Bài viết của Tiểu Mai, đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-05-2021] Không lâu sau khi con gái tiểu Nha của tôi chào đời, bố cháu rời nhà đi công tác xa, chỉ đến kỳ nghỉ mới về nhà mấy ngày. Lần này đi, thoắt cái đã 10 năm. Khi tiểu Nha 11 tuổi thì tôi trở thành một người mẹ đơn thân. Trong quá trình tiểu Nha trưởng thành, tất cả mọi chuyện đều đổ dồn lên một mình tôi.

Lần đầu tiên làm mẹ, việc giáo dục con nhỏ cũng chỉ là lý luận suông, thiếu cơ sở thực tế, đến khi thực sự rơi vào hoàn cảnh thực tế, tôi mới phát hiện hoàn toàn không phải là chuyện như vậy. Tôi cũng từng trải qua khoảng thời gian mờ mịt, âu lo, khủng hoảng và không biết nên làm thế nào. Dần dần tôi hiểu rằng: quá trình trưởng thành của con nhỏ cũng là quá trình trưởng thành của cha mẹ. Nội tâm cha mẹ u ám thì rất khó giáo dục ra được một đứa trẻ tràn đầy năng lượng tươi sáng; cha mẹ ham lợi rất khó giáo dục ra được một thế hệ khoan dung độ lượng. Tôi rất cảm kích Pháp Luân Đại Pháp đã giúp tôi giáo dục con nhỏ, và dẫn dắt con nhỏ phát triển theo định hướng rõ ràng.

I.

Khi tiểu Nha học tiểu học, một hôm cô bé về nhà nói với tôi rằng: “Mẹ ơi, mẹ có thể giúp lớp con mua một chậu hoa không?”

Tôi hỏi: “Vì sao phải mua hoa?”

Cô bé nói rõ ràng rằng: “Cô giáo nói, đến cuối học kỳ, sẽ tuyên dương các bạn có đóng góp cho lớp.”

Tôi nói: “Nếu con vì muốn được cô giáo biểu dương, thì mẹ không thể mua cho con được. Nếu con vì các bạn trong lớp có một môi trường tốt đẹp, thì mẹ sẽ mua cho con.”

Cô bé mở to mắt, khó hiểu.

Tôi nói với con rằng: “Vì được cô giáo khen mới làm, vậy con chỉ muốn được cho bản thân con; nếu con vì mọi người có một môi trường tốt đẹp, trong tâm con nghĩ đến mọi người. Thực sự Thiện lương là vô tư, âm thầm làm, không cần người khác biết. Đây là hai chuyện khác nhau. Con thử nghĩ xem, vì sao con phải làm điều này?”

Tiểu Nha nghĩ một chút rồi nói: “Con muốn lớp con trở nên đẹp hơn một chút, để các bạn học nhìn thấy hoa mỗi ngày, tâm tình sẽ tốt hơn.”

Tôi hỏi: “Nếu cô giáo không biểu dương con, con có khó chịu không?”

Tiểu Nha nở một nụ cười: “Không ạ, không ạ. Các bạn học cảm thấy tốt là được rồi!”

Sau đó, tiểu Nha thường về nhà nói trong lớp thiếu cái này, thiếu cái kia. Vậy là tôi đi mua, để cô bé mang đến lớp. Một số thứ là cô bé quan sát thấy, cô giáo cũng không có chỉ ra, cô bé âm thầm làm tất cả. Nhìn thấy con thay đổi, trong tâm tôi rất vui.

Nếu làm người ích kỷ, nội tâm cô bé có thể hẹp hòi, thế giới của cô bé có thể trở nên ngày càng nhỏ, cuối cùng thì tự đóng khung giam cầm chính mình.

II.

Một hôm, tiểu Nha về nhà hỏi tôi rằng: “Mẹ ơi, nhà chúng ta không có tiền, rất nghèo, phải không ạ?”

Tôi rất ngạc nhiên nhìn con gái: “Sao con lại hỏi mẹ vấn đề này?”

Tinh thần của con gái có vẻ hâm mộ và nói với tôi rằng: “Lớp con có bạn A rất giàu, bạn ấy thường mua rất nhiều, rất nhiều đồ ăn ngon. Còn có bạn B, cậu ấy thường mua tiền xu game để chơi game. Mẹ xem, con không có gì cả, vậy có phải nhà mình nghèo không có tiền mua phải không?”

Tôi không thể nhịn được cười bởi câu hỏi ngây thơ non nớt của con gái. Tôi nói: “Nhà chúng ta không nghèo, chỉ là không tiêu tiền như vậy thôi. Mỗi năm mẹ đều dẫn con đi du lịch, chi phí mỗi năm không ít. Mẹ dẫn con đi du lịch để con có điều kiện trải nghiệm được vẻ đẹp của thiên nhiên. Khi chân của con đứng trên ngọn núi cao sừng sững, con có thể lĩnh hội được rằng con người nhỏ bé biết bao trước tự nhiên, để con thêm lòng kính nể tự nhiên. Con sẽ hiểu được khiêm nhường, hiểu được bao dung, hiểu được nhượng bộ. Tiền mẹ tiêu vào những chỗ như vậy đó. Vậy con chọn cách tiêu tiền như thế nào, hay vẫn giống cách của bạn con, đi mua thức ăn và đi mua xu chơi game?”

Con gái vui vẻ nói to: “Con chọn đi du lịch, con thích đến khắp nơi xem phong cảnh, xem thật nhiều điều ý nghĩa.”

Mỗi lần dẫn con gái đi, tôi đều nói cho con gái biết địa phương này có văn hóa truyền thống liên quan nào, trong các phong tục tập quán có chứa nội hàm đạo đức gì. Tiểu Nha cũng rất thích nghe mục văn hóa Thần truyền trên đài phát thanh Minh Huệ.

III.

Khi bố tiểu Nha và tôi ly hôn, tôi cũng trải qua một giai đoạn đau khổ thấu tâm can. Nhưng, tôi không để tiểu Nha cảm giác thấy những đau khổ trong nội tâm mình, cũng không bao giờ than trách với con gái về việc bố cô bé không đúng như thế nào đó. Đoạn thời gian ấy, Pháp Luân Đại Pháp đã dẫn dắt tôi bước qua hoàn cảnh khó khăn. Giúp tôi hiểu và buông bỏ oán hận, mới có thể giải khai những gông cùm ràng buộc trên thân; khoan dung người khác, có thể bước ra khỏi sự hẹp hòi nhỏ mọn, vì bản thân mà mở ra một con đường quang minh khác; Thiện đãi người khác, mới có thể thể hội được sự bác đại của từ bi.

Một lần nọ, bố của tiểu Nha gửi cho con gái một ít hoa quả qua đường bưu điện. Tiểu Nha bình phẩm đủ điều những hoa quả này, trong lời nói bộc lộ sự xem thường. Điều này khiến tôi chú ý. Tôi nói với con gái: “Cho dù hoa quả trông như thế nào, con nên cảm ơn bố mình. Bố mua hoa quả cho con, ấy là trong tâm bố nghĩ đến con, làm người nên biết cảm ơn. Bất kể bố con đã làm gì đi nữa, con là con gái, con phải kính trọng bố, Thiện đãi bố mình, trong trăm cái Thiện thì chữ hiếu là đầu (bách Thiện hiếu vi tiên).”

Mặc dù thời gian tiếp xúc giữa tiểu Nha và bố rất ngắn, nhưng mối quan hệ giữa hai bố con luôn tốt.

IV.

Năm 2020, khi dịch bệnh virus Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán) bùng phát trên diện rộng, tiểu Nha hiểu ôn dịch là đào thải người, nên trong tâm luôn nghĩ đến bố mình. Nhân dịp bố cô bé nghỉ phép vào đầu tháng Năm, và về thăm bà của tiểu Nha, cũng thuận tiện ghé thăm tiểu Nha.

Tiểu Nha nói với tôi rằng: “Mẹ này, con muốn giảng chân tướng cho bố, để bố biết chín chữ chân ngôn ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’ tránh được ôn dịch.”

Tôi nói: “Được chứ, khi hai bố con ăn cơm thì giảng nhé. Mẹ ủng hộ con!”

Sáng sớm, tiểu Nha chuẩn bị USB chân tướng Pháp Luân Công và bùa hộ thân chân tướng Đại Pháp, rồi rời nhà đi ăn trưa với bố mình, cùng vợ con của bố.

Khi trở về, tiểu Nha hào hứng nói liền một mạch không dứt: “Hôm nay, khi ăn trưa, con nói với bố về ôn dịch lan truyền như thế nào. Nhưng bố nghe đầy tai một bộ tuyên truyền của Trung Cộng, tuy vậy con không tức giận. Sau đó, con thấy bố không thể nghe nổi, nên con chuyển sang giảng chân tướng cho dì. Con nói với dì phương pháp tránh dịch, còn tặng dì một bùa hộ thân.”

“Con nói với dì vào thời khắc then chốt, nhất định phải niệm chín chữ chân ngôn ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’. Dì ấy nhận bùa hộ thân và bảo con cẩn thận một chút. Khi con rời đi, con nhờ bố chuyển USB chân tướng và bùa hộ thân cho bà, để ông bà cũng hiểu chân tướng, bảo bình an.”

Tôi nói: “Hôm nay con làm tốt lắm. Mẹ khen con đấy!”

Mặc dù tôi và tiểu Nha sống đơn giản nhưng đầy ắp tiếng cười. Tiểu Nha thường nói: “Mẹ ơi, mẹ thật sự rất tốt.”

Trong xã hội hỗn loạn này, Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp luôn chỉ dẫn tôi trở thành một người chính trực, Thiện lương, viên dung; người có tấm lòng rộng rãi và vô tư; và là một người mẹ tốt.

(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/5/18/【庆祝513】单亲妈妈与小丫的故事-425773.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/5/20/193209.html

Đăng ngày 26-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share