Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-03-2021] Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi. Nhờ sự cứu độ từ bi của Sư phụ, tôi có cơ hội để tu luyện bản thân và trở thành một lạp tử của Đại Pháp. Sau đây là những kinh nghiệm gần đây của tôi về việc loại bỏ tâm tật đố và chấp trước vào sự thoải mái.

Nhìn nhận vấn đề của bản thân từ quan điểm của một người tu luyện

Trong năm qua, tôi thường gọi điện thoại giảng chân tướng đến Trung Quốc. Sau khi được đào tạo, tôi đã học được nội dung và kỹ năng và có thể giúp đỡ các đồng tu tham gia hạng mục sau tôi.

Một học viên trẻ tuổi có thể nói hai thứ tiếng thực hiện cuộc gọi cùng với tôi nhưng anh ấy không nói tốt tiếng Trung, bởi anh ấy chủ yếu nói tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày. Anh ấy nói với tôi nhiều lần rằng anh ấy cảm thấy ghen tị với tôi, vì tôi có thể nói chuyện tốt với mọi người và thuyết phục họ thoái xuất khỏi các tổ chức của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tôi nghĩ anh ấy thật thẳng thắn khi phơi bày sự tật đố của chính mình, điều mà tôi rất khó làm được như vậy, đặc biệt là trước mặt người mà tôi tật đố. Để khiến anh ấy cảm thấy tốt hơn, tôi nói với anh ấy rằng tôi còn nhiều điều cần cải thiện, chẳng hạn như tôi cần từ bi hơn, tinh tấn hơn, và các cuộc điện thoại của tôi không thực sự thành công như anh ấy nghĩ. Anh ấy trả lời: “Đồng tu thu thập chữ ký cùng với tôi cũng nói điều tương tự. Những người làm tốt như các bạn đều có xu hướng nói như vậy“.

Vào lúc này, tôi thực sự nghĩ rằng đồng tu này đã tật đố với người khác. Tôi hiểu rắng những lời này được nói ra là bởi xuất phát từ tâm tật đố và suy nghĩ của anh ấy. Tất cả các cuộc trò chuyện điện thoại thành công của tôi dường như đều được anh ấy nghe thấy, nhưng các cuộc gọi không thành công của tôi thì anh ấy lại không biết, như thể một vẻ ngoài giả tạo đã được tạo ra để gia tăng sự tật đố trong lòng anh ấy. Mặc dù tôi không biết làm cách nào để giúp anh ấy thoát khỏi cảm giác này, nhưng với tư cách là người ngoài cuộc, tôi có thể thấy rõ sự tật đố được tạo ra như thế nào thông qua một nhận thức méo mó. Nếu như anh ấy có thể nhìn thấu vẻ ngoài giả tạo, thì anh ấy sẽ thấy thực tế không giống như những gì anh ấy đã nghe hoặc nhìn thấy, và không có ích gì để tật đố với tôi. Tôi vô cùng biết ơn Sư phụ đã an bài cho tôi có thể quan sát tâm tật đố từ một góc độ khác.

Gốc rễ của tật đố: “Tôi là người giỏi nhất”

Pháp Luân Đại Pháp đã cấp cho tôi rất nhiều trí tuệ. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, tôi dần dần rời xa Đại Pháp, và chứng thực bản thân thay vì Đại Pháp. Kết quả là, tâm tật đố, oán giận, chấp trước vào sự phô trương, tính háo danh, tâm lý cạnh tranh, cảm giác thấp kém, cao cả vv.. Bắt đầu nổi lên.

Tôi đã từng xác định tật đố, phẫn uất và những quan niệm của con người về một vấn đề nào đó và tôi cần loại bỏ chúng từng thứ một. Một ngày nọ, tôi chợt nhận ra rằng tất cả những quan niệm này đều bắt nguồn từ một thứ, sự ích kỷ và có chung một điều kiện tiên quyết: “Tôi là người giỏi nhất”. Đó là lý do tại sao tôi không muốn nghe bất cứ điều gì tiêu cực về bản thân và không thể chấp nhận sự thật rằng những người khác tốt hơn mình. Tôi trở nên nhạy cảm khi người khác thể hiện ra và coi đó là dấu hiệu của sự cạnh tranh. Khi tôi chiến thắng, lòng nhiệt thành và sự thích khoe khoang của tôi đã bộc lộ rõ. Khi tôi thua cuộc, sự phẫn uất và cảm giác bất lực, tự ti của tôi cũng thể hiện ra. Tôi đã bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn này.

Tôi ghét nhìn thấy bất kỳ ai khoe khoang về mình, đặc biệt là khi tôi không đồng ý với ý kiến của họ hoặc khi ai đó vô tình hạ thấp ý kiến của tôi. Mặc dù tôi không nói bất cứ điều gì mạnh mẽ về sự bất đồng do tính cách của tôi, tôi thường giữ một mối oán hận và ngừng chú ý đến người đó.

Khi tôi hiểu sâu hơn về Pháp, tôi nhận ra rằng tôi có tất cả những hành vi mà tôi không thích nhìn thấy ở người khác. Tôi không nói nhiều, nhưng tất cả những lời tôi nói đều được suy nghĩ kỹ lưỡng và nhằm mục đích chứng thực bản thân. Đây là lý do mà tôi thường thấy lời nói của mình không diễn đạt được ý tôi muốn nói, hoặc đôi khi bị người khác hiểu nhầm. Sau đó, tôi nhận ra rằng đó là bởi vì tôi quan tâm rất nhiều đến cách người khác nhìn nhận ý kiến của tôi, và tôi không thể thiếu sót trong mắt người khác vì tôi nghĩ mình là người giỏi nhất. Tôi chỉ nói bất cứ điều gì tôi muốn mà không do dự trước mặt những người thân thiết nhất với tôi, bởi vì tôi biết rằng họ sẽ không thể không đồng ý với tôi

Tôi cân nhắc tâm lý của chính mình khi tôi thể hiện. Tôi muốn thể hiện rằng tôi đã nhìn thấu toàn bộ vấn đề và nắm vững bản chất của tình hình hiện tại. Vì tôi nghĩ mình đúng nên tôi phải nói cho người khác biết, nếu không họ sẽ không biết. Tôi không bày tỏ ý kiến của mình để nhận phản hồi theo cách khiêm tốn, nhưng đã vô tình hạ thấp những người khác để xây dựng bản thân và để thỏa mãn sự phù phiếm của mình. Tôi bắt đầu có ý thức tìm những tâm chấp trước của mình khi những người khác coi thường tôi. Nếu không thấy mình làm gì sai, hoặc biết người khác muốn giữ thể diện, tôi sẽ không phản bác, mà vui vẻ lựa chọn để họ chiếm thế thượng phong, đó có thể là cơ hội để tôi tiêu nghiệp của mình.

Tôi thường tự nhắc mình rằng mục đích của giao tiếp là trao đổi ý kiến với người khác chứ không phải để chứng thực bản thân, vì vậy không cần thiết phải chú ý đến đánh giá của người khác về tôi. Tôi tự nhủ rằng những gì mọi người nói trong thế giới trần thế này có thể không phải là ý kiến chân chính của họ, và suy nghĩ của ai đó là tùy thuộc vào cảnh giới của chính họ.

Khái niệm “Tôi là người giỏi nhất” có nguồn gốc sâu xa, nhưng nó không có gốc rễ. Đó chỉ đơn giản là những gì người bình thường theo đuổi theo quan niệm của người hiện đại, nhưng nó đi ngược lại nguyên tắc thuận theo tự nhiên.

Một vấn đề nghiêm trọng khác là lối suy nghĩ tiêu cực của tôi. Tôi đã có những suy nghĩ xấu về người khác theo thói quen và tập trung vào những thiếu sót của người khác. Ngay cả khi tôi cố gắng giúp đỡ người khác, tôi cũng hiếm khi khuyến khích người khác mà là chỉ ra những vấn đề của họ, hoặc đổ lỗi cho họ. Ví dụ, trang Minh Huệ đã ra thông tri kêu gọi viết bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện cách đây vài ngày. Tôi đã từng nghĩ mình tu luyện không tốt và không có gì để chia sẻ, nhưng lần này tôi đã chuyển sang lối nghĩ tích cực và tìm thấy một số ví dụ về tu luyện mà tôi có thể chia sẻ. Tôi đang cố gắng áp dụng suy nghĩ tích cực này cho chúng sinh, đồng tu và bản thân mình. Ngay khi có bất cứ điều gì thúc đẩy suy nghĩ phụ diện của tôi, tôi đều có thể nắm bắt và loại bỏ nó và chuyển sang chính niệm, bởi mọi thứ chúng ta gặp phải đều là hảo sự.

Tật đố biểu hiện thành những suy nghĩ luẩn quẩn và tiêu cực. Nếu tôi không bài trừ nó, nó sẽ làm mọi thứ để gia tăng các nhân tố phụ diện ở trong tôi, tạo ra nhiều vẻ ngoài giả tạo, và không tốn công sức để kéo tôi xuống. Khái niệm “Tôi là người giỏi nhất” là vô cùng ích kỷ và theo hiểu biết của tôi, đó là nguồn gốc của sự tật đố. Đó là đặc tính của cựu vũ trụ. Tuy nhiên, vũ trụ mới hoàn toàn là vị tha và hài hòa.

Sư phụ giảng:

“Sinh mệnh tương lai đều là ‘vị tha’, sinh mệnh quá khứ là ‘vị tư’. (vỗ tay) Có những sinh mệnh vì lợi ích bản thân mà chẳng quản chi đến sinh mệnh khác, điều này biểu hiện ra ở thế gian cũng là rõ ràng quá rồi. Có người ở thế gian chỉ vì khẩu khí của mình, mà chẳng quản gì cả cứ làm hại người khác, luôn không có nghĩ cho người khác. Cái ‘tư’ đó có người biểu hiện ra là ác phi thường, có người chuyên môn tìm người để bắt nạt, toàn là coi thường người khác. Nào có ai cho họ cái quyền lực như thế. Chư vị không được như thế, người tu luyện Đại Pháp đều không được như thế”. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)

Sự dựa dẫm gắn với tâm an dật

Hôm nay đã đến giờ ăn trưa, cả tôi và chồng đều không muốn hâm nóng bữa trưa. Tôi nói một cách ngẫu nhiên: “Cả hai chúng tôi đều thực sự lười biếng. Một nhà sư đi lấy nước để uống, hai nhà sư gánh nước để uống, nhưng ba nhà sư không có nước ”. Ngay sau khi tôi nói xong câu cuối cùng, tôi nhận ra rằng mình đã bộc lộ tính dựa dẫm vào người khác.

Cha mẹ tôi hiếm khi yêu cầu tôi làm bất kỳ việc nhà nào khi tôi còn nhỏ. Sau khi kết hôn, tôi dựa dẫm vào chồng nhiều thứ. Tôi dần nhận ra rằng đằng sau sự dựa dẫm của tôi là chấp trước vào sự an nhàn thoải mái.

Lười biếng là biểu hiện của sự chấp trước vào sự thoải mái, khiến tôi không muốn làm việc nhà hoặc luyện công. Tôi thiếu kiên trì trong việc luyện công hàng ngày, và bỏ qua các bài tập với lý do viện cớ như đang đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện. Tôi thậm chí còn bỏ lỡ thời gian phát chính niệm, và đôi khi ngủ gật trong khi phát chính niệm. Rất nhiều thời gian của tôi đã bị lãng phí cho việc ngủ nướng. Lẽ ra tôi có thể làm được nhiều việc hơn, nhưng tôi đã không làm được do sự lười biếng của tôi.

Chấp trước vào sự thoải mái cho tôi biết: “Tôi không thể làm được”. Nó liên tục củng cố những suy nghĩ này, khiến tôi trốn tránh trách nhiệm của mình và dựa dẫm vào người khác. Sự chấp trước vào sự thoải mái cũng nổi lên như một quan niệm tiêu cực về sức mạnh não bộ của tôi, khiến tôi từ bỏ những việc khó hơn và chọn những công việc đơn giản. Bất cứ khi nào tôi định gọi điện thoại đến Trung Quốc, chấp trước vào sự thoải mái của tôi khiến tôi hình dung ra những người có thái độ miệt thị, và khiến tôi phải dựa vào các đồng tu để gọi điện cho mình. Tôi thường mất một lúc để thuyết phục bản thân thực hiện các cuộc gọi.

Chấp trước an dật này thực sự là tinh vi. Nó ẩn sau sự quá phụ thuộc của tôi, tâm lý tranh đấu của tôi, hoặc sự ghen tị của tôi. Tôi đã không nhận ra rằng tôi đã cho phép nó phát triển to lớn như thế nào. Chỉ vì tôi là một học sinh chăm chỉ và tự giác không có nghĩa là tôi không có chấp trước vào sự thoải mái. Đó chỉ đơn giản là vì sự theo đuổi danh vọng và lợi ích cá nhân của tôi còn mạnh hơn cả chấp trước vào sự thoải mái, thứ mà tôi dễ dàng che giấu để không bị phát hiện. Bây giờ áp lực đã qua, chấp trước vào sự thoải mái của tôi đã bộc lộ ra trước, và khiến tôi ngạc nhiên.

Cách tốt nhất để thoát khỏi chấp trước an dật trong hoàn cảnh hiện tại là tham gia học Pháp nhóm, luyện công nhóm, các hạng mục giảng chân tướng và phát chính niệm.

Trong khi viết bài này, một đêm tôi đã mơ về vấn đề bản thân tôi đã bỏ cuộc thế nào khi đối mặt với khó khăn. Một ý nghĩ nảy ra trong đầu tôi trong giấc mơ: “Bạn không phải là một phần của khó khăn. Chúng trông rất lớn, nhưng khi bạn bước vào và bắt đầu giải quyết chúng, thì chúng đã được thay đổi về cấu trúc và không còn là những khó khăn lớn nữa”.

Tôi thức dậy sau giấc mơ tuyệt vời này, càm thấy không còn lo lắng, và tràn đầy tự tin.

Sư phụ giảng:

“Trước kia thời tôi tu luyện có rất nhiều cao nhân cũng từng nói với tôi lời thế này, chính là chớ thấy rằng việc này chư vị cảm thấy rất khó, ‘nan nhẫn năng nhẫn’. Chư vị thấy không được, khó làm được nhưng mà ‘nan hành năng hành’. Thực ra cũng là như thế, không ngại mọi người trở về thử xem. Khi thực sự đang trong kiếp nạn hoặc là trong khi vượt quan, chư vị hãy thử xem, khó nhẫn thì cứ nhẫn xem, thấy là không làm được, khó thành được, vậy thì chư vị cứ thử xem sao, rốt cuộc có làm được không? Nếu chư vị thật sự có thể làm được, chư vị sẽ phát hiện rằng đúng là ‘liễu ám hoa minh hựu nhất thôn’”. (Giải đáp thắc mắc tại giảng Pháp ở Tế Nam)

Tạ ơn Sư phụ đã từ bi cứu độ!

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/17/422195.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/27/191595.html

Đăng ngày 30-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share