Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 14-10-2020] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) từ năm 1995. Nhìn lại hành trình hơn 20 năm tu luyện của mình, tôi vừa hạnh phúc vì đã đắc Pháp nhưng cũng hối tiếc vì đã đi đường vòng. Con xin vô cùng cảm tạ Sư phụ đã từ bi khổ độ và bảo hộ con.
Dưới đây, tôi muốn chia sẻ một vài câu chuyện đã xảy ra khi tôi bị kết án tù phi pháp.
Nhà xưởng
Mùa hè năm 2002, tôi bị kết án vì giảng chân tướng Pháp Luân Đại Pháp và bị tống giam vào nhà tù nữ của tỉnh. Những phạm nhân hình sự hung ác được yêu cầu bức hại tôi và các học viên khác, cố gắng buộc chúng tôi từ bỏ đức tin của mình. Tôi đã phải chịu đựng những đòn tra tấn vô liêm sỉ và tàn bạo của họ. Vài tháng sau, tôi bị chuyển đến một trong những khu tà ác nhất – nhà xưởng của nhà tù.
Nhà xưởng nằm ở tầng hầm của tòa nhà chính của nhà tù, chỉ có một lối vào ở mỗi đầu. Căn phòng tối tăm, ẩm ướt vì không thông gió, hôi hám và nhiệt độ rất cao vào mùa hè.
Hơn 300 tù nhân bị buộc phải lao động ở đây hơn 19 tiếng một ngày, từ 7 giờ sáng hôm trước đến 3 giờ sáng hôm sau. Thỉnh thoảng họ mới được cho nghỉ vào giữa đêm. Họ chỉ được phép nghỉ một ngày trong năm, đó là mùng 1 Tết Nguyên Đán và phải làm việc trong tất cả những ngày nghỉ lễ khác. Nhà tù thu về hơn 10 triệu tệ mỗi năm từ những tù nhân bị cưỡng bức lao động.
Tháng 8 năm 2004, để kịp sản xuất quần áo xuất khẩu sang Hoa Kỳ, tất cả tù nhân đều không được phép trở về buồng giam trong 8 ngày đêm và không được phép ngủ. Chúng tôi phải nhanh chóng đạt chỉ tiêu số lượng ban ngày và ban đêm, dưới điều kiện khắc nghiệt. Nhiều tù nhân bị ngất xỉu hoặc vô ý bị kim máy may đâm vào ngón tay. Việc này xảy ra hàng ngày. Ngay cả vậy, chúng tôi chỉ được nghỉ ngơi một chút rồi lại phải tiếp tục làm việc. Chúng tôi là cỗ máy kiếm tiền cho nhà tù.
Đối diện với môi trường khắc nghiệt và tà ác như vậy, cộng với cảm giác tội lỗi vì từ bỏ đức tin đi ngược lại với lương tâm của mình, tôi gần như suy sụp về thể chất lẫn tinh thần. Nhưng nhờ các bài kinh văn của Sư phụ được truyền quanh nhà tù, tôi như nhìn thấy ánh sáng chiếu rọi con đường.
Sư phụ giảng:
“Bất kể là gặp phải chuyện gì, [khi] đã nhận thức được rồi, chư vị lập tức sửa đi cho đúng đắn; trượt ngã rồi liền vựng dậy, tiếp tục làm những gì mà đệ tử Đại Pháp cần làm”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Vancouver ở Canada năm 2003, Giảng Pháp tại các nơi II)
Đầu tiên, tôi viết bản Nghiêm chính thanh minh để vô hiệu tất cả những gì tôi đã viết dưới áp lực buộc từ bỏ đức tin, và tuyên bố rằng tôi sẽ kiên định tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, rồi nộp cho lính canh.
Sau đó, tôi viết một bản báo cáo cho công tố viên nhà tù chi tiết về việc chúng tôi bị cưỡng bức lao động một cách tàn nhẫn và các học viên Đại Pháp đang bị bức hại ra sao. Tôi bỏ vào hộp thư trên hành lang nhà tù sau khi tôi xong việc từ nhà xưởng.
Tôi không nhận được phản hồi nào.
Viết thư cho cai ngục
Làm sao để tạo ra môi trường tu luyện trong nhà tù? Sư phụ đã ban cho tôi trí huệ và tôi biết phải làm gì.
Cuối tháng 5 năm 2004, tôi viết lá thư dài bốn trang cho cai ngục, nói cho cô ấy biết sự thật về cuộc bức hại Đại Pháp và việc họ đã phạm luật ra sao. Trong thư, tôi có ba yêu cầu, gồm: giảm giờ làm, cung cấp một môi trường cho các đệ tử Đại Pháp học Pháp và luyện công, và được nghỉ làm vào ngày Chủ Nhật.
Tôi đưa lá thư cho một học viên xem, cô ấy nói: “Viết hay lắm, đó là những gì chúng tôi muốn nói”. Cô ấy nhanh chóng và khéo léo đưa lá thư cho 14 học viên khác trong nhà giam, và tất cả họ đều ký tên vào. Cai ngục đến nhà xưởng vào buổi sáng hôm đó, và tôi đã đưa cô ấy lá thư.
Ba ngày sau, tôi được lệnh đến văn phòng của cai ngục. Ngay khi tôi vừa bước đến cửa, cai ngục đã đập bàn, la hét om sòm: “Sao các người dám cùng nhau viết lá thư này!?”
Tôi mỉm cười và bình tĩnh nói: “Sao cô lại tức giận như vậy? Có gì sai khi tôi viết thư cho cô để nói ra những suy nghĩ của mình?”
“Viết thư thì không có sai”, cô ấy giận dữ nói: “Nhưng có nhiều người ký tên như vậy…”
“Họ nói lá thư này nói thay nguyện vọng của họ nên họ ký tên vào”, tôi nói.
Cô ấy hạ nhiệt và ra hiệu tôi ngồi xuống. Cai ngục nói chuyện với tôi khoảng 10 phút, nói rằng lá thư này sẽ khiến cô ấy gặp rắc rối và cô ấy không thể quyết định giờ làm ở nhà xưởng được.
Hơn 10 ngày trôi qua yên bình, sau đó vào một buổi sáng, trưởng lính canh đến xưởng và khám xét tất cả mọi người. Họ tìm thấy cuốn sổ mà tôi đã viết tất cả các bài thơ trong sách Hồng Ngâm cho tù nhân bên cạnh.
Tôi đã chép một hoặc hai bài thơ trong Hồng Ngâm cho mỗi tù nhân trong nhóm, tổng cộng 15 người. Tất cả họ đều thích đọc. Sau này tôi biết được một tù nhân trong buồng giam đã tố cáo tôi.
Tôi bị biệt giam 47 ngày vì “quảng bá Pháp Luân Công”. Quản giáo nói với tôi: “Cô nghĩ giờ làm việc là dài, bây giờ thì cô có thể nghỉ ngơi rồi nhé!” Tôi cho rằng họ đang trả thù vì lá thư tôi gửi cho cai ngục.
Trưởng lính canh đưa tôi nhiều giấy và bảo tôi viết một bản tự kiểm điểm trong lúc bị biệt giam, nhưng tôi đã viết một lá thư dài 25 trang giảng chân tướng cho những ai đọc nó.
Ngoài ra để nhẩm Pháp, luyện công và phát chính niệm, tôi đã giảng chân tướng Pháp Luân Đại Pháp: Tôi đã bắt đầu tu luyện như thế nào, thụ ích nhận được từ môn tu luyện, Pháp Luân Đại Pháp là gì, tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và bè đảng Giang Trạch Dân (cựu lãnh đạo ĐCSTQ) bức hại Đại Pháp, và sự phổ truyền của Đại Pháp trên toàn thế giới. Tôi đã dùng chính trải nghiệm cá nhân để chứng thực vẻ đẹp và sự trân quý của Đại Pháp. Viết xong lá thư, tôi nộp cho trưởng lính canh.
Cuối tháng 12 năm 2004, nhà xưởng được chuyển từ tầng hầm đến tòa nhà sáng sủa, rộng rãi ở phía Tây sân nhà tù; và giờ làm việc dần dần được giảm từ 3 giờ sáng đến 10 giờ tối. Yêu cầu đầu tiên của tôi đã được thực hiện.
Trưởng lính canh bị đau tim và nhập viện ba ngày sau khi cô ấy tống tôi vào biệt giam. Cô ấy vừa mới kết hôn và chỉ mới làm việc lại sau tuần trăng mật.
Thật đáng tiếc khi tôi không có cơ hội để nói với cô ấy về Thiên lý “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”.
Người tù nhân đã trình báo tôi khiến tôi bị biệt giam, sau đó bị thoát vị đĩa đệm và không thể tự chăm sóc bản thân. Tôi không oán hận cô ấy. Thay vào đó, tôi giúp cô ấy lấy thức ăn, rửa chén và giặt đồ cho cô ấy. Tôi dùng hành động để chứng thực vẻ đẹp của Đại Pháp và giải thể lừa dối đã in sâu vào tâm trí của cô ấy về Đại Pháp.
Tôi giành được sự kính nể từ tất cả tù nhân trong buồng giam.
Kinh văn của Sư phụ được lan truyền trong nhà tù
Trong khi bị giam cầm, tôi nhận ra ý nghĩa sâu sắc tại sao các học viên cần phải học Pháp. Tôi thực sự hối tiếc vì đã không học Pháp nhiều hơn – nhưng làm cách nào để bù đắp điều này đây?
Các đồng tu viết ra những đoạn Pháp mà họ nhớ được và chúng tôi chia sẻ với nhau. Thậm chí nếu chúng tôi chỉ nhớ ra được vài câu thì viết ra cũng là quý rồi, nên chúng tôi có thể kiên trì học thuộc.
Mặc dù mỗi học viên Đại Pháp bị chỉ định một tù nhân giám sát nhưng hầu hết các tù nhân giám sát đều minh bạch chân tướng Đại Pháp và làm những gì có thể để bảo vệ chúng tôi.
Thỉnh thoảng họ giúp chuyển các bài giảng Pháp của Sư phụ cho chúng tôi. Một học viên bị giam ở khu khác đã chép lại chín bài giảng trong sách Chuyển Pháp Luân trong chín cuốn sổ và được truyền trong nhà tù. Ngoài ra, các kinh văn mới của Sư phụ cũng liên tục được đưa vào từ bên ngoài.
Tôi nhớ rất rõ, có một phụ nữ trẻ, cao và đẹp đến gần tôi trong nhà vệ sinh sau khi làm xong việc vào buổi tối ngày 3 tháng 7 năm 2005 và đưa cho tôi một tờ giấy gấp lại. Cô ấy nhìn tôi mà không nói gì, rồi quay người rời đi. Tôi nhanh chóng đi về buồng giam và mở tờ giấy dưới ánh đèn mờ.
Đó là bản sao kinh văn của Sư phụ giảng Pháp tại Pháp hội Chicago. Kinh văn ngày 26 tháng 6 năm 2005. Chỉ trong vòng 7 ngày, kinh văn đã đến tay tôi. Nước mắt tôi chảy dài trên mặt mỗi khi tôi nghĩ về điều đó.
Tôi chép ra ba bản Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago. Sau đó tôi chuyển một bản đến khu vực nhà tù bên ngoài, một bản cho các học viên khác. Bản thứ ba tôi đưa cho một tù nhân trong nhóm vừa mới đắc Pháp. Tuy nhiên, một lính canh đã phát hiện ra bản chép kinh văn khi khám xét cô ấy. Lính canh nạt nộ tôi: “Là cô viết phải không? Ai đưa nó cho cô?”
Tôi nhìn lính canh và bình tĩnh nói: “Cô hãy đọc kỹ nhé. Pháp Luân Công không phải là những gì như Giang Trạch Dân và ĐCSTQ tuyên truyền, mà chính là Phật Pháp!” Sau đó tôi nhẩm Pháp cho cô ấy nghe:
Sư phụ giảng:
“…chư vị cho họ bao nhiêu tiền, cho họ bao nhiêu thứ tốt đi nữa, cũng không bằng đưa họ Pháp này. Ông có thể khiến cho một khu vực, một dân tộc, một quốc gia cho đến cả nhân loại có đạo đức hồi thăng trở lại, hạnh phúc yên bình”. (Giảng Pháp tại buổi tọa đàm ở New York, Giảng Pháp tại Pháp hội Mỹ quốc [1997])
Lính canh không nói một lời và đi ra khỏi buồng giam cầm theo kinh văn của Sư phụ.
Dường như cơn thịnh nộ sắp sửa tuôn trào, nhưng đã lập tức bị giải thể bởi uy lực của Pháp và trường năng lượng từ bi của Sư phụ. Tà ác bức hại tôi đã bị giải thể và một lần nữa, Sư phụ đã giải quyết vấn đề cho tôi.
Sư phụ giảng:
“Do đó đã là một người tu luyện mà giảng, có thể kiên định bản thân, có thể có được chính niệm kiên định không gì có thể lay động được, đó mới thật là xuất sắc. Như kim cương, vững như bàn thạch, không ai lay động nổi, tà ác thấy thế đều thấy sợ. Nếu thật sự có thể khi khó nạn trước mặt mà niệm đầu rất chính, khi bức hại tà ác ở trước mặt, khi can nhiễu ở trước mặt, chư vị nói một câu [với] chính niệm kiên định liền có thể khiến tà ác lập tức giải thể, (vỗ tay) liền có thể khiến những ai bị tà ác lợi dụng phải cúi đầu đào tẩu, liền khiến bức hại mà tà ác nhắm vào chư vị [phải tan đi như] khói tiêu mây tản, liền khiến can nhiễu mà tà ác nhắm vào chư vị tiêu mất không còn tung tích”. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc [2005], Giảng Pháp tại các nơi VII).
Luyện công
Sau khi viết thư cho cai ngục, tôi bắt đầu luyện công. Tạo ra môi trường tu luyện trong tù không phải là việc dễ dàng. Tù nhân được chỉ định trông chừng tôi luôn cố gắng ngăn tôi luyện công. Tôi không thể luyện thậm chí dù chỉ một phút vào lúc mới bắt đầu. Thỉnh thoảng, dù chỉ có thể luyện một vài động tác cũng khiến tôi cảm thấy rất vui mừng.
Trước khi bị đưa vào biệt giam, tôi đã viết một lá thư cho quản giáo chịu trách nhiệm các học viên Pháp Luân Công ở đó, yêu cầu quyền được luyện công.
Vài ngày sau, khi quản giáo trực ca đêm, cô ấy gọi tôi đến phòng đọc sách để nói chuyện. Cô ấy hỏi tôi nhiều câu hỏi về Pháp Luân Công và yêu cầu tôi luyện năm bài công pháp cho cô ấy xem. Cô ấy bị thoát vị đĩa đệm nên tôi đề nghị cô ấy đọc sách Chuyển Pháp Luân và luyện công tại nhà. Tuy cô ấy không nói gì nhưng thái độ là dường như đồng ý lời đề nghị của tôi.
Một vài học viên và tôi chia sẻ ý kiến về việc luyện công cùng nhau, sau đó chúng tôi bắt đầu luyện. Tất cả tù nhân làm nhiệm vụ đều trình báo chúng tôi cho cai ngục.
Tôi viết một lá thư khác và đưa cho quản giáo. Vài ngày sau, cô ấy nói với tôi: “Tôi đã đọc tất cả thư cô viết, kể cả thư gửi cho gia đình. Đối với việc cô luyện công, tôi không thể hứa được, tôi không có quyền. Chính các tù nhân giám sát đã ngăn cản cô. Nhưng chẳng phải tất cả các cô đều đang luyện sao? Tôi có ngăn cô đâu. Mặc dù tôi đang mặc bộ quân phục này nhưng tôi đối xử với cô như với một người chị!”
Tôi kể với các học viên khác những gì quản giáo đã nói và sáng hôm sau, chúng tôi đã luyện công cùng nhau. Các tù nhân giám sát đã không ngăn cản chúng tôi luyện. Bây giờ chúng tôi có một môi trường luyện công nhưng nó không kéo dài trước khi ban quản lý nhà tù biết chuyện này.
Mỗi khi họ cử người đến điều tra, các tù nhân giám sát sẽ hét lên: “Các học viên Pháp Luân Công mau nằm xuống!” Họ bắt đầu bảo vệ chúng tôi.
Một trong trưởng lính canh nói chuyện với tôi trong phòng làm việc của cô ấy rằng tôi không nên để cấp trên của cô ấy phát hiện ra chúng tôi đang luyện công để tránh đem lại rắc rối cho cô ấy.
Tôi cũng phát hiện ra bí mật tồi tệ của nhà tù. Các đồng hồ trong nhà xưởng đều chậm hơn 10 phút so với các đồng hồ trong nhà tù, vì vậy các tù nhân sẽ phải làm hơn 20 phút mỗi ngày, tương đương với việc làm thêm 10 ngày trong một năm.
Nghỉ làm ngày Chủ Nhật
Luật nhà tù quy định tù nhân có quyền nghỉ làm vào các ngày lễ và Chủ Nhật. Tôi thấy nhà tù nam bên cạnh, tù nhân được nghỉ ngơi vào chiều thứ Bảy và ngày Chủ Nhật. Nhưng chúng tôi không được nghỉ, và sẽ là điều xa xỉ nếu chúng tôi không phải làm thêm vào ngày Chủ Nhật.
Tôi bàn bạc với một học viên và quyết định sẽ nghỉ làm ngày Chủ Nhật, bắt đầu từ ngày 20 tháng 7 năm 2005. Bốn học viên đã tham gia cùng tôi vào ngày hôm đó.
Khi quản giáo hỏi tôi tại sao chúng tôi không làm việc, tôi bảo cô ấy: “Chúng tôi được phép nghỉ ngơi vào ngày Chủ Nhật. Kể từ bây giờ, chúng tôi sẽ nghỉ làm vào ngày Chủ Nhật. Chúng tôi [các học viên] không phạm tội gì cả, nhưng các phạm nhân hình sự có thể được giảm án, tại sao chúng tôi lại không được khi chúng tôi hành xử theo Chân-Thiện-Nhẫn?”
“Tôi không thể trả lời câu hỏi của cô”, quản giáo nói.
“Nhưng cô có thể báo lại cho cấp trên”, tôi nói.
Kể từ đó, cứ mỗi Chủ Nhật, bốn người học viên chúng tôi đều ngưng làm việc và sau này tăng lên tám người.
Lúc đầu, ngay khi chúng tôi không chịu đi làm vào ngày Chủ Nhật, trưởng lính canh đã tắt nước không cho chúng tôi sử dụng. Chúng tôi đến nói chuyện với cô ấy, nói rằng cô ấy đang bức hại chúng tôi, nhưng trưởng lính canh khác nói chúng tôi được phép sử dụng.
Sau này chúng tôi quyết định tự làm thiệp chúc mừng vào năm mới và các ngày lễ. Chúng tôi vẽ hoa mận, hoa sen, hoặc những họa tiết đơn giản với bút màu và viết một vài câu chúc mừng lên thiệp. Sau đó, chúng tôi gửi đến văn phòng nhà tù và mỗi lần như thế, họ đều vui vẻ nhận thiệp.
Dưới sự chỉ đạo của Pháp và sự bảo hộ của Sư phụ, các đệ tử Đại Pháp có thể tạo ra môi trường tu luyện cho chính mình, thậm chí trong hang ổ tà ác của nhà tù, miễn là chúng ta có nguyện vọng.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/14/411695.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/3/191214.html
Đăng ngày 25-06-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.