Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-12-2020] Chúng tôi đã trải qua nhiều khổ nạn trong tu luyện Chính Pháp, và đã dần dần thành thục dưới sự bảo hộ của Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Các đồng tu và tôi đã tinh tấn thức tỉnh lương tâm của chúng sinh.

Vòi nước hoạt động trở lại

Khi con gái tôi (cũng là đồng tu) mở vòi nước trong nhà tắm, không có giọt nước nào mặc dù vòi nước còn mới nguyên. Cháu nói: “Khi con mua cái vòi này, người bán hàng đảm bảo với con nó là loại tốt. Con dễ bị lừa rồi.”

Tôi nói: “Mẹ vừa dùng xong mà, có vấn đề gì đâu, vậy sao còn dùng thì vòi lại hỏng nhỉ? Con nên hướng nội xem mình có làm gì không đúng không.”

Sư phụ đã giảng:

“Là người tu luyện, ‘tìm bên trong’ là một Pháp bảo” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế Washington DC 2009)

Con gái tôi thừa nhận cháu đã không làm tốt khi đi mua bắp cải. Cháu giải thích: “Người bán rau nhìn vào cân và đầu tiên nói giá là 17 Tệ rồi sau lại nói là 18 Tệ. Con đã đưa cho ông ấy 17 Tệ rồi vội rời đi. Con đã ích kỷ và chấp vào lợi. Con đã không đạt được tiêu chuẩn của Pháp.”

Vào lúc đó, tôi bật vòi nước lên. Bên lạnh đã hoạt động nhưng bên nóng thì không. Tôi lại nói với cháu: “Con xem này, con hướng nội và giờ thì vòi nước đã hoạt động một phần rồi. Con cần tiếp tục hướng nội xem còn gì chưa tìm ra không.”

Con gái tôi đã nghiêm túc hướng nội và một lát sau, cháu nói: “Ồ, con thấy rồi. Sáng nay con đã lười. Con không muốn dậy sớm và đã lãng phí thời gian.”

Sau đó chúng tôi mở vòi nước và mọi việc lại ổn!

Sư phụ giảng:

“Thời thời tu tâm tính

Viên mãn diệu vô cùng”.

(“Chân tu” Hồng Ngâm)

Nhẫn

Có một đồng tu không được nhanh nhạy lắm và thường mất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành được một việc. Khi chúng tôi làm việc cùng nhau, tôi thường đề xuất cách làm để tiết kiệm thời gian và công sức, nhưng anh ấy lại không vận dụng. Chúng tôi thường có mâu thuẫn và anh ấy thường xuyên khiến tôi phải đau đầu.

Có lần, một học viên khác kể với tôi một câu chuyện về Khổng Tử. Một hôm, một vị có dáng vẻ văn nhân đến chỗ Khổng Tử để bàn về Đạo của ông. Đến trưa Khổng Tử lui vào tĩnh dưỡng. Một trong các môn đệ của Khổng Tử đã hỏi vị khách muốn đàm đạo với thầy mình về vấn đề gì.

Vị nam nhân đáp: “Tôi muốn hỏi Khổng Tử một năm có bao nhiêu mùa.” Vị môn đệ này bật cười và nói: “Thế thì không cần phải hỏi thầy đâu, vì tôi có thể trả lời ngài rằng một năm có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.”

Vị nam nhân bật cười và đáp lại: “Ông sai rồi. Chỉ có ba mùa thôi: là Xuân, Hạ, Thu. Ở đâu ra mùa Đông vậy?” Hai người bắt đầu tranh cãi qua lại.

Khổng Tử đã thức dậy nên vì văn nhân bèn hỏi ngài một năm có bao nhiêu mùa. Khổng Tử cười và trả lời: “Anh đúng rồi. Một năm có ba mùa.” Vị văn nhân nhìn môn đệ của Khổng Tử, rồi cười và bỏ đi.

Vị môn đệ cảm thấy bối rối bèn hỏi Khổng Tử: “Hiển nhiên là một năm có bốn mùa. Sao thầy lại nói là có ba ạ? Khổng Tử trả lời: “Vị văn nhân đó là vua Châu Chấu, và họ thường ngủ cả mùa Đông, cho nên, trong nhận thức họ, một năm chỉ có ba mùa thôi.”

Câu chuyện này đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tôi. Từ Pháp lý, chúng ta đều biết rằng trong vũ trụ có vô lượng vô số sinh mệnh, và vì mang đặc điểm khác nhau, nên họ có nhận thức khác nhau về tất cả mọi thứ.

Sư phụ giảng: ”

“Từ bi năng dung thiên địa Xuân

Chính niệm khả cứu thế trung nhân”

(Pháp Chính Càn Khôn, Hồng Ngâm II)

Khi mâu thuẫn phát sinh giữa các đồng tu, chúng ta nên thấu hiểu nhau, dung nhẫn với nhau, bỏ tâm tự tôn, và tu thiện.

Một chậu châu báu

Vào một ca trực đêm, tôi nhận được hai cuộc điện thoại liên tiếp gọi đi sửa hai cái thang máy khác nhau. Trước tiên, tôi đi sửa cái thang ở tòa nhà gần hơn. Tình hình khá phức tạp, và tôi đã thử vài cách nhưng không sửa được thang. Tôi thấy lo lắng.

Chưa đến 10 phút sau, điện thoại lại kêu và một người phụ nữ hét lên: “Chị đang ở đâu rồi? Sao chị còn chưa sang đây? Chị cần sang đây mau lên. Chúng tôi đang vội lên nhà đây.” Tôi nói: “Tôi đang khoanh vùng trục trặc của một cái thang khác. Tôi sẽ sang chỗ chị ngay sau khi sửa được cái thang này.”

Chị ta lại gào lên: “Đừng nói với tôi về những vớ vẩn đó. Hãy mau sang đây đi.”

Tôi gác máy và nghĩ: “Hãy nghĩ đến người khác trước. Cái thang này không thể sửa xong ngay được, vậy mình nên sang bên đó.”

Khi tôi đi được nửa đường, chị kia lại gọi và nạt nộ tôi: “Sao chị còn chưa sang đây hả? Chị có định sửa cái thang này không thế?” Tôi nói với chị này một cách nhã nhặn: “Tôi đang trên đường sang đó và sẽ tới đó sớm nhất có thể. Sẽ mất thêm 5 phút nữa.” Chị ta không tin và chửi rủa tôi.

Khi đến nơi, tôi mới nhận ra rằng tôi đã vội đến mức quên mang theo bộ dụng cụ. Người phụ nữ và bốn người khác đang tức giận. Tôi giải thích rằng hai cái thang hỏng cùng lúc, mà có mỗi tôi trực. Họ nói: “Chúng tôi không quan tâm. Mau sửa cái này đi. Chúng tôi đang vội lên nhà đây.” Họ khá thô lỗ.

Tôi nhớ tới lời Sư phụ giảng và tự nhủ: “Mình cần nắm lấy cơ hội tốt này mà giữ vững tâm tính, nghĩ đến người khác trước và tu thành bậc vô ngã.”

Đúng lúc đó, người quản lý tài sản lại gọi lại và mắng tôi: “Sao chị mất nhiều thời gian giải quyết việc này vậy? Người chủ nhà đã gọi tôi nhiều lần rồi. Mau đi sửa đi!”

Tôi kể với anh ta chi tiết những gì đã xảy ra và giải thích rằng tôi đã không bỏ phí bất kỳ chút thời gian nào. Ông ấy giận dữ rồi cúp máy.

Tôi vội đặt chế độ chậm để thang đưa 5 người lên tầng, mỗi lượt một tầng. Sếp của tôi gọi điện và hỏi tôi có chuyện gì. Tôi bình tĩnh giải thích tình hình và hy vọng rằng ông ấy sẽ tới giúp. Lần này, người quản lý tài sản lại gọi lại, giục tôi mau sửa chiếc thang thứ nhất.

Ông ấy nói với tôi rằng có ai đó đang nôn nóng muốn lên tầng. Tôi chạy qua, người ướt đẫm mồ hôi nhưng vẫn luôn giữ được tâm an hòa và bình thản.

Người đồng nghiệp của tôi đến đúng giờ và chúng tôi đã sửa được cả hai chiếc thang. Khi tôi quay lại phòng trực, tôi thở phào mà mỉm cười từ trong sâu thẳm tâm mình.

Xin tạ ơn Sư phụ đã khổ công an bài. Xin cảm ơn chúng sinh đã giúp tôi có cơ hội đề cao tâm tính!

Lần này, tôi nhớ tới bài:Là chậu bảo bối hay là thùng rác? Tác giả đã viết: “Khi chúng ta luôn nhìn vào điểm tốt của người khác, chúng ta sẽ trở thành một “chậu bảo bối.” Khi chúng ta chỉ chăm chăm vào yếu điểm của người khác, chúng ta sẽ trở thành một chiếc thùng rác.”

“Tại sao anh lại yêu em nhiều đến vậy?”

Một hôm, chồng tôi lái xe đưa tôi đến nhà một đồng tu. Tôi đã bảo anh đợi tôi trong xe.

Tôi không nghĩ lại mất nhiều thời gian bàn bạc đến vậy, nên khi tôi quay lại xe, chồng tôi rất khó chịu. Anh nói: “Trời thì lạnh, tôi đang rét run rồi đây này. Nếu cô muốn nói chuyện lâu, tôi đã đi tới chỗ nào đó rồi quay lại đón cô.”

Khi đang lái xe, anh vẫn tiếp tục phàn nàn. Sau đó, anh bắt đầu chửi rủa tôi.

Tôi đã giận dữ nói: “Khi chúng ta quyết định mua xe, chúng ta đã đồng ý rằng xe không phải để cho anh đi chơi. Anh sẽ sẵn lòng đưa em đi công chuyện. Anh là loại tài xế nào vậy? Em mua xe bằng tiền của em đấy. Giờ thì anh có thể trả lại xe đây cho em. Em không cần tài xế nữa! Nhà cũng là của em. Anh muốn đi đâu thì đi.”

Cuối cùng, không ai vui vẻ cả. Tôi biết tôi đã đánh mất một cơ hội đề cao.

Lần thứ hai tôi đến thăm một đồng tu, tình trạng lại diễn ra đúng như vậy. Lần này, anh còn công kích tôi mạnh hơn và cứ nói mãi nói mãi như bị lên cơn vậy.

Tôi chỉ ngồi đó và lặng lẽ lắng nghe. Cuối cùng anh phát mệt vì chửi và ngừng lại. Tôi nói: “Anh chửi xong chưa? Anh lại làu bàu.”

Sau đó tôi nói: “Sao anh lại yêu em đến thế nhỉ?” Anh ngây người nhìn tôi và hỏi; “Ý cô là sao?”

Tôi nói: “Với người ngoài anh có thể chửi như vậy không? Anh chỉ có thể chửi người mà mình yêu thương như thế thôi.”

Anh đáp lại: “Em yêu. Gần đây anh hay bị mất bình tĩnh, nên em phải tha thứ cho anh nhé.” Vậy là một mâu thuẫn được hóa giải.

Khi tôi cần đi lại, tôi sẽ nghĩ cho anh. Nếu anh phải chờ quá lâu, tôi sẽ bảo anh đón tôi sau đó.

Lần nào, anh cũng vui vẻ giúp đỡ tôi.

Sư phụ giảng:

“Tu luyện là gì? Tu luyện có mục đích cuối cùng là gì? Là từ người thường mà bước ra. Khi không ở trong người thường, thì các loại mâu thuẫn, chấp trước, và các loại nhân tố của người thường đối với chư vị còn có thể khởi tác dụng chăng?” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2004)

Nhờ học Pháp, chúng ta đều biết rằng tất cả những gì xảy ra quanh chúng ta, dù lớn hay nhỏ, đều là an bài của Sư phụ để chúng ta tu luyện và đề cao, chứ không phải để chúng ta tranh luận đúng sai.

Chúng ta là đệ tử Đại pháp thời kỳ Chính Pháp, mang sứ mệnh cứu độ chúng sinh. Chúng ta trước hết phải tu luyện tốt để phủ nhận can nhiễu và bức hại của cựu thế lực để có thể giúp thêm nhiều chúng sinh.

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.]


Bản tiếng Trung: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/19/414256.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/4/12/191835.html

Đăng ngày 23-06-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share