Theo Cảnh Tốn, một phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-3-2011] Hàng năm, thời điểm quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc là lúc diễn ra cuộc Họp quốc hội nhân dân và Hội nghị Cố vấn Chính trị Trung Quốc. Năm nay, hai đại hội này được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 năm 2011. Trong thời gian diễn ra đại hội, nhiều vụ bắt giữ những người được coi là “bất đồng chính kiến” đã xảy ra trên khắp Trung Quốc. Để đánh lạc hướng sự tập trung của dư luận vào những vấn đề lớn của xã hội, công an và Phòng 610 đã ra lệnh tăng cường giám sát và đàn áp Pháp Luân Công.

Theo thông tin trên Minh Huệ Net, từ đầu tháng 1 đến ngày 7 tháng 3 năm 2011, ít nhất 470 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt. Nhiều người bị chính quyền theo dõi, giám sát, và sách nhiễu. Đặc biệt là trong mười ngày cuối tháng 2, số lượng vụ bắt giữ đã tăng trên khắp Trung Quốc, và những học viên bị giam ở các trại lao động cưỡng bức hoặc nhà tù đều phải trải qua một đợt lạm dụng và ngược đãi mới.

2011-3-9-lianghui--ss.jpg

Nhân viên an ninh được trang bị vũ khí hạng nặng ở một con phố tại Bắc Kinh trong thời gian diễn ra “Hai đại hội”

Dùng việc phỉ báng Pháp Luân Công để đánh lạc hướng dư luận về những vấn đề thực tế Trung Quốc đang đối mặt
Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang trải qua một cuộc khủng hoảng lớn. Sự thất vọng của người dân với ĐCSTQ đang đến mức cực điểm vì nạn tham nhũng ngày càng tệ hại, bất bình đẳng, và lạm phát. ĐCSTQ thực sự cảm thấy rằng quyền lực của nó đang bị đe dọa. Nó đã tăng cường  việc bưng bít thông tin cả trong và ngoài nước bằng việc phong tỏa Internet, trong khi ,một lần nữa lại sử dụng bộ máy tuyên truyền để kích động sự thù hận của dân chúng với môn tập luyện tinh thần hòa ái Pháp Luân Công.

Lấy ví dụ, trưởng ban công an của một tập đoàn thép lớn ở tỉnh Hà Bắc đã tiết lộ rằng chính quyền trung ương ĐCSTQ đã ra chỉ thị nộp  toàn bộ danh tính học viên Pháp Luân Công vì “Pháp Luân Công muốn tranh giành quyền lực với ĐCSTQ

Một ví dụ khác, ban ngành công an ở tỉnh Tứ Xuyên đã chỉ đạo toàn bộ công an làm việc thêm giờ, mặc thường phục và cảnh phục đi tuần tra trên đường phố, “để ngăn chặn Pháp Luân Công gây rắc rối”.

Tất cả đang cố đánh lạc hướng dư luận về những vấn đề xã hội thực tế mà Trung Quốc đang đối mặt ngày nay, dùng việc phỉ báng Pháp Luân Công như một vật tế thần tiện lợi, và để lại tiếp tục đánh lạc hướng.

Thực tế, những người tu luyện Pháp Luân Công không ham muốn quyền lực chính trị. Các học viên tu luyện theo các nguyên lý của Chân – Thiện – Nhẫn, để trở thành những người tốt về đạo đức và có sức khỏe tốt. Điều đó chỉ mang lại lợi ích cho xã hội, và không gây ra bất kỳ một đe dọa nào. Trong hơn mười năm bức hại tàn khốc, các học viên đã kiên định niềm tin của họ, dù thậm chí phải đối mặt với tra tấn và bỏ tù, vẫn tiếp tục kiên trì giảng rõ sự thật về môn tập  và cuộc đàn áp.

Thêm nhiều ví dụ về sự tăng cường bức hại.

  • Dịch Binh, Bí thư Ủy ban chính trị và lập pháp ĐCSTQ tại quận Huyền Võ, Nam Kinh, tỉnh Tứ Xuyên đã trực tiếp ra lệnh cho toàn bộ ủy ban dân cư và các tổ chức “chống dị giáo”, hướng dẫn các nhân viên đẩy mạnh sách nhiễu và bức hại học viên Pháp Luân Công.
  • Ngày 7 tháng 1 năm 2011, Phòng công an quận Đông Thục ở thành phố Ngạc Nhĩ Đa Tư, Khu Nội Mông đã đưa ra một “thông báo hỗ trợ điều tra” đến toàn bộ ủy ban khu dân cư ở quận, yêu cầu mọi người báo cáo về các học viên Pháp Luân Công phát các đĩa DVD giảng rõ sự thật.
  • Phòng 610 huyện Y Lan ở tỉnh Hắc Long Gian đưa ra một thông báo tăng cường đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 1 năm 2011. Chỉ thị được gửi tới tất cả các cơ quan ở huyện, yêu cầu giám sát chặt chẽ học viên Pháp Luân Công trong lúc Hai đại hội diễn ra. Họ được ra lệnh ngăn không cho học viên giảng rõ sự thật, và báo cáo hàng ngày với Phòng 610 trong Tết Âm Lịch. Các cơ quan còn bị đe dọa bị xử phạt tài chính nếu họ không tuân thủ.
  • Sở công an thành phố Thẩm Dương đã bí mật mở một cuộc họp vào chiều ngày 20 tháng 2 năm 2011, với nội dung là thảo luận việc thuê người đi tuần tra các khu dân cư và bắt giữ học viên Pháp Luân Công phát tài liệu hoặc dán thông báo.
  • Sở công an thành phố Trịnh Châu ở tỉnh Hà Nam đã mở một cuộc họp nội bộ vào chiều ngày 27 tháng 2 năm 2001, lên kế hoạch kết hợp giữa các ủy ban dân cư và đồn công an để bắt giữ học viên Pháp Luân Công.
  • Bên cạnh những khu vực được liệt kê ở trên, giám sát chặt chẽ và đe dọa bắt giữ cũng được báo cáo ở Bắc Kinh, Thiên Tân, và một số tỉnh như Giang Tô, Sơn Đông, Hà Bắc, Sơn Tây, Thiểm Tây, Hồ Bắc và Hồ Nam.

Ví dụ về 470 vụ bắt giữ

Dưới đây là vài ví dụ trong số 470 vụ bắt giữ đã xảy ra từ tháng 1 đến ngày 7 tháng 3 năm 2011:

  • Trịnh Thành Kim, công an ở Đồn công an trấn Bùi Đức, cùng với hai viên chức Lý Cương, Ngọc Hải ở Đội an ninh nội địa thành phố Mật Sơn (tỉnh Hắc Long Giang), và nhiều người khác, đã bắt giữ chín học viên, trong đó có bảy người ở Nông trại Mẫu Đan Giang 855. Các học viên gồm bà Triệu Lệ, bà Trương Hỉ Hoan, bà Quách Thục Anh, bà Tôn Khải Lan, bà Tôn Ngọc Cần, bà Hồ Tú Nham và bà Củng Hồng Mai.
  • Viên chức ĐCSTQ ở huyện Lai Thủy (tỉnh Hà Bắc) đã đến nhà từng học viên trong tháng 1 năm 2011. Họ nói rằng bất cứ ai tuyên bố ngừng tập Pháp Luân Công sẽ được cho một thùng dầu thực vật, một bao gạo, và một bao bột mỳ. Còn không họ đe dọa rằng, nhà của học viên sẽ bị lục soát và học viên sẽ bị bắt giữ. Trưởng đồn công an trấn Lai Thủy, Lý Kim Bằng đã dẫn năm công an xông vào nhà bà Lưu Bân Hoa. Họ xé bức ảnh gia đình trong năm mới, lấy đi các sách Pháp Luân Đại Pháp của bà, và đưa bà đến đồn công an, nơi bà bị ép viết một tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Hai học viên khác, bà Lưu Tú Phượng và bà Tống Kim Chi, những người đang làm việc tại quận Xương Bình, Bắc Kinh, đã bị bắt và bị đưa đến huyện Lai Thủy. Họ được lệnh cấm đi khỏi thành phố để tìm việc làm.
  • Ngày 17 tháng 2 năm 2011, viên chức Đội an ninh nội địa huyện Hoài Dương (tỉnh Hà Nam) đã bắt giữ nhiều học viên Pháp Luân Công ở trên phố. Nhiều học viên bị giam tại Trại giam huyện Hoài Dương, trong khi vài người được thả sau khi trả bị tống tiền 5.000 nhân dân tệ.
  • Khu dân cư Thạch Môn (ở trấn Thiên Hồi, quận Kim Ngưu, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên) viên chức Phòng 610 đã bắt giữ bà Viên Tố Xương cùng con trai, và 4 hay 5 học viên vào chiều ngày 23 tháng 2 năm 2011.
  • Trong hai ngày 25 và 26 tháng 2 năm 2011, Đội an ninh nội địa thuộc Phòng công an huyện Bảo Thanh (thành phố Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang) đã bắt bà Uông Thục Thanh cùng hai học viên khác ở Nông trại 852. Đồn công an xã Triều Dương và Đội an ninh số 9 thuộc Đội 5 Nông trại 852 cũng tham gia bắt giữ.
  • Vương Đức Thế, bí thư ĐCSTQ ở trấn Pháo Đài (thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh), đã gọi học viên Vương Mẫn đến nói chuyện vào ngày 28 tháng 2 năm 2011. Ngày hôm sau, ông ta cũng gọi vợ ông Vương và con trai đến nói chuyện tại cơ quan chính quyền trấn. Gần đây đã có ba học viên bị bắt ở trấn Pháo Đài, nhiều học viên bị sách nhiễu. Hai học viên buộc phải rời nhà để tránh bị bức hại.
  • Trương Xã Giáo, bí thư ĐCSTQ thành phố Võ Huyệt (tỉnh Hồ Bắc), trưởng Phòng 610 Từ Chính Bình và Trần Cương Minh, trưởng phòng công an Hồ Hiểu Thanh và Chu Cảnh Hoa, phó đồn công an Thanh Lâm đã bắt giữ 14 học viên trong thời gian diễn ra hai đại hội. Trong đó có các học viên: Bà Chu Kiến Phân, bà Ngô Thanh, bà Thiệu Xuân An, bà Trần Học Trân, ông Đào Kim Long bị bắt trong tháng 1, và bị đưa đến trại tẩy não hơn một tháng. Ông Liêu Nguyên Hoa, bà Phan Bách Tuệ, bà Thi Lệ Bình, bà Lâm Tâm Cúc, bà Lưu Hán Cúc, bà Triệu Xán Mai, , bị bắt vào sáng ngày 1 tháng 3 năm 2011. Mười bốn học viên đều bị giam tại Trại giam thành phố Võ Huyệt.
  • Viên chức ĐCSTQ ở thành phố Thạch Gia Trang (tỉnh Hà Bắc) đã bắt giữ sáu học viên vào ngày 2 tháng 3 năm 2011, họ là ông Tống Hồng Thủy và vợ ông là bà Lý Huệ Vân, bà Tưởng Nghĩa Mẫn, bà Vương Tố Hân, bà Tôn Ngọc Trân và cha bà. Bà Lý Huệ Vân là ứng viên nhận bằng tiến sỹ năm đầu tiên của Học viện công nghệ Hà Bắc, nhưng đã bị hủy bỏ và bị đưa đến trại lao động cưỡng bức chỉ vì bà tập Pháp Luân Công. Bà Tôn Ngọc Trân là một học viên mới, người chưa học hết động tác của các bài công. Cả sáu người hiện đang bị giam.
  • Lưu Nghĩa, trưởng Phòng 610 thành phố Đại Đồng (tỉnh Sơn Tây), Ngưu Toàn Hỉ, Tôn Văn Long gần đây đã chỉ đạo các phòng công an quận Vân Tuyền, quận Nam Giao, quận Khoáng và quận Thành bắt giữ tám học viên Pháp Luân Công.

Cướp đoạt tài sản của học viên

Không chỉ 470 học viên bị bắt. Nhiều người còn bị khám xét và cướp đoạt một cách phi pháp. Dưới đây là vài ví dụ:

  • Công an thành phố Thừa Đức (tỉnh Hà Bắc) đã bắt bà Triệu Bảo Lệ vào ngày 5 tháng 1 năm 2011. Họ lấy đi một sổ tiết kiệm, tín dụng ngân hàng, thẻ lương và số tiền mặt tổng cộng là 210.000 nhân dân tệ. Khi gia đình bà yêu cầu trả lại số tiền đó, công an nói bừa bãi rằng đó là “quỹ lưu động của Pháp Luân Công
  • Chiều ngày 15 tháng 1 năm 2011, Phòng 610 trấn Cổ (huyện Quan, tỉnh Sơn Đông) và công an đã bắt ông Vương Nhất Tân và vợ tại cửa hàng của ông ở thôn Vương Điền. Họ lục soát cửa hàng, lấy đi số tiền mặt 15.000 nhân dân tệ, một máy tính và hai máy in.
  • Sáng ngày 18 tháng 1 năm 2011, công an trấn Tô Gia Điếm (thành phố Tây Hạ, tỉnh Sơn Đông đã bắt và giam giữ ba học viên. Họ là bà Lý Thục Liên, bà Hàn Hồng Anh, bà Lý Tân Cúc. Công an hăm dọa đưa họ đi lao động cưỡng bức nếu gia đình từ chối đưa 6.000 nhân dân tệ.

Bức hại leo thang ở Nhà tù thành phố Giai Mộc Tư – Hai học viên đã chết trong lúc bị giam.

Song song với chiến dịch bắt giữ học viên, mức độ đàn áp học viên Pháp Luân Công tại các nhà tù và trại lao động cũng gia tăng. Lấy ví dụ, Nhà tù Giai Mộc Tư (tỉnh Hắc Long Giang) đã thiết lập một “Khu quản lý nghiêm ngặt” với mục đích đạt được tỷ lệ   “chuyển hóa”  85%  các học viên bị giam ở đấy. Hai học viên đã qua đời ngay sau khi Khu quản lý nghiêm ngặt được thành lập. Dưới đây là tóm tắt vụ việc và nhiều trường hợp khác:

  • Từ ngày 21 tháng 2 năm 2011, các học viên bị chọn đưa đến Khu quản lý nghiêm ngặt gồm ông Vương Lan Sinh ở thành phố Kê Tây, ông Phạm Cường ở thành phố Bảo Tuyền Lĩnh, ông Phó Dụ ở thành phố Giai Mộc Tư, ông Thương Tích Bình ở thành phố Hoa Nam, ông Lưu Tuấn Hoa ở thành phố Giai Mộc Tư, ông Trần Đông ở thành phố Kiến Tam Giang, ông Lưu Chấn Xương ở thành phố Hạc Cương. Họ còn cử các tù nhân giám sát mỗi học viên, cố buộc họ viết các tuyên bố ngừng tập Pháp Luân Công. Học viên bị từ chối quyền thăm viếng và không được gọi điện về nhà. Họ cũng không được mua các vật dụng hàng ngày tại cửa hàng của nhà tù, và thậm chí còn không được dùng nhà vệ sinh.
  • Ông Tần Nguyệt Minh đã qua đời chỉ năm ngày sau khi bị đưa đến Khu quản lý nghiêm ngặt (xin xem chi tiết tại: https://en.minghui.org/html/articles/2011/3/10/123724.html). Ông vào khu quản lý vào ngày 21 tháng 2, và qua đời vào ngày 26 tháng 2. Quản lý nhà tù nói rằng ông đã bị đau tim.
  • Ông Vu Vân Cương, người cũng bị giam trong khu quản lý, chẳng mấy chốc đã ở trong trạng thái nguy hiểm. Khoảng 3 giờ chiều ngày 1 tháng 3 năm 2011, ông Vu đã bị bất tỉnh vì tra tấn, và được đưa đến Bệnh viện số 2 liên kết với Đại học Giai Mộc Tư. Ông đã trải qua phẫu thuật hộp sọ, khi bác sĩ đã lấy đi một mảnh xương sọ ở đầu ông. Gia đình ông nhận được tin về “Thông báo tình trạng nguy kịch” và được thông báo chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Sau phẫu thuật, ông Vu được đưa đến Bộ phận chăm sóc chuyên sâu, nơi có nhiều công an mặc thường phục cũng như công an mặc cảnh phục canh gác chặt chẽ. Bác sĩ và y tá đều giữ im lặng về vụ việc này và không ai có thể vào phòng ông Vu mà không được phép. Sau khi gia đình ông đề nghị được thăm ông khẩn cấp, họ được phép vào thăm ông trong thời gian ngắn, nhưng ông Vu không thể nhận ra họ. Bác sĩ đã cho ông Vu điều trị khẩn cấp bổ sung vào chiều ngày 3 tháng 3 năm 2011. Chiều ngày 5 tháng 3 năm 2011, nhiều công an đã bao vây Khu điều trị chuyên sâu, và không cho gia đình ông liên hệ với người ở bên ngoài. Công an lấy quần áo của ông Vu từ gia đình rồi nhanh chóng thay cho ông rồi đưa ông đi. Chỉ sau đó gia đình ông mới nhận ra rằng ông đã qua đời. Họ yêu cầu được nhìn thấy thi thể ông tại Khu điều trị chuyên sâu, nhưng đã bị từ chối một cách thô lỗ. Công an đưa thi thể ông xuống tầng dưới và cho vào xe công an, rồi yêu cầu gia đình ông ký vào giấy chứng tử. Gia đình ông rất tức giận với cách đối xử như vậy và từ chối ký, liên tục yêu cầu đợi đến khi toàn bộ người nhà của ông Vu đến và cho phép họ được vào xem thi thể ông. Phó giám đốc nhà tù nói”Tôi chỉ cho các vị năm phút để nhìn  thi thể ông Vu.” Sau khi gia đình ông Vu nhìn thấy thi thể của ông trong xe công an trong năm phút, chiếc xe đã nhanh chóng rời đi.
  • Ông Thượng Hi Phi (Shang Xiping) từng là phó Đồn công an lâm nghiệp huyện Hoa Nam. Ông bị đưa đến Khu quản lý nghiêm ngặt vào ngày 21 tháng 2 năm 2011, nơi ông đã tuyệt thực để phản đối bức hại tàn bạo. Ông bị bức thực và bị tiêm vào tĩnh mạch. Kết quả là sức khỏe của ông đã bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Sự tàn bạo không giới hạn trong Khu quản lý nghiêm ngặt. Ông Hầu Tích Tài từng là một lính canh làm việc tại Nhà tù thành phố Mẫu Đan Giang nhưng vì tập Pháp Luân Công, ông đã bị giam tại Nhà tù Giai Mộc Tư. Lúc 7 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 2011, ông Hầu đã gửi một lá thư giảng rõ sự thật đến các lính canh ở Bộ phận số 4 thuộc Khu số 2 trong lúc ăn sáng. Lính canh Nhậm Duyên Phong đã kéo ông Hầu và đưa ông về văn phòng, đánh ông dã man trong khi lăng mạ ông, đến khi ông Hầu bất tỉnh trên sàn nhà. Thêm vào đó, học viên Tưởng Bàn Thao ở Bộ phận số 1 thuộc Khu số 9 bị đánh dã man trong đêm 28 tháng 2 năm 2011

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/3/10/中共“两会”成迫害民众借口-237401.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/3/13/123774.html
Đăng ngày: 29-03-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share