Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Los Angeles, California
[MINH HUỆ 14-05-2020] Ngày 13 tháng 5 là “ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”. Ngài Lý Hồng Chí – người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, đã giới thiệu môn tu luyện này ra công chúng tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc vào ngày 13 tháng 5 năm 1992.
Cho đến nay, Pháp Luân Công đã hồng truyền đến trên 100 quốc gia và các địa khu. Hàng trăm triệu học viên đến từ nhiều dân tộc khác nhau, từ những bối cảnh văn hoá khác nhau trên khắp thế giới. Trong quá trình học viên chiểu theo nguyên lý của vũ trụ “Chân-Thiện-Nhẫn” để hành xử, họ đã đạt được một thân thể khoẻ mạnh và tinh thần được thăng hoa. Bà Chu Mỹ Lệ sống tại Los Angeles là một trong số những học viên ấy. Dưới đây, chúng ta hãy cùng theo dõi theo câu chuyện của bà Chu.
Vào ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và sinh nhật Sư phụ Lý Hồng Chí, bà Chu Mỹ Lệ – người sáng lập “Học viện Premier” (một trường dạy phụ đạo nổi tiếng tại Los Angeles), kính chúc Sư phụ Lý sinh nhật vui vẻ!
Tìm kiếm ý nghĩa của nhân sinh: Tại sao chúng ta lại đến thế giới này và tại sao chúng ta phải rời đi?
Bà Chu Mỹ Lệ sinh ra trong một gia tộc nổi tiếng tại Đài Loan, tổ tiên của bà là một triết gia nổi tiếng ở triều đại Bắc Tống. Bà là hậu duệ của Chu Đôn Di – một triết gia xây dựng tư tưởng Lý học dựa trên Nho giáo. Bà Chu là con út trong nhà nên được 8 anh chị em quan tâm chăm sóc. Tuy nhiên, khi bà 12 tuổi, mẹ bà đã đột ngột qua đời, cú đả kích này đã để lại cho bà tổn thương sâu sắc.
Bà Chu Mỹ Lệ chia sẻ: “Tôi đã không có cách nào để giữ mẹ tôi ở lại, cho đến khi bà qua đời, tôi bỗng chợt nghĩ chẳng phải sẽ có một ngày nào đó tôi cũng phải rời xa thế giới này. Vậy tôi sẽ đi đến đâu? Tôi luôn có một thắc mắc rất lớn trong tâm: Tại sao chúng ta lại đến thế giới này và tại sao chúng ta phải rời đi? Nội tâm tôi rất cô độc, tôi đã đọc rất nhiều sách, từng đọc qua những kinh sách Phật giáo, thậm chí tôi đã từng bước vào cửa Phật nhưng vẫn không tìm được đáp án cho mình”.
Bà Chu nảy ra ý tưởng đến các nơi trên thế giới để tìm câu trả lời, bà đã nộp đơn xin việc vào một hãng hàng không và trở thành một nữ tiếp viên hàng không của hãng Korean Airlines. Kể từ đó, trong khoảng thời gian 4 năm, bà gần như đã đi hết tất cả các nơi trên thế giới nhưng tuyệt nhiên vẫn không tìm được đáp án cho câu hỏi mà bà vẫn luôn canh cánh trong tâm.
Bà Chu Mỹ Lệ bên sông Seine ở Paris khi đang làm tiếp viên cho hãng Korean Airlines
Bà Chu tiếp tục hồi tưởng lại: “Một lần trên máy bay có một nhà sư người Hàn Quốc đột nhiên hỏi tôi: ‘Cô có biết cô đến từ đâu không?’ Lúc đó, tôi chợt thốt lên: “Tôi không biết mình đến từ đâu nhưng tôi rất muốn trở lại nơi mà tôi thuộc về”. Nghe xong. nhà sư ấy đã mỉm cười và rời đi”.
Cuộc đối thoại đột ngột mà chóng vánh ấy đã để lại cho bà một ấn tượng sâu sắc, lại khiến những thắc mắc trong bà ngày một lớn hơn.
Trải qua những trắc trở trong cuộc sống, tuy gặt gái được thành công trong sự nghiệp nhưng sự trăn trở trong tâm vẫn không hề nguôi ngoai
Năm 1984, bà Chu Mỹ Lệ và người chồng làm việc trong Bộ Ngoại giao đã di cư sang Mỹ và định cư tại Los Angeles. Trong 8 năm, bà Chu đã sinh hạ hai bé trai và hai bé gái. Tuy nhiên vào năm 1995, khi con trai lớn của bà lên chín tuổi và con gái út chỉ mới hai tuổi, chồng bà đã đệ đơn ly hôn.
Kể từ đó, bà mang gánh nặng một mình nuôi bốn đứa con. Cùng năm đó, bà bắt đầu mở một trường dạy phụ đạo để có tiền trang trải cuộc sống. Sau đó, bà Chu bước vào những năm tháng khó khăn “việc công và việc tư đều bận rộn”. Tuy nhiên, bà cho biết: “Bất luận tôi bận thế nào, tôi cũng nhất định phải chăm sóc con cái và cho chúng nhận được một nền tảng giáo dục thật tốt. Đó là trách nhiệm của tôi”.
Đối với trường dạy phụ đạo, bà Chu luôn điều hành bằng cả tâm huyết của mình. Quy mô của học viện dần dần mở rộng từ một trường thành ba trường. Cô cho biết: “Nhiều sinh viên của học viện đã được nhận vào các trường như: Đại học Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học Princeton, Yale, Stanford, v.v. Trong nhiều năm liên tiếp, 95% sinh viên của trường chúng tôi đều được nhận vào các chi nhánh thuộc hệ thống trường của Đại học California. Ngoài ra, còn có một vài sinh viên đỗ vào tốp 20 trường đại học hàng đầu nước Mỹ”.
Vào thời điểm đó, đối với các phụ huynh thì mức độ nổi tiếng của “Học viện Peiming” và Đại học Nam California là ngang nhau và nhận được rất nhiều lời biểu dương. Tuy nhiên, có được danh tiếng, địa vị và tiền tài cũng không mang lại hạnh phúc cho bà Chu. Vì bị kiệt sức trong một thời gian dài đã khiến cho cơ thể bà không thể gắng gượng thêm được.
Bà Chu chia sẻ: “Khi sống ở Mỹ, tôi không có thời gian chăm sóc bản thân, sau khi sinh con cũng không ở cữ. Vì công việc quá bận rộn, sức khoẻ của tôi không đến mức quá tệ hại nhưng một khi tôi làm việc quá giờ là phần lưng sẽ rất khó chịu khiến tôi bắt buộc phải dừng lại, nằm xuống nghỉ ngơi trong ba tiếng thì mới có thể hồi phục trở lại và tình trạng này lặp lại nhiều lần. Nhưng tôi vẫn phải tiếp tục làm việc, bởi vì đó là chức trách của tôi”.
Năm 40 tuổi nhận được cuốn thiên thư, tìm thấy được câu trả lời mà bản thân vẫn hằng mong mỏi
Có lẽ “Mong muốn được quay lại nơi mà mình thuộc về” chôn chặt sâu trong tâm khảm hồi niên thiếu đã giúp bà có được cơ duyên vạn cổ.
Trong kỳ nghỉ hè năm 2004, anh trai thứ hai của bà Chu từ Đài Loan đến Mỹ thăm bà, đã nói với bà những điều mỹ hảo và siêu thường của Pháp Luân Đại Pháp. Ông hy vọng bà có thể dành thời gian đọc cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp là cuốn “Chuyển Pháp Luân”.
Bà Chu cho biết: “Anh trai thứ hai của tôi là người duy nhất trong nhà thảo luận với tôi về những bí ẩn của sinh mệnh, tôi lắng nghe lời đề nghị của anh ấy và cẩn thận đọc một lượt cuốn sách Chuyển Pháp Luân”. Lúc đó, tôi là một bà mẹ đơn thân chăm sóc 4 đứa trẻ, công việc và trách nhiệm gia đình trên vai tôi là cực kỳ lớn, cho đến tận tối muộn tôi mới được nghỉ ngơi nên khi đọc sách thường ngủ thiếp đi! Sau đó, tôi nghĩ ra một giải pháp: Tôi dùng ngón trỏ và ngón cái của mình để làm cho mắt không bị nhắm lại, mỗi ngày nếu không đọc hết một bài giảng thì quyết không đi ngủ”.
Và thế là, bà Chu đã kiên trì đọc hết được cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Bà không ngờ rằng sau khi nghiêm túc đọc hết một lượt cuốn sách, bà đột nhiên cảm thấy bản thân cởi mở và vui tươi, bà xúc động vô cùng. Cuốn “Chuyển Pháp Luân” đã trả lời giúp bà biết bao nghi hoặc, thắc mắc trong suốt nhiều thập kỷ qua. Hơn nữa, bà hiểu được những thống khổ trong đời người là bắt nguồn từ đâu.
Bà nói: “Cuộc sống là một chuỗi những gian khổ, nhưng đọc cuốn sách xong, khi tôi phải chịu khổ cũng không còn là loại tâm thái âm thầm nhẫn nhịn nhưng trong tâm đầy uỷ khuất như trước nữa. Tôi hiểu rằng con người ai cũng mang theo nghiệp lực và chịu khổ chính là tiêu nghiệp, trí huệ cũng được thăng hoa. Tôi cảm thấy con đường mà bản thân mình đang bước đi chính là con đường của sự hi vọng và mong chờ!”.
Bà chia sẻ: “Sư phụ có rất nhiều kinh sách, nội hàm trong đó cũng vô cùng thâm sâu, đọc xong cảm giác như mình có một cuộc sống mới, tấm lòng cũng được mở rộng ra hơn và trí huệ cũng được thăng hoa. Tôi cảm thấy mình thật sự may mắn!”.
Bà nói rằng, Pháp Luân Đại Pháp đã giúp bà trở nên kiên định, Pháp Luân Đại Pháp đã ban cho bà con đường trở về. Trái tim mỏi mệt vì trôi dạt trong nhiều thập kỷ qua nay cũng đã an nhiên trở lại.
Ngoài ra, bà Chu Mỹ Lệ cũng vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện nhờ vào việc học Pháp và luyện công mà những vấn đề về lưng không ngừng quấy nhiễu bà nay đã đột nhiên biến mất. Bà không hề uống thuốc điều trị, vậy mà cơ thể bà đã khoẻ mạnh trở lại. Điều này nằm ngoài sức tưởng tượng của bà, Pháp Luân Đại Pháp thật là thần kỳ!
Giới thiệu với mọi người những điều mỹ hảo của Pháp Luân Đại Pháp
Vào năm 2009, bà Chu đã nhượng lại 3 trường học của mình và đến Hollywood. Bà bắt đầu giảng chân tướng ở những điểm du lịch, tại các sân bay và khu vực cộng đồng để nói với mọi người những điều mỹ hảo của Pháp Luân Đại Pháp. Đồng thời, vạch trần chân tướng cuộc bức hại Pháp Luân Công của Trung Cộng.
Bà Chu Mỹ Lệ giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho người dân
Bà Chu nói: “Người dân Trung Quốc bị đầu độc nghiêm trọng bởi những lời dối trá của chính quyền độc tài Trung Cộng, trắng đen bị đảo ngược, không phân biệt được thiện ác, như vậy vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, nói với mọi người chân tướng về Pháp Luân Công cũng chính là đang cứu họ. Hiện tại, người dân Trung Quốc có thể hiểu lầm chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn cần nói những điều mỹ hảo về Đại Pháp cho họ biết”.
Bà Chu cũng hy vọng con người thế gian có cơ hội liễu giải được chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp, cũng giống như bà: “Có thể tìm được con đường trở về nhà”.
Trong tâm ngập tràn lòng biết ơn vô hạn với Sư phụ
Năm nay kỷ niệm 21 năm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Bà Chu bày tỏ, lòng biết ơn Sư phụ luôn hiện hữu trong cuộc sống thường nhật của bà. Bà chia sẻ: “Con xin cảm tạ Sư phụ đã cho con đắc được ‘Pháp Luân Đại Pháp’, con cảm thấy mình thật quá may mắn. Tuy rằng, trong cuộc sống phải chịu một chút tội khổ nhưng con cuối cùng cũng đã tìm thấy mục đích thật sự của đời người. Sư phụ đã dẫn dắt con trên mỗi chặng đường, đưa con trở về nơi mà con thuộc về! Phật ân hạo đãng! Trong tâm con ngập tràn lòng biết ơn vô hạn với Sư phụ!”.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/5/14/406128.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/25/185213.html
Đăng ngày 17-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.