Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Mỹ quốc

[MINH HUỆ 01-04-2021] Tôi sống ở Florida, tôi biết đến Pháp Luân Đại Pháp vào đầu những năm 2000. Câu chuyện dưới đây xảy ra khi tôi mới bước vào tu luyện được vài tháng và có lẽ chỉ đọc được vài lần cuốn Chuyển Pháp Luân.

Trên đường đến hiệu sách có bán các sách Đại Pháp ở Orlando, tôi đi ngang qua một vũng nước nơi có một người đàn ông đang cắt cỏ xung quanh bằng một chiếc máy cắt không quay lớn. Chiếc máy cắt cỏ của anh này đã bị mắc kẹt phần đuôi xe trong nước và không thể tiến lên do miệng hố bị dốc cao và bùn lầy.

Tôi tự nhủ: “Đây chắc chắn không phải là ngẫu nhiên”. Tôi đã gặp nhiều khảo nghiệm và hiểu rằng mọi chuyện đều đã có an bài. Tôi nghĩ: “Chắc hẳn là tôi nên giúp đỡ”. Tôi sẽ giúp đỡ người khác cho dù tôi có phải là một học viên hay không. Tôi đã dành một phần cuộc đời để làm vườn. Nên tôi rất thông cảm với anh ấy trong tình huống này. Tôi không nghĩ đến bất cứ lời giảng Pháp nào và chỉ ngờ ngợ rằng nó có liên quan đến việc tu luyện của mình.

Như đã nói ở trên, tôi có ý định giúp đỡ và nhanh chóng bước đến vũng nước tiến đến sau chiếc máy cắt và bắt đầu đẩy xe lên. Tôi đi dép tông và vũng nước thì dốc nên thật khó để tôi có thể giúp được. Người tôi bị dính bùn, có lúc tôi bị trượt chân và bị bỏng nhẹ do đụng phải ống xả của chiếc máy cắt cỏ. Tôi bắt đầu nghĩ về việc phải chịu đựng nỗi đau và vết bẩn mà không hề phàn nàn và nghĩ rằng có lẽ do tôi đã mắc nợ họ từ kiếp trước.

Sau đó, chiếc máy cắt cỏ đã được đẩy lên khỏi vũng nước và tôi cảm thấy bản thân mình đã làm khá tốt. Tôi đã phải lội qua bãi rác, bị bỏng chân mà không hề phàn nàn khi giúp đỡ một người lạ trong suốt thời gian đó với nụ cười trên môi. Tuy nhiên, khi chiếc máy cắt cỏ không còn bị kẹt nữa thì người đàn ông đã lái chiếc máy đi mà không hề để ý rằng mình đã được người khác giúp đỡ. Anh ấy lái thẳng xe đi và không quay đầu nhìn lại. Cách hành xử của anh này là dưới mức giao tiếp thông thường. Vào lúc đó, tôi nhận ra dường như có một bài học sâu sắc hơn đang dành cho mình. Tôi lúng túng và nghĩ rằng người đàn ông này đã không biết cư xử lịch sự.

Tôi nhanh chóng hướng nội. Mặc dù trong tâm cảm thấy có chút bị coi thường nhưng tôi biết rằng bản thân có những cái cần phải chỉnh sửa. Tôi bắt đầu nghĩ về việc tại sao tôi cảm thấy mình nên nhận được sự công nhận từ người khác. Tâm tôi bắt đầu hiện ra đoạn Pháp trong cuốn Chuyển Pháp Luân:

“Tâm lý hiển thị này ở đâu cũng thể hiện ra; khi làm điều tốt cũng có thể thể hiện ra tâm lý hiển thị”. (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhận ra rằng nếu tôi thật sự không quan tâm đến cảm xúc của bản thân về vấn đề này và không cần sự công nhận thì tôi sẽ không cảm thấy bị coi thường. Vì vậy, tôi nhanh chóng trở lại làm việc để thoát khỏi chấp trước này. Chắc hẳn có nhân tố vị tư nào đó ẩn sâu trong việc tốt mà tôi đã làm.

Kể từ đó, tôi đã suy xét sự việc và nhìn nhận nó dưới nhiều góc độ khác nhau. Tôi đã dùng câu chuyện này một vài lần để nói rằng một hành động tốt đơn giản nhưng có thể đáng giá hơn và có cả thiện và ác trong cùng một hành động của con người là như thế nào. Cũng có thể có vấn đề liên quan đến việc trả nghiệp cho người khác thông qua việc “giúp đỡ”, mà không biết quan hệ nhân duyên của nghiệp lực. Trong trường hợp này, tôi cảm thấy nó vô cùng tự nhiên khi tham dự vào và chỉ thể hiện như một sự tử tế bình thường. Có lẽ tôi đã nợ người đó một món nợ, hoặc cũng có thể không; nhưng tôi thấy rằng nó rõ ràng là được an bài để tôi tìm ra các tâm chấp trước của bản thân.

Đây không phải là trải nghiệm đặc biệt gì hay là khó nạn trong tu luyện của tôi mà nó thật sự chỉ là một sự việc nhỏ đã diễn ra nhưng nó lại khiến tôi thường xuyên nhớ đến nên tôi cảm thấy cần viết bài chia sẻ ra, bởi tôi nghĩ rất có thể nó hữu ích với mọi người. Tôi xin được kết thúc bài chia sẻ của mình bằng hai đoạn Pháp trong cuốn Chuyển Pháp Luân về làm việc tốt như sau:

“Làm điều tốt thì nhận vật chất màu trắng – đức; làm điều xấu thì nhận vật chất màu đen – nghiệp lực.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

“Khi làm điều tốt [họ] lại đồng thời khai phát công năng bản thân, tăng công của chính mình.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/4/1/191670.html

Đăng ngày 11-06-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share