Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-03-2021] Một bài viết trên trang Minh Huệ đề cập rằng một cặp vợ chồng học viên đã tranh cãi gay gắt về việc sử dụng hành lá trong nấu ăn. Tôi không thể hiểu tại sao họ lại xung đột về một vấn đề nhỏ như vậy và tại sao họ lại không thể lùi một bước.

Sau đó, tôi đã gặp phải vấn đề tương tự. Tôi đột nhiên trở nên rất nhạy cảm với mùi của hành lá. Ngay cả thoáng ngửi thấy mùi của hành lá cũng khiến tôi không thể chịu nổi — tệ đến mức đôi lúc tôi còn bị nôn.

Qua sự việc này, tôi nhận ra rằng mình có thói quen chỉ ra các vấn đề của các học viên khác thay vì đặt mình vào vị trí của họ và lấy vấn đề của họ làm gương cho việc tu luyện của bản thân. Trên thực tế, tình huống thực sự gây ra xung đột có thể không như biểu hiện của nó. Là những học viên, khi chúng ta nhìn thấy vấn đề ở người khác, chúng ta không nên chỉ trích họ. Thay vào đó, chúng ta nên coi đó như một cơ hội để đề cao trong tu luyện của chính mình. Chúng ta sẽ có thể đề cao nhanh chóng nếu chúng ta ghi nhớ điều này.

Tâm oán hận của tôi được phơi bày

Vài năm trước, một học viên khác đã trải qua một khổ nạn nghiêm trọng. Điều phối viên của địa phương chúng tôi đã đề nghị tôi giúp anh ấy. Tôi đã không yêu cầu sự giúp đỡ quy mô lớn trong khu vực của chúng tôi. Thay vào đó, tôi đã sắp xếp cho một số đồng tu sống gần anh ấy học Pháp và phát chính niệm cùng với anh ấy vào ban ngày. Vào buổi tối, tôi đến học Pháp, phát chính niệm và chia sẻ thể ngộ với anh ấy. Tôi cảm thấy sự sắp xếp này là phù hợp vì hàng ngày đều sẽ có các học viên giúp đỡ anh ấy mà không cần quá nhiều học viên tham gia. Kết quả rất tốt, và tình trạng của anh ấy đã được cải thiện.

Tuy nhiên, điều phối viên địa phương chúng tôi nghĩ rằng sự sắp xếp của tôi sẽ không hiệu quả. Cô ấy nói rằng nên có nhiều học viên hơn đến đó và giúp anh ấy cả ngày cả đêm.

Tôi đã không đồng ý. Theo thể ngộ của tôi, then chốt để người học viên đó vượt qua khổ nạn đó là liệu anh ấy có thể hướng nội, chính lại bản thân và đối đãi vấn đề bằng chính niệm hay không chứ không quan trọng ở việc có bao nhiêu học viên đến đó và ở lại cùng anh ấy. Nếu những học viên giúp anh ấy không thể đối đãi với khổ nạn của anh ấy bằng chính niệm, thì càng nhiều người tham gia lại có thể mang đến cho anh ấy nhiều can nhiễu hơn. Đồng thời việc đó cũng sẽ ảnh hưởng đến các hạng mục khác nếu có quá nhiều học viên bỏ mọi việc để đến giúp anh ấy.

Khi điều phối viên thấy tôi không đồng ý với cách giải quyết của cô ấy, cô ấy đã đề nghị một số học viên từ các vùng khác đến và ở lại với anh ấy.

Vì thế, nhiều học viên từ các khu vực khác đã đến và giúp đỡ người đồng tu này. Tuy nhiên, hầu hết họ chỉ đến vì không muốn từ chối đề nghị của điều phối viên. Khi họ thấy tình trạng của vị học viên và phát hiện ra chấp trước của anh ấy, họ có những ý kiến khác nhau về vấn đề của anh và thậm chí còn tranh luận về vấn đề đó trong khi học nhóm. Cuối cùng thì đồng tu đó đã không vượt qua được khổ nạn.

Khi tôi hướng nội sau đó, tôi đã nhìn ra những vấn đề của mình. Thứ nhất, tôi đã không chia sẻ một cách bình tĩnh khi điều phối viên không đồng ý với tôi. Khi cô ấy đề nghị một số học viên từ các khu vực khác giúp đỡ, tôi đã tức giận và trở nên tiêu cực.

Trong tu luyện không có gì là ngẫu nhiên

Bài học quan trọng nhất là tôi đã không nhận ra rằng khổ nạn của đồng tu đã đưa ra cho tôi một tấm gương để nhìn ra những thiếu sót của chính mình. Trên con đường tu luyện, không có gì là ngẫu nhiên cả. Lẽ ra tôi phải nhận ra rằng hẳn là có điều gì đó để tôi hướng nội và đề cao. Ví dụ, đồng tu trong khổ nạn ấy có chấp trước vào sắc dục. Tôi nhận ra mình cũng có chấp trước vào sắc dục. Lẽ ra tôi nên lấy vấn đề của anh ấy để làm gương cho mình, tìm ra chấp trước của bản thân và loại bỏ nó.

Một lần khác, một cặp vợ chồng học viên đề nghị tôi giúp giải quyết mâu thuẫn gia đình họ. Họ đổ lỗi cho nhau, và cả hai đều cho rằng người kia đã sai. Tôi nói với họ rằng tôi không muốn tham gia vào cuộc tranh cãi của họ. Tôi nói: “Tất cả chúng ta đều là học viên, vì vậy chúng ta không thể đo lường mọi thứ bằng tiêu chuẩn của người thường. Không có ý nghĩa gì khi tranh luận xem ai đúng ai sai. Ngay cả khi anh hay chị đúng một trăm phần trăm, và ngay cả khi tôi nghĩ rằng anh hoặc chị đúng, thì anh chị hãy nên nhìn vào nguyên nhân gốc rễ và đề cao tâm tính của mình. Trong tu luyện, chừng nào chúng ta còn động tâm trong mâu thuẫn thì chúng ta không đáp ứng các yêu cầu của người tu luyện.”

Tôi chia sẻ với họ những điều Sư phụ đã giảng,

“Tu luyện là tu bản thân, bất kể xuất hiện trạng thái nào đi nữa cũng đều cần suy xét bản thân. Tôi bảo chư vị, là người thường mà nói, ai mà khi gặp vấn đề đều có thể nghĩ đến tự xét mình, thì cá nhân sẽ thành bậc thánh nơi người thường; đệ tử Đại Pháp thực hiện bất kể việc gì mà có khó khăn cần thời [gian] suy xét, thì phải đi tìm [bắt đầu] từ phương diện chính mình, [và] thuận theo trạng thái hoàn cảnh mà đệ tử Đại Pháp và Chính Pháp đòi hỏi. Khi vấn đề xuất hiện, [ấy] là bản thân bướng bỉnh cứng đầu với Pháp Lý. Hãy tìm xem chỗ vấn đề ở đâu bỏ cái cục bướng bỉnh đó đi, và thuận theo Lý. Phương thức tốt nhất chính là khi gặp sự việc nào đó thì đừng đẩy về phía trước, húc về phía trước, truy đuổi để giải quyết, mà là bỏ cái tâm đó đi, thoái lùi một bước, và giải quyết. (vỗ tay) Hễ có chuyện liền muốn chỉ ra ai đúng ai sai, rằng đó là vấn đề của người này hay vấn đề của người kia, rằng tôi làm thế này thế này; nhìn ngoài thì thấy tựa như đang giải quyết mâu thuẫn, nhưng trên thực tế thì một chút cũng không; nhìn ngoài thì thấy rất lý trí, kỳ thực một điểm lý trí cũng không; chưa hề thoái lùi một bước và hoàn toàn vứt bỏ cái tâm ấy đi để suy xét vấn đề. Trầm tĩnh và yên hòa, và từ đó trong mâu thuẫn mà nhảy thoát ra nhìn xét mâu thuẫn ấy, thì mới có thể thật sự giải quyết.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thủ đô Mỹ quốc [2006])

Tôi kể cho họ về trải nghiệm của tôi trong một cuộc xung đột gia đình. Khi tôi tranh cãi với chồng, anh ấy nói: “Hãy nhìn lại chính mình!” Tôi đã rất tức giận khi nghe điều đó. Sau đó, tôi nhớ rằng mình là một học viên. Chẳng phải tranh cãi của chúng tôi là cơ hội để tôi đề cao sao? Chỉ với suy nghĩ này, tôi cảm thấy một luồng năng lượng ấm áp chạy dọc thân thể mình. Cảm giác tức giận lập tức biến mất.

Vợ chồng học viên đã sớm nhận ra vấn đề của họ, và mâu thuẫn đã được giải quyết. Tôi cũng hiểu rằng tôi không ở đó để giúp họ giải quyết vấn đề — tôi ở đó để tìm ra vấn đề của chính mình thông qua hành vi của họ. Tôi nhận ra xung đột của họ rất giống với xung đột của tôi ở nhà. Tôi đã không nhận ra nó cho đến khi tôi thấy vấn đề của họ.

Một lần, một đồng tu nói với tôi rằng anh ấy có vấn đề với thị lực và không thể nhìn thấy chữ trong Chuyển Pháp Luân. Khi tôi hỏi liệu anh ấy có thể thấy tôi không, anh ấy nói có. Tôi nói: “Có tầng tầng chư Phật, Đạo, Thần đằng sau mỗi chữ trong Chuyển Pháp Luân. Mỗi chữ đều có uy lực của Đại Pháp. Chừng nào anh có thể nhìn thấy tôi, anh có thể nhìn thấy chữ trong Chuyển Pháp Luân. Chỉ cần tin rằng anh có thể thấy. Miễn là anh tin rằng anh có thể nhìn thấy chữ trong Chuyển Pháp Luân, thì anh sẽ có thể nhìn thấy chúng.” Anh ấy trả lời: “Đúng vậy, tôi tin vào Pháp. Tôi tin rằng tôi sẽ có thể đọc lại được.“

Khi tôi đến thăm anh ấy vài ngày sau đó, anh ấy vui vẻ nói: “Tôi có thể nhìn thấy lại tất cả các chữ trong Chuyển Pháp Luânrồi.” Từ trải nghiệm này, tôi đã hiểu sâu sắc hơn về Pháp của Sư phụ. Tôi nhận ra rằng mức độ chúng ta tín Pháp sẽ là mức độ mà uy lực của Đại Pháp triển hiện cho chúng ta. Đúng như Sư phụ đã giảng,

“Có chính niệm mạnh bao nhiêu, thì có uy lực lớn bấy nhiêu.” (“Cũng một đôi lời” Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/5/418632.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/9/191318.html

Đăng ngày 18-06-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

 

Share