Tác giả Ying Xin

[MINH HUỆ 9-11-2006]

Vào ngày 31 tháng 10 năm 2006, Tiểu ban Nhân quyền và Phát triển quốc tế thuộc Ủy ban quan hệ đối ngoại của Quốc hội Canada đã tổ chức một cuộc điều trần về nhân quyền ở Trung Quốc. Ông Alex Neve, Tổng Thư ký của Tổ chức Ân xá Quốc tế ở Canada, đã tham dự buổi điều trần và đề nghị chính phủ Canada đặt nhân quyền ở trung tâm của mọi quan hệ giữa Canada và Trung Quốc.

Đối thoại về Nhân quyền không có kết quả và tình hình nhân quyền của Trung Quốc ngày càng tồi tệ hơn.

Tổ chức Ân xá Quốc tế nhận xét những hội đàm về nhân quyền giữa Canada và Trung Quốc đã không đem lại một kết quả nào để cải thiện tình hình nhân quyền ở Trung Quốc. Ngược lại, về nhiều mặt, tình hình nhân quyền ở Trung Quốc càng ngày càng tồi tệ hơn. Những ví dụ bao gồm việc bắt bớ hàng loạt và tra tấn các học viên Pháp Luân Công, và trấn áp những người sử dụng mạng Internet. Trong thời gian này, việc tra tấn vẫn tiếp tục lan tràn và hàng ngàn người bị kết án tử hình trong những phiên toà bất công.

Ông Neve trình bày 4 trường hợp vi phạm nhân quyền, bao gồm luật sư Cao Trí Thịnh bị bỏ tù bất hợp pháp và học viên Pháp Luân Công Bu Dongwei. Ông nói rằng những trường hợp này đều nằm trong chương trình Hành động Khẩn cấp gần đây của Tổ chức Ân xá Quốc tế. Ông Neve nói “Hiện nay, hàng ngàn người trên khắp Trung Quốc có thể bị bắt giam trái phép, bỏ tù trái phép, tra tấn dã man, hành hạ chỉ vì tín ngưỡng của họ, vì chủng tộc của họ, vì họ bảo vệ công lý — đều bị tù”

Ông nói tiếp “Tổ chức Ân xá Quốc tế và các tổ chức phi chính phủ khác không phản đối việc hội đàm, ngay cả hội đàm kín. Thật ra, các cuộc hội đàm, nếu có kết cấu tốt, rõ ràng, có thể giúp cải thiện tình hình nhân quyền. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng để các cuộc hội đàm có hiệu lực, nó cần đi kèm với áp lực tương ứng của công chúng, trong các bối cảnh đa phương như Liên hợp quốc, và nó cần phải có mục đích rõ ràng và một tiến trình để đánh giá xem trên thực tế cuộc đối thoại có tiến triển gì không trong việc tiến tới các mục đích đó. Nếu không, các cuộc hội đàm chỉ là trống rỗng, chỉ đem lại một vẻ bề ngoài là có chú ý trên mặt trận nhân quyền. Nói tóm lại, nếu không có thực chất, chúng tôi nghĩ rằng rằng tiến trình hội đàm không hơn gì một sự giả tạo.”

Ông nói tiếp “Rõ ràng là tiến trình đối thoại không nên tiếp tục dưới hình thức hiện thời. Nó chỉ làm tốn thời gian, công việc và nó không có được một cái gì cụ thể cả; trong khi vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc ngay lúc này là nằm trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng.”

Chính phủ Canada nên đặt trọng tâm vào nhân quyền trong quan hệ với Trung Quốc.
Trong cuộc điều trần, Tổ chức Ân xá Quốc tế bày tỏ mối quan tâm cho 13 cơ quan phi chính phủ tại Canada. Ông Neve nói “Tổ chức Ân xá Quốc tế và các cơ quan tại Canada khác những người quan tâm về nhân quyền tại Trung Quốc đã gây áp lực cho quốc hội Canada kiểm chứng lại chính sách quan hệ với Trung Quốc trong hơn 5 năm qua. Chúng tôi rất vui mừng cho buổi điều trần hôm nay và hy vọng rằng đây là một bước ngoặt mới về việc kiểm chứng chính sách ngoại giao này.”

“Đến lúc chúng ta phải đặt nhân quyền tại mọi lãnh vực trong mối quan hệ với Trung Quốc. Tiếp tục gắn liền vấn đề nhân quyền trong mỗi cuộc hội đàm, thậm chí trong trong những cuộc hội đàm lớn, thật ra không có đúng chỗ và không hoàn toàn. Quan hệ của Canada với Trung Quốc rất là phức tạp và nằm trên nhiều lãnh vực, bao gồm thương mại, mậu dịch, phát triển thế giới, công lý và di trú. Mối quan hệ này nằm trong lãnh vực giữa hai quốc gia và toàn thế giới nữa.”

“Nhân quyền nên là trọng tâm trong mọi quan hệ giữa Canada và Trung Quốc trong những lãnh vực đó. Vì thế, đến lúc cho một quan hệ như thế được áp dụng, một phương thức mà không bỏ nhân quyền qua một bên, ngược lại nên lợi dụng tất cả mọi cơ hội gặp gỡ giữa hai bên, tất cả những điều kiện có thể có được, và áp dụng được, nghiêm chỉnh thực hiện một tiến trình cải thiện tình trạng nhân quyền tại Trung Quốc và làm với tinh thần sáng tạo, thiện chí và đồng thời cùng với nhiều quốc gia khác.”

“Một cuộc điều tra, nghiên cứu thật sự nên được một nhóm thực hiện để có chương trình, phương hướng cho những hoạt động tới. Điều này còn đáng được sự góp ý từ nhiều người, từ mọi cơ cấu trong chính phủ Canada, từ các cơ sở thương mại của Canada tại Trung Quốc, từ các học giả, chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm với Trung Quốc, và dĩ nhiên từ nhiều cơ quan có văn hoá Trung Quốc tại Canada, những người đại diện cho những nhóm, tầng lớp người đang bị bức hại Trung Quốc, bao gồm các học viên Pháp Luân Công. Các tổ chức tại Canada quan tâm về tình trạng nhân quyền tại Trung Quốc sẽ cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho một tiến trình như thế. Chúng ta không thể chần chờ được nữa. Chúng ta phải nỗ lực để nâng cao tình trạng nhân quyền tại Trung Quốc”.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/11/9/142090.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/11/10/79805.html

Đăng ngày 13-11-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share