Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan
[MINH HUỆ 21-02-2021] Sư phụ giảng:
“Dù họ tu luyện thế nào, họ đều che đậy không nổi những tâm mà họ chưa trừ bỏ. Dù họ tu luyện ra sao, tôi đều sẽ dùng tới biện pháp các loại phương diện —mặc kệ là họ cảm thấy đang làm công tác thần thánh nhất— để đưa những cái tâm mà họ không buông bỏ được nhất biểu hiện ra. Dẫu rằng chư vị làm công tác là vì Đại Pháp, tôi cũng sẽ khiến chúng biểu hiện ra. Bản thân công tác không khiến họ đề cao thì không được đâu, sự đề cao của tâm tính của họ mới là ở vị trí số một, thăng hoa của họ mới là vị trí thứ nhất.” (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998])
Tôi ngộ được rằng bất kể tôi có thực hiện được bao nhiêu cuộc gọi giảng chân tướng đi nữa thì đề cao tâm tính luôn là ở vị trí số một. Tôi muốn chia sẻ những trải nghiệm của mình khi tham gia nền tảng RTC trong năm qua và phản ánh những chấp trước của bản thân. Tôi biết không còn nhiều thời gian và tôi muốn cố gắng để tinh tấn hơn, đề cao tầng thứ của mình trong tu luyện.
Đặt bản thân ở góc độ của đối phương khi giảng chân tướng
Tôi biết mình cần phải từ bi trong khi giảng chân tướng, nhưng trong thâm tâm tôi luôn coi những người làm việc trong lĩnh vực thực thi pháp luật ở Trung Quốc đều rất xấu xa và tà ác. Tôi coi họ là những người có những hành vi tà ác và cần được quy chính lại; tuy nhiên, tôi đã không đặt mình vào vị trí của họ. Trên bề mặt thì dường như tôi đang làm điều đúng đắn khi giảng chân tướng cho họ nhưng trên thực tế tôi lại không từ bi một chút nào.
Khi chia sẻ những trải nghiệm với một học viên khác, tôi đã tìm ra nguyên nhân gốc rễ của những chấp trước của bản thân: Tôi đã ôm giữ sự hận thù đối với những người mà tôi giảng chân tướng và tôi đã nói rất kiêu ngạo. Bây giờ, tôi đã học được cách không nói lại nếu họ nói điều gì đó tiêu cực; thay vào đó, tôi cần lắng nghe và giúp họ vượt qua những rào cản đối với Đại Pháp với một tâm thái bình tĩnh và tường hòa.
Một lần, tôi gọi điện cho một cảnh sát trưởng để hỏi về tình hình của một học viên đang bị giam giữ. Vị cảnh sát trưởng này liền hỏi: “Làm sao mà chị lại biết việc này? Chị là họ hàng à? Anh ta vẫn còn ở Trung Quốc cơ mà, làm sao chị lại biết về vụ việc của anh ta?” Tôi trả lời ông rằng tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở bên ngoài Trung Quốc và rằng vụ việc của học viên này đã đang được quốc tế quan tâm. Ông tiếp tục: “Chị biết về anh ta thì chị hãy thuyết phục anh ta dừng tuyệt thực đi. Anh ta còn đánh cả những nhân viên của tôi.” Tôi bình tĩnh nói với ông rằng: “Các học viên Pháp Luân Đại Pháp hành xử chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Chúng tôi không đánh hay chửi bới người khác. Nếu anh ấy sử dụng bạo lực thì anh ấy đã không chọn cách tuyệt thực như vậy.”
Viên cảnh sát trưởng liền đổi chủ đề rồi hỏi tôi ở tổ chức nào và ai là người phụ trách. Tôi trả lời: “Chúng tôi tình nguyện thực hiện các cuộc gọi, hy vọng rằng anh sẽ minh bạch chân tướng.” Sau đó, ông hỏi tại sao tôi lại hỏi về vụ việc cụ thể này bởi vụ việc này đã diễn ra được một thời gian rồi. Tôi nói với ông rằng nhiều học viên ở bên ngoài Trung Quốc đang chú ý tới vụ việc này.
Ông tiếp tục hỏi làm thế nào mà tôi biết được việc này, vì vậy tôi đã chỉ cho ông cách làm sao để đột phá qua sự phong tỏa internet của Trung Quốc và ông đã cẩn thận ghi lại. Ông ta bảo tôi tới Trung Quốc gặp và nói chuyện với ông. Tôi trả lời rằng trước đây các học viên Đài Loan đã tới Trung Quốc và đã bị bắt giữ phi pháp. Nếu tôi cũng đến Trung Quốc thì có thể tôi sẽ gặp tình huống tương tự. Thật ngạc nhiên là ông ấy đã đồng tình với tôi. Tôi cũng nói với ông về một số quy định quốc tế cũng như việc Hoa Kỳ đã có những chế tài trừng phạt các đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như thế nào.
Cuộc gọi này kéo dài khoảng 16 phút. Đầu tiên, tôi tiếp nhận những điều ông ấy nói thay vì nghĩ cách làm sao để đối phó với ông ấy. Tôi cảm tạ Sư phụ đã ban cho tôi trí huệ. Tôi có thể chân thành trò chuyện với ông ấy trong khi giảng chân tướng cho ông. Ông ấy cũng rất thân thiện và hay chuyện.
Từ những Pháp lý mà Sư phụ giảng, tôi biết rằng Tam giới được tạo ra cho Chính Pháp và chúng ta đến từ bên ngoài Tam giới.
Sư phụ giảng:
” Trước khi hạ xuống thế gian chúng ta đã ước hẹn rõ rồi. Ai đắc Pháp trước sẽ tìm người kia” (“Thực hiện thệ ước”, Hồng Ngâm III)
Thể ngộ của tôi là tôi đã từng thệ nguyện thức tỉnh những người làm việc trong lĩnh vực thực thi pháp luật bằng cách giảng chân tướng cho họ.
Đối diện với sự chỉ trích và đề cao tâm tính
Một lần tại một nhóm lớn chia sẻ tâm đắc thể hội, tôi bắt gặp một học viên khác đang bị chỉ trích về cách mà họ thực hiện các cuộc điện thoại giảng chân tướng.
Tôi cảm thấy rất không thoải mái và nghĩ rằng những lời chỉ trích của học viên đó là trực tiếp nhằm vào tôi. Tôi cảm thấy tuyệt vọng và không thể hướng nội. Ý nghĩ đầu tiên của tôi là bắt đầu tranh luận với anh ấy; Tôi đã bị mê mờ bởi tất cả các loại chấp trước. Điều này đã khiến tôi rất xáo động, không thể tập trung học Pháp và giảng chân tướng.
Khi tôi vẫn tiếp tục bao biện cho bản thân, tôi đã nghĩ về kinh văn Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006]. Sư phụ đã giảng:
“Tôi không muốn hoàn cảnh của các đệ tử Đại Pháp bị biến thành hoàn cảnh chỉ trích lẫn nhau; tôi muốn hoàn cảnh này trở thành một hoàn cảnh đều có thể tiếp thu phê bình đồng thời hướng nội mà tìm. [Mọi người] đều tu bản thân mình, ai ai cũng đều hướng nội mà tìm, ai ai cũng tu bản thân cho thật tốt, [thì] chẳng phải xung đột sẽ ít đi?” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])
Tôi đã ngừng tìm lời bào chữa cho bản thân.
Tôi bắt đầu hướng nội và nhận ra rằng tôi đang sử dụng quan niệm của người thường để giải quyết sự việc và không nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của một người tu luyện. Khi nhân tâm chiếm ưu thế, tôi cảm thấy tôi đang làm sai nhưng nếu mặt đã tu luyện của tôi chiếm ưu thế thì tôi biết đó là một can nhiễu để tôi vượt qua. Sau khi nhận ra điều này, tôi quay lại thực hiện các cuộc gọi điện thoại để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại và các cuộc gọi này có hiệu quả tốt hơn thường lệ.
Trong một vài ngày, tôi nhận ra rằng những lời chỉ trích này được đưa ra là để giúp tôi tu luyện tốt hơn; chúng là những cơ hội để tôi đề cao bản thân.
Sư phụ đã giảng:
“Tuy nhiên thường khi mâu thuẫn đến, [nếu] chẳng làm kích động đến tâm linh người ta, [thì] không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
“Không thể chịu bị người khác nói, không thể bị người phê bình, dẫu có làm sai rồi thì cũng không thể bị nói [phê bình]; như thế thì làm sao được? Đó đâu phải là người tu luyện? Dù chư vị đang làm các việc Đại Pháp và việc cứu người thì cũng phải là người tu luyện làm, không thể là người thường làm.” (“Giảng Pháp tại Manhattan”, Giảng Pháp tại các nơi X)
“Có người vẫn luôn cứ nhấn mạnh rằng mình là đúng; chư vị đúng, chư vị không sai, vậy thì sao? Là đề cao trong Pháp chăng? Dùng nhân tâm để nhấn mạnh đúng-sai, bản thân đó đã là sai rồi; bởi vì chư vị dùng cái Lý của người thường để đo lường bản thân chư vị, chư vị dùng cái Lý của người thường để yêu cầu người khác. Tại Thần mà nhìn một người tu luyện ở thế gian, [thì] đúng và sai của chư vị hoàn toàn không trọng yếu; mà tống khứ tâm chấp trước nhân tâm mới là trọng yếu. Trong tu luyện chư vị buông bỏ tâm chấp trước nhân tâm như thế nào mới là quan trọng.” (“Giảng Pháp tại Manhattan”, Giảng Pháp tại các nơi X)
Sư phụ đã liên tục an bài khổ nạn này để tôi đề cao.
Tôi đã phát hiện ra một số chấp trước trong quá trình này, ví dụ như không muốn nhận lời chỉ trích, thích tranh luận, nghĩ mình vượt trội hơn người khác và mong muốn được ghi nhận. Khi tôi nghĩ về những chấp trước này, tôi cảm thấy rất hối hận. Sư phụ đã luôn coi sóc chúng ta nhưng chúng ta lại không thể kịp thời nhận ra những thiếu sót của bản thân. Tôi sẽ ghi nhớ bài học này và không để nó xảy ra lần nữa.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác phát hành trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/21/421165.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/8/191298.html
Đăng ngày 15-06-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.