 30 chữ nhưng lại không hiểu nói về điều gì, như vậy là chà đạp lên văn hóa Trung Hoa 5.000 rồi. Tôi cảm thấy câu nói này rất hài hước, nên viết thêm cái mặt cười và một ngón tay cái giơ lên. Bài viết này được biên tập bởi một đồng tu nữ Đài Loan, khi cô ấy nhìn thấy đối thoại của chúng tôi, ngoại trừ biểu thị không muốn duyệt bản thảo nữa, mà còn nói tôi cười trên nỗi đau người khác, lời nói khắc nghiệt. Lúc đó tôi thật ngốc, chỉ vì cảm thấy hơi buồn cười, hơn nữa căn bản không biết ai đã làm, sao có thể cười trên nỗi đau của người khác cơ chứ? Vì tôi nhanh nhảu bày tỏ cách nghĩ của bản thân mới khiến cho sự việc trở nên xấu đi. Tôi liền chấn chỉnh lại tư duy của mình, lập tức hướng nội tìm, đồng thời chân thành xin lỗi cô ấy.

Nhìn thấy thiếu người duyệt bản thảo, tôi nảy sinh ý muốn đảm nhận công việc này, vị đồng tu ấy cũng nhắn tin trên nền tảng, đề nghị tôi thêm dung lượng, tiếp nhận nhiệm vụ duyệt bản thảo. Nhưng mà, tôi không tình nguyện làm công việc này, bởi tôi phải gánh vác trách nhiệm lớn hơn, và phó xuất nhiều hơn, sẽ phá vỡ nhịp sống trước giờ của tôi. Trong quá trình này, tôi nhiều lần cân nhắc về lợi và hại, lo lắng về được và mất của việc này. Lúc này tâm cầu an dật của tôi rất mạnh.

Các đồng tu phụ trách việc xếp lịch duyệt bản thảo đã sắp xếp thời gian của tôi khá chặt chẽ, tôi thường được xếp ba khung giờ để luân phiên làm trên ba nền tảng là lên bản thảo, hiệu đính và biên tập. Tôi đã nhiều lần bày tỏ rằng tôi không thể làm như vậy trong một thời gian dài, nhưng tôi được thuyết phục ở lại, bảo rằng đợi thêm người sẽ ổn thôi, mọi người cùng nhau khắc phục khó khăn trước mắt. Nhưng mà thời gian quá lâu rồi, tôi mất tâm nhẫn nại, trong khi tâm oán hận lại tăng lên. Tôi cảm thấy đồng tu xếp lịch đang can nhiễu tôi tu luyện, khiến cho thân tâm tôi kiệt sức và ảnh hưởng đến đề cao.

Một hôm khi tôi đang luyện bão luân, bài công pháp thứ hai, tâm oán hận cứ dâng lên, phẫn uất bất bình, tức giận mãi không thôi. Khi đó, bên tai tôi vang lên tiếng của Sư phụ:

“Làm việc hết sức cẩn thận, lãnh đạo phân công việc gì cũng [thực hiện] không nề hà.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi sững người, mặc dù bình thường nói rằng Sư phụ ở bên cạnh, nhưng không ngờ hoạt động tư tưởng vi tế như vậy cũng được Sư phụ nhìn thấy rõ ràng. Sư phụ đang nhắc nhở tôi! Tôi lập tức nói với Sư phụ: Sư phụ ơi, đệ tử sai rồi, đệ tử biết phải làm gì rồi.

Tôi minh bạch rằng, đoạn Pháp này trong “Chuyển Pháp Luân” là yêu cầu đối với trạng thái làm việc của đệ tử Đại Pháp, tôi quyết tâm phải thực hiện theo yêu cầu của Sư phụ. Nhưng, đến khi tôi thực sự bỏ đi cái tâm này mới biết đây không phải là một việc dễ dàng. Tôi vốn có thể làm việc toàn bộ thời gian nhưng lại bị chia thành từng phần, từng phần, mục đích là để tôi bù vào khoảng thời gian trống khi không có người trực. Ví dụ, nếu tôi online lúc 12 giờ trưa, thì một giờ sẽ offline, một đồng tu khác sẽ làm một mạch từ một giờ đến năm giờ, sau đó tôi lại online từ năm giờ. Đôi lúc, khung giờ thứ ba là từ năm giờ chiều đến tám giờ tối theo giờ Hồng Kông, điều này có nghĩa là toàn bộ thời gian luyện công sáng sớm của tôi sẽ bị chiếm dụng hết. Hơn nữa, người khác đều có thể chọn thời gian, còn tôi chỉ có thể làm vào khoảng thời gian không có ai làm. Đối với tôi mà nói, tôi thấy điều này không công bằng, không tôn trọng, cảm thấy rất mất mặt, lúc này tôi lại sinh tâm oán hận.

Tôi nhớ một lần nọ, tôi được sắp xếp ba khung giờ trực, trong số đó có một khung giờ là bốn giờ sáng theo múi giờ chúng tôi, cái tâm oán hận chưa hoàn toàn vứt bỏ lại nổi lên, và tôi trả lời vị đồng tu xếp lịch rằng: Sáng sớm của chúng tôi là giờ trưa của các vị, sao các vị không làm vào giờ vàng này đi, hoặc để người ở Bắc Mỹ làm? Tin nhắn vừa gửi đi, thì dường như giọng nói của Sư phụ lại vang lên bên tai. Tôi lập tức xóa tin nhắn, và gửi lại một tin nhắn mới. Tôi nói: Có thể, không thành vấn đề. Tin nhắn vừa gửi đi, tôi cảm thấy nhẹ nhàng như vừa trút bỏ một gánh nặng lớn, tâm trạng rất thoải mái.

Quá trình duyệt bản thảo cũng là một quá trình vứt bỏ nhân tâm, một số phóng viên không thích người khác sửa bài của họ. Một số người nói: Sửa bài viết của tôi phải báo với tôi; một số tiêu đề bài viết quá dài vượt qua số chữ quy định, ký giả nói: Không được sửa, mỗi một chữ đều đã xem xét kỹ lưỡng rồi; một số nói thẳng rằng: Đây là cách mà người Hồng Kông chúng tôi sử dụng, người Đại Lục các vị không hiểu đâu, v.v.. Nhưng mà, đa số những người này là người mới, một số bài viết nếu không sửa thì thực sự không thể dùng được.

Đối mặt với cục diện này, tôi thực sự không biết nên làm thế nào. Nhưng tôi biết chắc rằng đây là vấn đề trong tu luyện, biểu hiện đúng và sai trên bề mặt chỉ là một nguyên nhân, còn điều thực chất là gì? Tôi nhất định phải tìm ra nó.

Sư phụ giảng:

“Chư vị không cải biến cái Lý của con người vốn được hình thành vào tận xương cốt cả trăm nghìn năm ở người thường ấy, thì chư vị vẫn không bỏ đi được cái tầng xác bề mặt của con người, nên không cách nào viên mãn.” (Lời cảnh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi phải vâng lời Sư phụ, cải biến quan niệm cố thủ của mình. Tôi nghĩ: Vì sao khi mình làm hiệu đính, xảy ra vấn đề đều nói là lỗi của hiệu đính, khi duyệt bản thảo có sai sót cũng nói là trách nhiệm của duyệt bản thảo, toàn là những lời nói khó nghe. Tôi nhận ra rằng, vì mình có tâm thích nghe lời tốt đẹp, không muốn nghe những lời không thuận tai.

Sư phụ giảng:

“Nhất định phải chú ý nhé, từ nay trở đi, ai lại không để người khác nói [phê bình] nữa, thì người đó là không tinh tấn; ai lại không để người ta nói [phê bình], thì người đó có biểu hiện ra không phải là trạng thái của người tu luyện; ít nhất là về điểm này. (vỗ tay) Ai nếu vẫn không vượt qua được quan ải này — tôi nói với mọi người — thì đó đã là quá nguy hiểm rồi! Bởi vì đó là điều căn bản nhất của người tu luyện, cũng là thứ cần thiết phải bỏ đi nhất, cũng là nhất định phải được vứt bỏ; không bỏ thì chư vị không đến viên mãn được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])

Vì để vứt bỏ cái tâm này, mới phơi bày nó ra trong công việc của tôi, chỉ cần có vấn đề, tôi liền nói, đây là tôi làm; hoặc nói: Xin lỗi, tôi đã không làm tốt, là trách nhiệm của tôi. Cái tâm không muốn nghe những lời không thuận tai được bộc lộ hoàn toàn.

Dần dần, tôi cảm thấy cái tâm không muốn nghe những lời khó nghe từ từ chuyển thành tâm cảm ơn. Lúc thấy đồng tu xếp lịch gửi tin nhắn hỏi ý kiến về thời gian trực ban, nhìn thấy mỗi lần cô ấy đều hợp thập sau khi hỏi han, tôi cũng lịch sự đáp lại như vậy với cô ấy.

Có những ngày làm việc rất khẩn trương, thậm chí không có thời gian nghe điện thoại của con gái. Vừa nghe giọng con gái lớn tiếng bên kia điện thoại: “Sao mẹ không nghe máy của con, mẹ đang làm gì vậy?” Tôi cảm thấy cái tình với con gái cũng đã buông xuống khá nhiều. Trước đây, mỗi ngày con gái trên đường từ chỗ làm về đều điện thoại cho tôi, vì con gái cũng rất quý thời gian nên tận dụng lúc lái xe về nhà thì hai mẹ con nói chuyện với nhau. Tôi cũng rất thích khoảng thời gian này, hàng ngày đều tập trung chờ điện thoại của con gái vào giờ này, cảm nhận niềm vui gia đình trên thế gian này, vì điều này mà lãng phí rất nhiều thời gian, nhưng bây giờ cái tình thân ấy đã buông bỏ lúc nào không hay. Con xin cảm tạ ân Sư phụ đã khổ tâm an bài con đường tu luyện cho đệ tử, cũng cảm ơn đồng tu xếp lịch trực ban, dẫu có khó khăn trong việc sắp xếp nhưng vẫn nghĩ đến tôi.

Khi tôi viết bài chia sẻ này vào buổi sáng sớm, tôi có một giấc mơ. Tôi mơ thấy Sư phụ bước ra từ trong hội trường giảng Pháp, tôi chỉ cách Sư phụ có một bước chân, tôi nhìn thấy gương mặt từ bi của Sư phụ thì rơi lệ, những giọt nước mắt xúc động không ngừng tuôn rơi, trong tâm chỉ có sự cảm ân vô hạn.

Tôi cảm ân Sư phụ đã tạo ra tôi, ban cho tôi sinh mệnh, cho tôi cơ hội trở thành đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp; cảm ân Đại Pháp đã dung luyện tôi, cho tôi cơ hội cứu chúng sinh trong thời gian vũ trụ canh tân này; cảm ân vì tôi được sinh ra vào đúng thời khắc vũ trụ có những thay đổi vĩ đại, khiến tôi có cơ hội giải thoát khỏi vũ trụ cũ, có hy vọng trở thành sinh mệnh của vũ trụ mới. Từ sâu thẳm trong sinh mệnh của tôi phát ra một niệm: Mình nhất định sẽ theo Sư phụ đi đến bước cuối cùng, cho đến khi về nhà!

Sư phụ nhắc nhở chúng ta:

“Nhìn qua thì thấy chư vị vì Đại Pháp mà thực hiện những điều cần phải làm; trên thực tế thì chư vị đang vì viên mãn toàn diện và sự quay về của bản thân mà thực hiện. Nếu chư vị chẳng thể làm tốt những gì chư vị cần phải làm trong thời gian này, như thế giai đoạn viên mãn này chỉ có thể là một quá trình tu luyện, không thể từ gốc rễ mà đạt được viên mãn tối hậu chân chính của đệ tử Chính Pháp. Các đệ tử Đại Pháp trong [khi chịu] bức hại của tà ác mà thực thi không tốt hoặc tự mình buông lung, thì rất có khả năng là công [sức] trước đây sẽ vứt bỏ hết.” (Đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Bất quản con đường tu luyện còn bao xa, trong tu luyện chỉ có tinh tấn, tuyệt không buông lơi, tôi phải làm được là một đệ tử tu luyện như thuở ban đầu, một đệ tử mà Sư phụ muốn.

Cảm tạ Sư phụ!

Cảm ơn đồng tu!

(Pháp hội Quốc tế trực tuyến năm 2021)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác phát hành trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/21/【国际网上法会】注重实修-更好的配合整体-427250.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/6/23/193803.html

Đăng ngày 16-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share