Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 16-03-2021] Người thường không muốn chịu khổ bởi vì bản thân đã bị hãm nhập trong bể khổ, trong mê mờ mặc dù nhìn không thấy được bản thân ở trong cảnh khổ, nhưng vẫn đang tránh né một cách hữu ý hay vô ý hoặc kháng cự khổ nạn. Nhưng đạo lý của người tu luyện và người thường là tương phản. Người tu luyện không những có thể chịu khổ, mà còn phải chịu được cái khổ trong những cái khổ, và đạt được trạng thái tu luyện “Lấy khổ làm vui” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Trong cuốn Chuyển Pháp Luân, Sư phụ đã giảng ra các pháp lý. Mỗi điều được giảng ra đều là thiết luật mà các chúng sinh ở mỗi cảnh giới, mỗi tầng thứ của tân vũ trụ tương lai nhất định phải tuân theo. Đó cũng là điều mà các vương và chủ của tân vũ trụ luôn luôn sẵn sàng dùng sinh mệnh của mình để bảo vệ, bởi vì đó là căn bản của việc thành tựu, sáng lập hoàn cảnh sinh tồn của chúng sinh trong tân vũ trụ. Vì vậy chúng ta trong tu luyện, đặc biệt là tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp, nhất định phải không né tránh, trong thực tiễn đi chứng thực Đại Pháp, mới có thể đạt đến mục đích đồng hoá Đại Pháp. Nếu không việc đồng hoá Đại Pháp cũng chỉ có thể là một nguyện vọng tốt đẹp của người tu luyện.
Ví như, chỉ bằng cách đạt tới cảnh giới “lấy khổ làm vui” thì mới có thể tự mình cảm ngộ tới như thế nào mới chân chính là “lấy khổ làm vui,” mới có thể ở trong ma nạn, khổ nạn bảo trì trạng thái tu luyện vui vẻ một cách tự nhiên. Đây tuyệt đối không phải là miễn cưỡng. Chỉ có nhân tâm bị tình ràng buộc thì mới có cảm giác thống khổ. Vậy nên chỉ sau khi xả hết các loại nhân tâm, thay vào đó là từ bi, thì mới là thể hiện của năng lượng cự đại của chính thần.
Sư phụ đã chỉ rõ:
“Công tu hữu lộ tâm vi kính
Đại Pháp vô biên khổ tố chu” (Pháp Luân Đại Pháp – Hồng Ngâm)
Từ tiêu đề của bài thơ “Pháp Luân Đại Pháp”, tôi có lý giải rằng “tu tâm” và “chịu khổ” là hai yếu tố lớn của tu luyện Đại Pháp. “Chịu khổ” đồng hành với mỗi từng bước đi trong tu luyện, mãi cho đến ngày viên mãn.
Từ biểu hiện bề ngoài mà nhìn, chịu khổ có thể tiêu nghiệp, hoàn trả nợ nghiệp. Tiến lên một tầng, trong cực khổ, trong ma nạn, trong khi bị đụng chạm đến nhân tâm mà hướng nội tìm, có thể nhìn ra nhân tâm và chấp trước của bản thân, từ đó đề cao tâm tính.
Sư phụ giảng:
“Có Thần đã chịu tất cả khổ từ đầu đến cuối trong tầng vũ trụ ấy của họ, từ đó muốn có được uy đức lớn nhường ấy, hoàn thành việc đắc cứu.” (Giảng Pháp tại Hội giao lưu Quốc tế tại Bắc Kinh [1996], Giảng Pháp các nơi I)
Tôi lý giải rằng: “chịu khổ” có thể kiến lập uy đức, mà có uy đức càng lớn là bảo chứng cho việc càng có thể cứu được nhiều chúng sinh.
Con đường tu luyện Đại Pháp mặc dù vô cùng hẹp, nhưng trong tu luyện giữ vững được “lấy khổ làm vui,” thì con đường này sẽ có thể bước qua một cách thoải mái, vững chắc phi thường.
Trên đây là thể ngộ cá nhân, có điều gì chưa đúng xin từ bi chỉ rõ.
[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/14/421982.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/16/191426.html
Đăng ngày 08-06-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.