Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 04-03-2021] Cháu ngoại tôi, Lạc Lạc năm nay tám tuổi. Vào tháng 9 năm ngoái, Lạc Lạc bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tính đến nay đã được nửa năm rồi. Dưới đây là những câu chuyện tu luyện mà Lạc Lạc đã sử dụng tiêu chuẩn của Pháp Luân Đại Pháp để yêu cầu bản thân mình từ sau khi cháu bắt đầu tu luyện. Tôi muốn viết chúng ra để chia sẻ với các đồng tu.

Sau khi Lạc Lạc về nhà, cháu không có môi trường tốt để học Pháp. Cô bé biết rằng bố cháu không thật sự tin vào Đại Pháp, càng không để cháu học Đại Pháp một cách công khai. Nhưng trong tâm Lạc Lạc đã chứa đựng Đại Pháp, cháu sẽ không từ bỏ Đại Pháp. Cháu đã học Pháp theo hình thức mà không để bố cháu thấy ở trên bề mặt.

Hàng ngày Lạc Lạc đều kiên trì thành tâm thầm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”. Ở trường, cháu cũng cố gắng sử dụng hành động thực tế của bản thân để thể hiện vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp.

Đối với việc học tập, Lạc Lạc chăm chỉ học tốt tất cả các môn học. Trong lớp học môn toán, cháu tích cực phát biểu và chịu khó giải các bài toán. Về cơ bản Lạc Lạc luôn đạt điểm tối đa trong các lần kiểm tra và các bài thi cuối kỳ. Cháu đã nhiều lần nhận được khen ngợi từ giáo viên dạy toán. Tiếng Anh trước kia của cháu chỉ ở mức tạm được cho đến hiện nay thì đã là xuất sắc. Lạc Lạc học giỏi nhất là môn ngữ văn, về cơ bản thì tiết học nào giáo viên ngữ văn cũng biểu dương cháu. Mỗi lần viết văn, Lạc Lạc đều được giáo viên khen trước lớp là cháu viết hay. Cháu đã đạt giải “micro vàng” trong cuộc thi ngâm thơ cấp trường. Cuối kỳ học cháu còn đạt được giải phát thanh viên xuất sắc cấp trường, cháu cũng vinh dự giành được huy trương bạc trong cuộc thi ngâm thơ dành cho thiếu nhi toàn quốc. Lạc Lạc cũng đạt giải xuất sắc trong cuộc thi viết thư pháp dành cho thiếu nhi cấp tỉnh, ở lớp cháu cũng đạt được rất nhiều giải thưởng khác.

Sau mỗi học kỳ, Lạc Lạc đã nhận được những danh hiệu và thành tích mà cháu không nhận được trong 2,5 năm trước khi cháu tu luyện. Trong học tập, Lạc Lạc yêu cầu bản thân rất nghiêm khắc. Sau kỳ nghỉ, mỗi ngày Lạc Lạc sẽ ở nhà học tập một cách có trật tự. Cô bé đã viết một bản tổng kết hơn 2.000 từ và một bảng kế hoạch học tập gần 3.000 từ. Bởi vì Lạc Lạc đã học Đại Pháp nên cô bé mới có thể đạt được nhiều thành tích đến mức mà bản thân cũng không dám nghĩ tới.

Những ngày trong tuần, Lạc Lạc cũng yêu cầu bản thân rất nghiêm khắc. Cháu dùng tiêu chuẩn Chân, Thiện, Nhẫn để chỉ đạo bản thân làm một người tốt. Có lần, một bạn học cùng lớp Lạc Lạc đã nổi giận với một bạn học khác. Vì Lạc Lạc không muốn người bạn này cảm thấy khó chịu, nên cháu đã gọi bạn học sang một bên. Sau đó cháu nói với bạn ấy rằng không nên tức giận với các bạn học và bạn bè của mình, như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự hòa thuận của mọi người. Lạc Lạc còn nói cho bạn học biết những nguy hại khác của việc nổi giận. Bạn học này rất đồng tình với Lạc Lạc và từ đó không còn nổi giận một cách tùy ý nữa.

Sau khi Lạc Lạc học Đại Pháp, cháu đã được đề cử vào vị trí quản lý học sinh ở trường và đã nhận được số phiếu bầu nhiều nhất, bản thân cháu cũng không nghĩ rằng mình đạt được kết quả như vậy. Lạc Lạc cũng rất có uy tín trong lớp và không phát sinh mâu thuẫn với các bạn học khác. Theo cách nói của Lạc Lạc: “Khi người khác đối xử với cháu không tốt thì họ sẽ bị mất đức. Cháu không thể đẩy đức trở lại cho họ.” Tất nhiên bản thân cô bé cũng không làm những việc tổn hại đến người khác và có lợi cho mình.

Ở nhà, Lạc Lạc có mối quan hệ rất tốt với em trai hai tuổi của mình. Khi em trai chưa hiểu chuyện đánh cô bé, cô bé bị đánh đến khóc rồi nhưng cháu cũng không đánh lại em trai. Lạc Lạc đã làm đến được giống như Sư phụ giảng: “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996])

Bố mẹ của Lạc Lạc đều rất yêu quý cô bé.

Hàng ngày Lạc Lạc đều kiên trì học thuộc “Luận Ngữ”. Cô bé nói: “Trước đây đêm nào cháu cũng không ngủ được, muốn ngủ thì phải cần một khoảng thời gian dài. Nhưng sau khi cháu kiên trì học thuộc “Luận Ngữ” vào buổi tối, hiện tại cháu ngủ được rất nhanh. Đôi khi chưa đợi đến lúc đọc xong ‘Luận Ngữ’ mà cháu đã ngủ thiếp đi rồi.” Căn bệnh viêm xoang nghiêm trọng của Lạc Lạc từ trước khi học Đại Pháp giờ đã khỏi, cô bé không còn xuất hiện bất kỳ triệu chứng khó chịu nào nữa.

Ngộ tính của Lạc Lạc rất tốt. Có một lần mẹ của cô bé bị đau răng, cháu đã nói với mẹ rằng: “Sao mẹ không thử thành tâm niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo’, điều đó rất kỳ diệu.” Đôi khi mẹ của Lạc Lạc nói với tôi: “Ngộ tính của Lạc Lạc rất tốt, khi làm bất cứ việc gì cháu cũng dùng tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn để đo lường.” Đúng vậy, chỉ cần có thể chiểu theo pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn mà làm, đó chẳng phải là đang tu luyện sao? Đó chẳng phải chính là thực tu bản thân sao?

Sư phụ giảng:

“Học Pháp đắc Pháp
Tỉ học tỉ tu
Sự sự đối chiếu
Tố đáo thị tu” (Thực Tu, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Học Pháp đắc Pháp
So học so tu
Mỗi mỗi đối chiếu
Làm thế là tu”

Nhìn thấy Lạc Lạc thực tu như vậy. Tôi là một đệ tử cao tuổi đã tu luyện hơn 20 năm nhưng bản thân thực sự cũng cảm thấy có chút xấu hổ.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/4/421499.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/15/191410.html

Đăng ngày 14-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share