Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-12-2020] Là người tu luyện, chúng ta biết rằng chúng ta nên hướng nội để giải quyết vấn đề của mình. Tôi đã nhận ra rằng chỉ với tâm chân thành và giữ mình theo tiêu chuẩn của Đại Pháp, tôi mới có thể thực sự tìm ra được chấp trước của mình, chính lại bản thân và đi con đường tu luyện chân chính.

Trải nghiệm vẻ đẹp của tu tâm tính

Sư phụ an bài Tiểu Bảo điểm hóa cho tôi

Tiểu Bảo là con gái anh họ của tôi. Cháu hai tuổi và rất thông minh. Tôi là bạn tốt nhất của cháu, sau những người thân trong gia đình cháu.

Mỗi lần tôi gặp em họ mình, Tiểu Bảo đều ở lại cùng tôi. Bất cứ khi nào cháu nhìn thấy tôi phát chính niệm, cháu cũng sẽ ngồi bắt chéo chân. Tôi đã dạy cháu niệm: “Chân-Thiện-Nhẫn hảo! Pháp Luân Đại Pháp hảo!”

Có lần, trong một buổi họp mặt gia đình cùng họ hàng, khi thấy tôi đến, Tiểu Bảo chạy đến nắm tay tôi và rủ tôi chơi cùng. Tôi bảo cháu đợi một lúc, nhưng cháu muốn đi ngay.

Tôi biết cháu muốn ra ngoài mua đồ ăn nhẹ và đồ chơi. Thấy tôi không có ý định chơi cùng cháu luôn, cháu niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo.”

Đó là lần đầu tiên cháu chủ động niệm. Trước đây, tôi luôn nói “Chân” trước, sau đó cháu sẽ nói: “Chân-Thiện-Nhẫn hảo, Pháp Luân Đại Pháp hảo.”

Ngày hôm đó, cháu đã cố ý niệm câu đó cho tôi, tôi kéo cháu lại và nói: “Tiểu Bảo à, cháu biết rằng nếu cháu niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’, cô sẽ rất vui khi đưa cháu đi chơi và mua đồ chứ?” Cháu gật đầu.

Trên đường đi chơi cùng Tiểu Bảo, tôi bắt đầu xem lại bản thân: Tại sao hôm nay cháu lại cư xử như vậy? Không có gì là tình cờ trên con đường tu luyện. Phải chăng tôi có ý định sử dụng Đại Pháp vì lợi ích của bản thân mình?

Lúc đó, câu “Đại Pháp không thể bị lợi dụng” (Tinh Tấn Yếu Chỉ) hiện lên trong tâm trí tôi.

Sư phụ Lý Hồng Chí đã từ bi dạy chúng ta rằng:

“Tôi không trọng hình thức, tôi sẽ lợi dụng các loại hình thức để bộc lộ tâm được chôn giấu rất sâu của chư vị, trừ bỏ chúng đi.” (Nhổ tận gốc, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi cảm thấy chấn động: Tôi có vấn đề này hay không? Hẳn là tôi phải có. Hành vi của Tiểu Bảo chỉ là để cho tôi xem. Tôi đã nghĩ về nó nhiều hơn.

Trong vài năm qua, khi tôi viết bài chia sẻ kinh nghiệm, đôi khi tôi trích dẫn lời dạy của Sư phụ mà không có thái độ trang nghiêm và khiêm tốn. Tôi thậm chí còn viện dẫn Pháp của Sư phụ để chứng minh những gì mình đã ngộ ra. Tất nhiên, tôi không nói rằng chúng ta không thể trích dẫn Pháp của Sư phụ, nhưng động lực của chúng ta là gì? Là để chứng thực Pháp, hay là dùng Đại Pháp để chứng thực bản thân?

Tôi bị chấn động. Tâm bất chính như vậy đã bị che giấu quá lâu. Chính Sư phụ đã dùng Tiểu Bảo nhắc nhở tôi để tôi có thể tìm ra và thoát khỏi chấp trước vi tế này.

Mang động cơ thầm kín khi niệm Pháp của Sư phụ có thể dẫn đến kết quả hoàn toàn khác nhau. Thông qua sự việc này, tôi đã thực sự cảm nhận được sự nghiêm túc của tu luyện.

Chỉ thông qua hướng nội mọi lúc, chúng ta mới không bỏ lỡ cơ hội mà Sư phụ đã cẩn thận an bài cho chúng ta để loại bỏ các chấp trước của mình.

Điều chỉnh tâm thái của bản thân

Gần đây, tôi đã đến nhà chú tôi hai lần. Sau khi nhìn thấy thím tôi, tôi nghĩ rằng thím ấy dễ cáu kỉnh và mất bình tĩnh. Thím liên tục phàn nàn về mọi thứ và có thái độ không tốt với chồng (chú tôi) và những người khác.

Khi đề cập vấn đề này với chồng, tôi đã phán xét thím tôi bằng tiêu chuẩn của người thường và nghĩ rằng thím thật quá đáng với chú của tôi.

Một ngày nọ, tôi đột nhiên nhận ra: Có vấn đề gì với mình không? Tại sao mình lại thấy điều này?

Sau khi hướng nội cẩn thận, tôi đã tìm ra được vấn đề của mình. Khi làm việc nhà, tôi sợ mất quá nhiều thời gian và thường vội vàng. Khi tôi ra ngoài dán tài liệu giảng chân tướng cùng các học viên khác, tôi nghĩ rằng họ đã quá chậm. Tóm lại, tôi có tâm rất sốt ruột!

Đây chẳng phải là chấp trước sao? Chẳng phải người tu luyện chúng ta đang đi trên con đường thành Thần sao?

Liệu Thần có làm việc như thế này không? Những gì chúng ta làm nên có biểu hiện của sự lý trí, bình ổn và ôn hòa để chúng ta có thể chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh.

Sư phụ giảng:

“Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, [bảo trì] tâm thái hoà ái; [khi] gặp vấn đề thì sẽ xử lý được tốt, bởi vì nó có một khoảng hoà hoãn.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Khi học lại những lời giảng của Sư phụ, tôi tự xem lại bản thân và thấy rằng mình còn cách xa yêu cầu của Ngài. Tôi nhận ra rằng khi tâm không chính, tôi có tâm sợ hãi mạnh mẽ và không giảng chân tướng được tốt.

Vì vậy, càng cảm thấy không làm được tốt, tôi càng cảm thấy lo lắng. Tôi không còn chiểu theo Pháp nữa. Sư phụ đã nhắc nhở chúng ta rằng:

“Người như thế cũng có trong các học viên tu lâu, ngoài ra một biểu hiện nổi cộm nhất là: họ cứ mãi tự so sánh với con người, so sánh với bản thân họ trong quá khứ, chứ không thể theo yêu cầu của Pháp ở các tầng thứ mà đo lường bản thân mình.” (Đối thoại với Thời gian, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Chỉ qua việc chiểu theo yêu cầu của Sư phụ và đồng hóa với Pháp càng sớm càng tốt, tôi mới có thể loại bỏ các chấp trước của mình và làm tốt ba việc.

Sư phụ giảng:

“Tâm thái của họ là như thế nào? Là ‘khoan dung’, là khoan dung rộng lớn phi thường, có thể dung [hoà] các sinh mệnh khác, có thể thật sự suy nghĩ như đang ở địa vị của sinh mệnh khác. Đây là điều mà rất nhiều người trong chúng ta vẫn chưa đạt đến được trong quá trình tu luyện, nhưng chư vị đang nhận thức dần dần, đang đạt đến.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc năm 2002)

Bây giờ tôi đã có nhận thức sâu hơn về việc phù hợp tối đa với trạng thái người thường.

Một số học viên nghĩ rằng việc tương tác với những người mà họ biết – bao gồm cả thành viên gia đình, họ hàng và bạn bè, đặc biệt là những người đã minh bạch chân tướng và thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc – là lãng phí thời gian.

Nhận thức của tôi là Sư phụ đã an bài cẩn thận việc tu luyện của chúng ta. Những gì xảy ra hàng ngày không phải là ngẫu nhiên và nhằm mục đích đề cao tâm tính của chúng ta. Chúng ta không thể an bài con đường tu luyện của chính mình và trốn tránh xã hội người thường.

Đạt đến cảnh giới vô ngã

Sư phụ giảng cho chúng ta rằng các học viên Đại Pháp phải suy xét cho người khác trước trong bất cứ điều gì chúng ta làm. Trong một sự cố xảy ra gần đây, tôi đã nhận ra được vẻ đẹp khi làm “vì người khác.”

Một ngày nọ, một học viên nói với nhóm học Pháp của chúng tôi rằng học viên Cao, người sống gần đó, đã vắng mặt và có sức khỏe kém. Anh gần như mù cả hai mắt và chỉ có thể nghe Pháp. Người học viên hy vọng chúng tôi có thể giúp đỡ anh và đề nghị chúng tôi đến nhà anh ấy, học Pháp cùng anh ấy và giúp đỡ anh.

Ngay khi nghe điều này, tôi đã không muốn đi. Tôi không biết anh ấy hay hoàn cảnh gia đình của anh ấy, cũng như các thành viên trong gia đình anh nghĩ gì về Đại Pháp.

Tôi nói rằng tôi không muốn đi. Sau khi về đến nhà, tôi không ngừng suy nghĩ tại sao mình lại nói như vậy. Một học viên khác đang gặp khó khăn và cần giúp đỡ, vậy tại sao tôi lại thờ ơ như vậy?

Không phải chúng ta đều là đệ tử của Sư phụ sao? Sư phụ trân quý từng đệ tử, vậy tại sao tôi không thể yêu quý và giúp đỡ các học viên khác? Tôi sẽ không làm gì thêm, mà chỉ học Pháp cùng các học viên khác. Chẳng phải sự ích kỷ của tôi đã bộc lộ, và không phải điều này xảy ra để tôi đề cao sao?

Sư phụ giảng:

“đệ tử Đại Pháp là một chỉnh thể” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Trung Mỹ Quốc [1999])

Vấn đề của học viên khác cũng là của tôi, vậy thì tại sao tôi không vui khi giúp anh ấy? Sự không sẵn lòng đó của tôi chẳng phải phản ánh tâm ích kỷ của tôi hay sao? Tôi nghĩ rằng quan niệm này nên được loại bỏ ngay lập tức.

Sau khi nhận ra chấp trước của mình, tôi đã chính lại bản thân và đến nhà của học viên Cao để học Pháp vào ngày hôm sau. Trong thời gian đó, chúng tôi học Pháp và học cách giao tiếp với nhau.

Học viên Cao hướng nội tìm thiếu sót của mình, nhận ra nguyên nhân của tình trạng hiện tại, và đã loại bỏ nhiều chấp trước của bản thân. Cảm giác tức ngực và khó chịu mà anh đã từng trải qua đã giảm bớt, và tâm trạng của anh cũng tốt hơn rất nhiều.

Một ngày nọ khi học Pháp, tôi đã nói với học viên Cao từ tận đáy lòng mình: “Hôm nay, tâm thái của anh đã tốt hơn rất nhiều. Tâm tôi cảm thấy vui hơn khi thấy anh thế này. Anh nên cố gắng duy trì tâm thái này trong tương lai.” Anh nói những gì anh ôm giữ trong lòng đã không còn nữa. Nhóm chúng tôi đã rất vui khi nghe điều này.

Trong thời gian tu luyện còn lại, tôi sẽ nghe lời Sư phụ, làm tốt và ghi nhớ lời dạy của Ngài:

“Tôi còn muốn bảo chư vị, bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa! Hãy nghĩ cho Đại Pháp vĩnh thế bất biến!” (Phật tính vô lậu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/18/415612.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/4/10/191806.html

Đăng ngày 22-06-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share