[MINH HUỆ 22-05-2021] Vòm đá Darwin là một kiến tạo đá tự nhiên ở vùng biển Nam Mỹ của Thái Bình Dương, đã bị sụp đổ vào ngày 17 tháng 5 năm 2021. Bộ Môi trường Ecuador đã thông báo trên Facebook cùng ngày hôm đó. Bức ảnh cho thấy phần đỉnh của vòm đá đã bị sụp đổ xuống biển, chỉ còn lại hai cột trụ.

901bd0566632d6a1abcf7e994e0583f2.jpg
Vòm đá Darwin sụp đổ vào ngày 17 tháng 5 năm 2021

Công ty du lịch Aggressor Adventures cũng đã xác nhận thông tin này. Nhiều khách du lịch của Aggressor Adventures đã chứng kiến vòm đá sụp đổ ngay trước mắt họ vào lúc 11 giờ 20 sáng theo giờ địa phương.

Vòm đá Darwin cách Đảo Darwin 1 dặm, một trong những hòn đảo nhỏ nhất ở Galápagos Archipelago, được cho là nơi Darwin khai sinh ra Thuyết tiến hóa. Sự sụp đổ của vòm đá Darwin đã thu hút đông đảo sự chú ý, trong đó có những thảo luận về sự sơ hở của Thuyết tiến hóa Darwin.

Mâu thuẫn với các khám phá về khảo cổ

Darwin đưa ra Thuyết tiến hóa 150 năm trước. Nhưng ông đã “kêu gọi cần cẩn trọng trước khi tìm thêm được những hóa thạch mới – European Dryopithecus là hóa thạch vượn duy nhất vào thời điểm đó”, theo một bài báo của tạp chí Science xuất bản ngày 7 tháng 5 năm 2021 với tiêu đề “Hóa thạch vượn và sự tiến hóa của con người”. Nhưng sau những phát hiện liên tục trong suốt 150 năm, “thông tin căn bản về nguồn gốc loài người vẫn còn là điều xa vời” do sự không nhất quán về dữ liệu hóa thạch.

“Khi bạn xem xét nguồn gốc người cổ (hominin), đó đúng là một mớ lộn xộn – không có sự đồng thuận nào cả,” theo Sergio Almécija, một nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ và là tác giả chính của bài báo trên, ông nói “Người ta đang làm việc theo những mô thức hoàn toàn khác biệt, và đó là điều tôi không thấy ở những lĩnh vực khoa học khác.”

Almécija đưa ra nhận định trên khi được Science Daily phỏng vấn, theo một bài báo đăng ngày 6 tháng 5 trên Science Daily với tiêu đề “Hầu hết các câu chuyện về nguồn gốc loài người là không tương thích với những hóa thạch đã biết.” Đồng tác giả bài báo Ashley Hammond, trợ lý giám tuyển ngành Nhân chủng học của bảo tàng cũng được trích lời trong bài báo rằng “khi chúng ta xem xét tất cả các bằng chứng – tức là cả vượn sống và hóa thạch và người cổ – thì rõ ràng câu chuyện tiến hóa loài người vốn dựa trên vài loài vượn đang sống là rất thiếu sót trong bức tranh toàn cảnh.”

Khi Darwin đề xuất Thuyết tiến hóa, ông ta coi nó như một giả thuyết do thiếu bằng chứng xác đáng. Vậy mà từ đó đến nay, không một hóa thạch nào được tìm thấy ủng hộ thuyết này. Ngược lại, các phát hiện khảo cổ lại đủ để bác bỏ thuyết tiến hóa.

Một ví dụ là sự bùng nổ ở kỷ Cambrian, sự gia tăng đột ngột của các loài khoảng 541 triệu năm trước. Điều này mâu thuẫn trực tiếp với thuyết chọn lọc tự nhiên trong thuyết tiến hóa của Darwin, rằng tiến hóa là quá trình từ từ diễn ra trong hàng triệu năm. “Về câu hỏi tại sao chúng ta không tìm được những trầm tích hóa thạch phong phú thuộc những thời kỳ trước kỷ Cambrian, thì tôi không có câu trả lời nào thỏa đáng” chính Darwin đã thừa nhận như vậy vào năm 1859.

Những bằng chứng hóa thạch về sự bùng nổ ở kỷ Cambrian vẫn đang tiếp tục xuất hiện trong suốt 150 năm qua. Sau khi những hóa thạch được phát hiện vào năm 1984 ở Trừng Giang tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, lại càng có thêm các nhà khoa học đặt nghi vấn về thuyết tiến hóa.

Loài người trong thời cổ đại

Ngoài việc mâu thuẫn với thuyết của Darwin, bằng chứng khảo cổ vượn được tìm thấy cho đến nay đã chỉ ra rằng có những loài như người hiện đại đã tồn tại trong các thời kỳ cổ. Nhưng đáng tiếc rất nhiều những phát hiện như vậy đã bị che đậy.

Trong cuốn sách “Phát hiện khảo cổ bị cấm: Lịch sử loài người bị ẩn giấu” của Michael A. Cremo và Richard L. Thompson xuất bản năm 1993 có viết: “Qua hàng thế kỷ, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy xương và những tàn tích chứng tỏ rằng loài người như chúng ta đã tồn tại hàng triệu năm. Tuy nhiên khoa học dòng chính lại áp chế những sự thật này. Thành kiến dựa trên lý thuyết khoa học hiện nay đóng vai trò như ‘bộ lọc kiến thức’, đưa đến cho chúng ta một bức tranh về tiền sử vốn hầu như không chính xác”.

Một trong những ví dụ là những dấu chân người được các nhà nghiên cứu tìm thấy vào năm 1979 tại Laetoli, Tanzania. Trầm tích trong lớp tro núi lửa hơn 3,6 triệu năm trước, những dấu chân này “giống hệt với dấu chân của con người hiện đại.” Tương tự, vào năm 1965, các nhà khảo cổ đã tìm thấy xương cánh tay của con người hiện đại ở Kanapoi, Kenya, có tuổi thọ hơn 4 triệu năm và “hầu như không khác” với xương của người hiện đại.

Những bằng chứng như vậy cùng với hàng trăm các ví dụ khác đã chứng tỏ rằng loài người đã tồn tại hàng triệu năm trước hoặc thậm chí lâu hơn nữa.

Một góc nhìn mới

Ông Phillip E. Johnson, giáo sư luật tại UC Berkeley, từng làm thư ký cho Chánh Án Toà án Tối cao Mỹ Earl Warren. Khi đọc các tài liệu về Thuyết tiến hóa, ông đã tìm ra nhiều kẽ hở logic. Như một chuyên gia pháp lý, ông đã nghiêm túc đặt nghi vấn về cơ sở pháp lý của nó.

Trong cuốn sách ông viết năm 1991 “Xét xử Darwin”, Johnson đã liệt kê các bằng chứng để chứng tỏ rằng thuyết tiến hóa là sai lầm. Chẳng hạn, các hóa thạch cho thấy sự xuất hiện đột ngột của các sinh vật mới mà không có dấu hiệu gì của quá trình tiến hoá từ từ. Hơn nữa, một khi các loài sinh vật này xuất hiện, chúng không hề thay đổi trong hàng triệu năm thậm chí khi khí hậu biến đổi. Nếu thuyết của Darwin là đúng thì những hoàn cảnh này hẳn phải gây ra những thay đổi rất lớn về các loài.

“Dấu chân của Thần: Bằng chứng về nền văn minh đã biết mất trên Trái đất” (Fingerprints of the Gods: The Evidence of Earth’s Lost Civilization) là một cuốn sách do tác giả và nhà báo người Anh Graham Hancock viết năm 1995. Dựa trên các phát hiện khảo cổ ở Nam Mỹ, Ai Cập và các nền văn minh khác, ông đã rút ra một cái nhìn mới về lịch sử loài người.

Hancock viết: “Người Ai Cập cổ đại, giống như người của nền văn minh Olmecs (Bolivia) đột nhiên xuất hiện cùng lúc và hình thành hoàn chỉnh. Thực ra, giai đoạn chuyển đổi từ trạng thái nguyên thủy đến xã hội phát triển dường như diễn ra quá ngắn đến nỗi nó vô lý về mặt lịch sử.” Ông cũng viết “Điều quan trọng là không có dấu hiệu gì của sự tiến hóa dù là đơn giản hay phức tạp.”

Có rất nhiều cuốn sách như vậy. Chẳng hạn, Chris Morton và Ceri Louise Thomas đã viết cuốn sách “Bí ẩn của các hộp sọ pha lê: Vén màn bí mật Quá khứ, Hiện tại và Tương lai” (The Mystery of the Crystal Skulls: Unlocking the Secrets of the Past, Present, and Future). Rebecca Stefofff viết cuốn sách “Đi tìm những thành phố đã mất” (Finding the Lost Cities)

Những nghiên cứu và ấn bản đang diễn ra hiện nay đã khiến ngày càng nhiều người đặt nghi vấn thuyết tiến hóa của Darwin. Michael Denton, chuyên gia về bệnh di truyền đã viết một cuốn sách vào năm 1985 “Tiến hóa: Thuyết trong khủng hoảng” (Evolution: A Theory in Crisis). Trong cuốn sách này ông mô tả chủ nghĩa Darwin là một sự dối trá lớn.

Ông viết: “Sự phức tạp của loại tế bào đơn giản nhất được biết đến là quá lớn đến nỗi không thể nào chấp nhận được rằng một thực thế như vậy lại có thể đột nhiên được quăng vào với nhau trong một sự kiện quái dị, cực kỳ không thể xảy ra. Sự xuất hiện [nếu diễn ra] như vậy thì chẳng khác chi một phép màu”.

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/5/22/426009.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/5/24/193309.html

Đăng ngày 08-06-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share